0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phân tích nhân tố EFA

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỀ VIỆC TẬP TRUNG CÁC QUÁN ĂN LỀ ĐƯỜNG THÀNH KHU PHỐ ĂN UỐNG (Trang 56 -56 )

Các yếu tố đƣợc cho là có ảnh hƣởng đến nhu cầu tập trung các quán ăn lề đƣờng thành khu phố ăn uống của ngƣời dân thành phố Cần Thơ gồm 13 biến. Kết quả phân tích nhân tố (EFA) qua 2 vòng với các kiểm định đƣợc đảm bảo: (1) độ tin cậy của các biến đƣợc quan sát (Factor loading > 0,5); kiểm định tính thích hợp của mô hình với 0,5 < KMO = 0,817 < 1,0 nên phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu trong mô hình; (3) Kiểm định Bartlett về tƣơng quan của các biến quan sát Sig = 0,00 < 5% nên các biến có tƣơng quan

48

chặt chẽ; (4) Kiểm định phƣơng sai cộng dồn = 61,124% > 50% cho biết 3 nhân tố chính đầu tiên giải thích đƣợc 61,124% biến thiên của dữ liệu.

Kết quả phân tích cho thấy 12 biến quan sát trong mô hình đƣợc chia thành 3 nhân tố (F1, F2, F3). Bảng sau thể hiện mối tƣơng quan giữa 3 nhân tố chuẩn hóa F1, F2 và F3

Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố EFA

Các nhân tố

Nhóm nhân tố

1 2 3

Giá cả phù hợp 0,806

Không gian rộng rãi, sạch sẽ, thoải mái 0,758

Thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 0,741

Đảm bảo an ninh, trật tự 0,725

Thái độ phục vụ của nhân viên 0,703

Các gian hàng không lôi kéo khách 0,529

Đặc trƣng của từng gian hàng dễ dàng nhận

biết 0,754

Có bãi giữ xe chung 0,750

Địa điểm thuận tiện, dễ tìm kiếm 0,685

Gần khu vui chơi giải trí 0,831

Có lối đi vào, đi ra rộng rãi 0,763

Tập trung nhiều món ăn đặc sản đa dạng,

phong phú 0,516

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Dựa vào kết quả phân tích ta có thể chia 12 biến thành 3 nhóm nhƣ sau: Nhóm nhân tố F1 bao gồm 5 biến có tƣơng quan chặt chẽ với nhau là Không gian rộng rãi, sạch sẽ, thoải mái; Đảm bảo an ninh, trật tự; Các gian hàng không lôi kéo khách; Thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Thái độ phục vụ của nhân viên; Giá cả phù hợp. Nhân tố F1 có biến Giá cả phù hợp có hệ số tải nhân tố cao nhất và các biến còn lại đều có đặc điểm chung là thể

49

hiện sự an toàn, an toàn trong cả về mặt không gian, sản phẩm và phong cách phục vụ. Do đó, tác giả đặt tên nhóm nhân tố F1 là Giá cả và sự an toàn.

Nhóm nhân tố F2 bao gồm các biến: Địa điểm thuận tiện, dễ tìm kiếm; Đặc trƣng của từng gian hàng dễ dàng nhận biết; Có bãi giữ xe chung. Nhân tố F2 là sự tổng hợp của yếu tố thể hiện vị trí, mặt bằng của quán ăn nên tác giả đặt tên nhóm là Vị trí, mặt bằng của quán ăn.

Nhân tố F3 đƣợc thể hiện qua 3 biến sau: Gần khu vui chơi giải trí; Có lối đi vào, đi ra rộng rãi; Tập trung nhiều món ăn đặc sản đa dạng, phong phú. Nhân tố F3 là sự tổng hợp của các yếu tố phụ trợ giúp nâng cao dịch vụ ăn

uống tại các quán ăn lề đƣờng, vì vậy tác giả đặt tên nhóm nhân tố F3 là Các

yếu tố phụ trợ.

Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, 13 biến quan sát đều đủ điều kiện đƣa vào phân tích nhân tố. Thông qua phân tích nhân tố, 13 biến quan sát đƣợc đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt dựa vào mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến với nhau. 13 biến quan sát sau khi qua phân tích nhân tố giữ lại 12 biến và đƣợc rút gọn làm 3 nhân tố có ý nghĩa hơn để sử dụng cho các phƣơng pháp phân tích tiếp theo.

4.4.4 Kiểm định mối quan hệ giữa nhu cầu và các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu

4.4.4.1 Kiểm định mối quan hệ giữa nhu cầu với yếu tố giá cả và sự an toàn

H0: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình của nhóm giá cả

và sự an toàn giữa những ngƣời có nhu cầu và không có nhu cầu.

H1: Có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình của nhóm giá cả và sự an toàn giữa những ngƣời có nhu cầu và không có nhu cầu.

