Đặc tính của nguyên liệu ủ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý bùn cống rãnh ở một số tỉnh đbscl và nghiên cứu xử lý bùn cống rãnh bằng phương pháp ủ phân compost (Trang 75)

a) Bùn cống rãnh

Bùn cống rãnh được thu tại bãi thu bùn tập trung của thành phố Cần Thơ tại khu đất quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải Cái Sâu, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Bùn có màu đen và mùi tanh, độ ẩm tương đối thấp (36%), thành phần dưỡng chất (CHC) là 8,76%, tổng N là 0,31%, Cacbon là 5,08% kết quả phân tích này có sự khác biệt so với nghiên cứu trước đó thực hiện cho bùn cống thải nội ô thành phố Cần Thơ với thành phần dưỡng chất CHC: 4,01 – 5,23%, TN: 0,03% (Nguyễn Xuân Lộc, 2009), 16,8% CHC và 0,6% N (Đoàn Thị Trúc Linh, 2012), thành phần kim loại nặng trong bùn không vượt ngưỡng chất thải nguy hại; cụ thể là Cd (2,25 mg/kg) và Pb (95,8 mg/kg) thấp hơn ngưỡng cho phép về chất thải nguy hại theo QCVN 07:2009 phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Lộc (2009) do đó giải pháp xử lý bùn cống rãnh bằng phương pháp ủ phân compost là tối ưu. Trong bùn có lẫn nhiều thành phần khó phân hủy chiếm khoảng 10 – 15% như: túi nilon, giấy, nhựa, tăm,…Vì vậy, trước khi tiến hành ủ chúng tôi loại bỏ các thành phần khó phân hủy này bằng tay.

Hình 4.18 Bãi thu bùn ở Cái Sâu

b) Rơm

Rơm sau khi thu hoạch tại các hộ gia đình tại Bình Minh, Vĩnh Long. Rơm có độ ẩm thấp chiếm khoảng 10,06%, có kích thước khá dài. Rơm là nguyên liệu có hàm lượng C cao nhất (48,90%), TN 0,915, TP 0,34%, tỷ lệ C/N 53,7 kết quả này thấp

hơn nghiên cứu của Đoàn Thị Trúc Linh (2012) về hàm lượng C trong rơm (52,8%), tuy nhiên cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thụy Bảo Uyên (2011) 40,72% C.

Hình 4.19 Rơm đem ủ

c) Phân gà

Phân gà được thu tại trại gà thành phố Cần Thơ. Hiện trạng phân gà có ẩm độ 26% và hàm lượng dinh dưỡng khá cao như sau: hàm lượng Cacbon 40,9%, TN 2,9%, TP 5,85%, tỷ lệ C/N 14,1. Phân gà là nguyên liệu có hàm lượng đạm cao nhất trong nguyên liệu ủ được sử dụng (TN: 2,9%) cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Đức Lượng (2003) về hàm lượng N trong phân gà (TN: 1,9%).

Hình 4.20 Phân gà d) Hỗn hợp phối trộn

Với đặc tính của các nguyên liệu ủ thì các chỉ tiêu dinh dưỡng của rơm và phân gà có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để bổ sung cho các thành phần dinh dưỡng thấp ở bùn cống thải khi phối trộn các nguyên liệu lại với nhau. Theo Lê Hoàng Việt và Nguyễn Hữu Chiếm (2013), tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình ủ compost là 20/1 – 40/1, Theo R. Nishant and G.E. Hans (1995) tỷ lệ C/N = 30/1 hoặc 50/1 sẽ có độ phân giải tốt hơn tỷ lệ C/N= 10/1. Vì vậy, cần phối trộn các nguyên liệu rơm và phân gà theo tỷ lệ thích hợp để điều chỉnh C/N bằng 30/1.

Nguyên liệu được phối trộn với tỷ lệ C/N = 30/1. Hiện trạng ẩm độ của hỗn hợp trước khi bổ sung nước dao động khoảng 27,7 đến 30%, sau khi bổ sung nước hỗn hợp có ẩm độ dao động khoảng 60,3 – 70%. Hàm lượng dinh dưỡng được trình bài ở bảng 4.4.

Bảng 4.4 Thành phần dinh dưỡng có trong hỗn hợp đem ủ

STT Chỉ tiêu phân tích Giá trị

1 Ẩm độ (%) 64,73 2 pH 7,32 3 Thể tích (m3) 0,5; 1; 1,5 4 Tổng nitơ (TN %) 0,71 5 Tổng C (%) 21,53 6 Tỷ lệ C/N 30,34 7 Đạm amon (mg/kg) 1143,51 8 Đạm nitrat (mg/kg) 0,028 9 Tổng lân (TP) 0,887

10 Samonella (log CFU/g) KPH

11 E. Coli (log CFU/g) 1,2

12 Trichoderma (log CFU/g) 4,75 – 4,87

13 Kali tổng số (K2O%) 0,052

14 Lân dễ tiêu (mg/kg) 416

15 Cd (mg/kg) KPH

16 Pb (mg/kg) 91,50

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý bùn cống rãnh ở một số tỉnh đbscl và nghiên cứu xử lý bùn cống rãnh bằng phương pháp ủ phân compost (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)