Hiện trạng hệ thống thoát nước và công tác thu gom bùn cống rãnh tạ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý bùn cống rãnh ở một số tỉnh đbscl và nghiên cứu xử lý bùn cống rãnh bằng phương pháp ủ phân compost (Trang 59)

khu vực khảo sát.

v TP. Cần Thơ

Tất cả nước sinh hoạt của người dân trong thành phố đều được thu gom tập trung vào hệ thống cống chính và được thoát ra sông, rạch trong nội ô thành phố bằng các cửa xả.

Hình 4.1. Sự thoát nước thải sinh hoạt của người dân trong Hình 4.1 Mô hình hệ thống thoát nước TP. Cần Thơ

(Nguyễn Xuân Lộc, 2009)

Như vậy, hệ thống cống thoát nước thải thành phố đóng vai trò rất quan trọng trong việc thoát nước thải cho thành phố. Nếu hệ thống cống thoát nước thành phố không được quản lý tốt thì sẽ dẫn đến hiện trạng nghẹt cống nước cống tràn ra đường gây ngập lụt ảnh hưởng môi trường. Từ đó cho thấy, công tác nạo vét cống, thông cống đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên.

Theo thống kê của của xí nghiệp thoát nước Cần Thơ vào năm 2010 tổng các tuyến đường ống thoát nước Q. Ninh Kiều là 84 tuyến trong đó có 38 tuyến trọng điểm, Q.

Hộ dân Hệ thống cống thoát nước thải Hộ dân Hộ dân Hố ga Cửa xả Sông Nước thải sinh hoạt

Bình Thủy có tất cả 5 tuyến. Số cửa xả của hệ thống cống thoát nước sinh hoạt ra các sông, mương, rạch của Q. Ninh Kiều là 58 cửa xả, Q. Bình Thủy là 16 cửa xả. Các cửa xả này hiện tại vẫn hoạt động tốt nhưng tình trạng xây dựng lấn chiếm cửa xả vẫn còn và tình trạng đổ rác cũng như đặt vật liệu xây dựng tại cửa xả làm hạn chế dòng chảy. Xí nghiệp thoát nước Cần Thơ có kế hoạch hút bùn trong hệ thống thoát nước theo định kỳ dựa trên kế hoạch khảo sát để đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động tốt tránh tình trạng tắt nghẽn hệ thống đăc biệt khi mùa nước lũ đến (Nguyễn Minh Phương, 2012). Hiện nay TP. Cần Thơ chưa có nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thay vào đó tất cả lượng nước thải sinh hoạt của thành phố thải trực tiếp ra các sông, rạch mỗi ngày bằng các cửa xả. Theo quan sát nước thoát ra sông, rạch tại vị trí các cửa xả nước rất ô nhiễm (nước có màu đen). Bùn và các loại rác thải khác (như bọc nilon, chai nhựa,…) cũng được thải ra từ các cửa xả gây ô nhiễm tắt nghẽn dòng chảy.

- Thời gian thu gom bùn và địa điểm đổ bùn:

Mỗi tháng, xí nghiệp sẽ tổ chức thu gom bùn cống thải của các tuyến cống chính của thành phố. Sau mỗi đợt thu gom, Xí nghiệp sẽ tổng kết, xác định lượng bùn thu gom của từng tuyến cống thoát nước nhiều hay ít, từ đó đặt ra định hướng thu gom bùn cho đợt sau. Hiện nay các tuyến cống chưa đồng bộ nên lượng bùn thu được ở các tuyến cống khác nhau. Sau mỗi chu kỳ thu gom bùn, lượng bùn trong hệ thống cống có độ dày khoảng 25cm (xí nghiệp thoát nước Cần Thơ, 2010) và lượng bùn này phụ thuộc theo cao độ của tuyến cống. Bên cạnh đó, Xí nghiệp thoát nước thành phố Cần Thơ đang tiến hành sửa chữa, thay mới đường ống thường xuyên xảy ra ngập lụt ở một số tuyến đường. Quá trình sửa chữa và thay mới hệ thống làm nhiều lô cốt được dựng lên và làm tăng tần suất hoạt động của xe hút bùn ở các tuyến đường như đường Mậu Thân, đường Châu Văn Liêm, đường Nguyễn Thị Minh Khai,… (Xí nghiệp thoát nước Cần Thơ, 2011).