Bảng 4.13: Kiểm định mối quan hệ giữa nhu cầu với nhóm giá cả và sự an toàn

Nhu cầu

Giá cả và sự an toàn

Kiểm định Levene’s Kiểm định T

Giá trị F Giá trị Sig Giá trị T Giá trị P

Giá cả và sự an toàn 12,790 0,001 -2,130 0,037

50

Thực hiện kiểm định T-test, biến định lƣợng là nhóm yếu tố giá cả và sự an toàn, biến định tính là nhu cầu. Ta đƣợc kết quả phân tích kiểm định Levene’s cho Sig = 0,001 < 0.05, suy ra phƣơng sai của hai tổng thể là khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t-test của 2 phƣơng sai không đồng nhất. Kiểm định T-test cho giá trị Sig = 0,037 < 0.05 nên ta có thể bác bỏ giả thiết H0, tức là có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình của nhóm giá cả và sự an toàn giữa những ngƣời có nhu cầu và không có nhu cầu. Điều này chứng tỏ, những ngƣời có nhu cầu và không có nhu cầu thành lập khu ăn uống có đánh giá mức độ quan trọng về giá cả và sự an toàn là khác nhau.

4.4.4.2 Kiểm định mối quan hệ giữa nhu cầu với yếu tố vị trí, mặt

bằng của quán ăn

H0: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình của nhóm vị trí, mặt bằng của quán ăn giữa những ngƣời có nhu cầu và không có nhu cầu.

H1: Có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình của nhóm vị trí, mặt bằng của quán ăn giữa những ngƣời có nhu cầu và không có nhu cầu.

Bảng 4.14: Kiểm định mối quan hệ giữa nhu cầu với nhóm vị trí, mặt bằng của quán ăn

Nhu cầu

Vị trí, mặt bằng của quán ăn

Kiểm định Levene’s Kiểm định T

Giá trị F Giá trị Sig Giá trị T Giá trị P

Vị trí, mặt bằng của

quán ăn 1,173 0,281 -3,128 0,002

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Xem xét giá trị Sig trong kiểm định Levene’s, có Sig = 0,281 > 0,05, nghĩa là phƣơng sai hai tổng thể là đồng nhất. Kết quả kiểm định T-test cho giá trị Sig = 0,002 < 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0 rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% về nhu cầu và yếu tố vị trí, mặt bằng của quán ăn. Có thể kết luận rằng, những ngƣời có nhu cầu và không có nhu cầu thành lập khu phố ăn uống có sự khác nhau trong việc đánh giá mức độ quan trọng của yếu tố vị trí, mặt bằng của quán ăn.

51

4.4.4.2 Kiểm định mối quan hệ giữa nhu cầu với các yếu tố phụ trợ

H0: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình của nhóm các yếu tố phụ trợ giữa những ngƣời có nhu cầu và không có nhu cầu.

H1: Có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình của nhóm các yếu tố phụ trợ giữa những ngƣời có nhu cầu và không có nhu cầu.

Bảng 4.15: Kiểm định mối quan hệ giữa nhu cầu với nhóm các yếu tố phụ trợ

Nhu cầu

Các yếu tố phụ trợ

Kiểm định Levene’s Kiểm định T

Giá trị F Giá trị Sig Giá trị T Giá trị P

Các yếu tố phụ trợ 3,242 0,075 -2,261 0,026

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Kết quả chạy kiểm định Independent Samples T-test đối với mối quan hệ này đƣợc thể hiện trong bảng 4.15. Thông qua kiểm định Levene’s, giá trị Sig = 0,075 > 0,05 suy ra phƣơng sai của hai tổng thể không khác nhau.

Kết quả kiểm định t với giá trị p = 0,026 < 0,05. Ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình của nhóm các yếu tố phụ trợ đối với hai nhóm khách hàng có nhu cầu và không có nhu cầu. Hay nói cách khác, những ngƣời có nhu cầu thành lập khu phố ăn uống có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ quan trọng của yếu tố phụ trợ so với những ngƣời không có nhu cầu.

52

CHƢƠNG 5

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG KHU ĂN UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, cung ứng phải dựa trên nhu cầu của khách hàng. Thông qua phân tích ở chƣơng 4 ta sẽ thấy đƣợc thực trạng cảm nhận của khách hàng về dịch vụ ăn uống tại các quán ăn lề đƣờng hiện nay. Những tồn tại và bất lợi tạo nên mong muốn thành lập khu phố ăn uống của ngƣời dân thành phố Cần Thơ. Và các yếu tố có ảnh hƣởng đến nhu cầu tập trung các quán ăn lề đƣờng của ngƣời dân từ đó hình thành cơ sở đề xuất một số giải pháp để thành lập khu phố ăn uống.