Vấn đề ngập lụt ở TP. Cần Thơ chỉ xảy ra cục bộ và trong thời gian ngắn, tại các vị trí gần cửa xả và tại các tuyến đường thấp gần sông, do triều cường từ các nhánh sông tràn vào và do lượng mưa lớn (vào mùa mưa từ tháng 6 - 11 hàng năm). Qua quá trình khảo sát thực tế và theo Xí nghiệp thoát nước Cần Thơ vấn đề ngập nước chỉ xảy ra cục bộ.

- Cách thu gom và xử lý bùn cống thải của xí nghiệp:

Hình 4.3 Quá trình thu gom và xử lý bùn ở TP. Cần Thơ

Cách thu gom và xử lý bùn cống thải trên cho thấy, Xí nghiệp thoát nước Cần Thơ thu gom bùn từ hệ thống thoát nước đổ tập chung tại bãi thu bùn Cái Sâu và hiện tại chưa có biện pháp xử lý thích hợp. Theo các quy trình này thì bùn cống chỉ đi theo một chiều đó là sau khi được hút lên bùn sẽ được đổ vào bể chứa bùn, sang lấp mặt bằng với lượng bùn chứa thành phần chất vô cơ nhiều như cát, đá xây dựng. Mà không được xử lý hoặc tái sử dụng lại làm phân bón, tạo độ ẩm cho đất,…

Cũng như thành phố Cần Thơ thì ở các thành phố khác nước sinh hoạt của người dân trong thành phố đều được đổ vào hệ thống cống chính trong thành phố và được thoát ra sông, rạch trong khu vực nội ô thành phố bằng các cửa xả.

Vận chuyển

Xe bồn thu gom bùn cống

Thời gian thu gom bùn và địa điểm đổ bùn:

Quá trình thu gom bùn cống thải của các tuyến cống thành phố được thực hiện phân bổ theo từng đợt theo mùa, trước và sau mùa mưa hoặc theo yêu cầu. Hiện nay các tuyến cống chưa đồng bộ nên lượng bùn thu được có khối lượng và thành phần khác nhau. Nơi có nhiều công trình đang xây dựng thì khối lượng bùn thu gom lớn và thành phần trong bùn chủ yếu là cát và các nguyên vật liệu xây dựng khác như đá, gạch,....

Vấn đề ngập lục ở các thành phố chỉ xảy ra cục bộ và trong thời gian ngắn, tại các vị trí gần cửa xả và tại các tuyến đường thấp gần sông, do triều cường từ các nhánh sông tràn vào và do lượng mưa lớn. Chính vì vậy việc nạo vét, khai thông các đường cống trong nội ô các thành phố là rất quan trọng và cần thiết.

Cách thu gom và xử lý bùn cống thải của xí nghiệp:

Hình 4.4 Cách thu gom bùn cống thải

Hút bùn tại các hố gas bằng xe hút chuyên dụng hoặc công nhân nạo vét thủ công, sau đó lượng bùn được vận chuyển bằng xe tải chuyên dụng hoặc xe hút bùn. Bùn sau khi thu gom chưa có giải pháp xử lý hiệu quả, giải pháp tạm thời là đổ vào bãi chôn lấp hoặc bãi thu bùn. Đối với lượng bùn chứa thành phần cát nhiều thường được sử dụng sang lấp mặt bằng theo nhu cầu của người dân. Đối với lượng bùn chứa thành phần hữu cơ có mùi hôi và được xử lý mùi bằng chế phẩm sinh học EM.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý bùn cống rãnh ở một số tỉnh đbscl và nghiên cứu xử lý bùn cống rãnh bằng phương pháp ủ phân compost (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)