Về thực trạng tình hình sử dụng và cảm nhận của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ ăn uống tại các quán ăn lề đƣờng nhƣ sau: Mặc dù có 94,5% đáp viên đƣợc hỏi có sử dụng thức ăn đƣờng phố nhƣng khi đƣợc hỏi đến những lý do khiến 5,5% còn lại không sử dụng thì 100% đáp viên cho biết họ không sử dụng vì thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là vấn đề cốt lõi cần phải chú ý khi thành lập khu tập trung các quán ăn đƣờng phố. Bên cạnh đó, chất lƣợng dịch vụ ăn uống tại các quán ăn lề đƣờng đƣợc những đáp viên có sử dụng đánh giá là chƣa tốt. Cụ thể, thông qua 16 yếu tố để đánh giá về chất lƣợng dịch vụ thì quán ăn hợp vệ sinh đƣợc khách hàng đánh giá có mức độ đáp ứng thấp nhất. Các yếu tố thể hiện năng lực phục vụ nhƣ đáp ứng yêu cầu khách hàng nhanh chóng, luôn quan tâm đến khách hàng cũng rất đƣợc khách hàng chú trọng nhƣng lại không đáp ứng đƣợc mong đợi của khách hàng. Vì vậy, khi thành lập khu phố ăn uống cần lƣu ý những vấn đề này, để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

Về nhu cầu tập trung các quán ăn lề đƣờng thành khu phố ăn uống đƣợc kiểm định mối quan hệ với các yếu tố nhân khẩu học. Trong đó, chỉ có những ngƣời có độ tuổi và thu nhập khác nhau mới có sự khác biệt về trị trung bình về nhu cầu thành lập khu phố ăn uống. Còn lại các yếu tố nhân khẩu học khác không có sự khác biệt. Do đó, việc xác định đúng độ tuổi và thu nhập của đối tƣợng khách hàng mục tiêu sẽ thu hút đƣợc lƣợng khách hàng ổn định cho khu ăn uống, mà điển hình ở đây là các đối tƣợng trẻ tuổi, đa phần là học sinh, sinh viên có thu nhập thấp, chƣa ổn định. Nên cần đề ra chính sách giá phù hợp để thu hút và giữ chân lƣợng khách hàng mục tiêu này.

53

Đối với các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tập trung quán ăn lề đƣờng thành khu phố ăn uống thì yếu tố đƣợc đánh giá là quan trọng nhất vẫn là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, khi xây dựng khu phố ăn uống cần đặc biệt chú trọng vấn đề này, cần đề ra các biện pháp để kiểm tra và quản lý một cách chặt chẽ nhằm đáp ứng đƣợc mong muốn của ngƣời tiêu dùng, điều mà các quán ăn lề đƣờng chƣa làm đƣợc. Các yếu tố có mức đánh giá với số điểm khá cao khác nhƣ: Giá cả phù hợp, thái độ phục vụ của nhân viên, không gian sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an ninh trật tự, không lôi kéo khách có mức ảnh hƣởng lớn đến nhu cầu. Các yếu tố này thể hiện nét văn hóa trong kinh doanh nên cần có các giải pháp để giữ gìn và phát huy nét văn hóa này. Bên cạnh đó, việc thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu và nhu cầu của ngƣời dân cho thấy kết quả kiểm định có sự khác biệt về trị trung bình của những ngƣời có nhu cầu và không có nhu cầu. Điều này chứng tỏ, những ngƣời dân có nhu cầu khác nhau có đánh giá mức độ ảnh hƣởng là khác nhau. Vì vậy, nếu đáp ứng đƣợc các yếu tố này sẽ thu hút đƣợc lƣợng lớn khách hàng có nhu cầu thành lập khu phố ăn uống.

5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

5.2.1 Giải pháp đối với ngƣời kinh doanh thức ăn đƣờng phố

Nâng cao ý thức cho người bán

Giáo dục ý thức cho ngƣời tham gia vào hoạt động kinh doanh thức ăn đƣờng phố về vệ sinh an toàn thực phẩm, trật tự đô thị và vệ sinh môi trƣờng. Vì phần lớn những ngƣời kinh doanh quán ăn lề đƣờng có trình độ học vấn không cao, nên để họ nhận thức đƣợc những bất cập do quán ăn lề đƣờng gây ra thì cần phải mở các lớp huấn luyện cho họ về các vấn đề liên quan đang đƣợc xã hội quan tâm. Việc giúp họ hiểu rõ chủ trƣơng, chính sách “Trật tự, kỷ cƣơng đô thị” mà thành phố Cần Thơ đang thực hiện sẽ dễ dàng hơn trong việc vận động họ tập trung vào một khu đã đƣợc quy hoạch, tạo thuận lợi cho các ngành chức năng trong việc quản lý các đối tƣợng này. Đồng thời, hoạt động kinh doanh thức ăn đƣờng phố hiện nay đang đƣợc đánh giá là không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng, nên việc giáo dục ngƣời bán về an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng cần thiết. Một khi đã quy hoạch họ vào khu tập trung dành cho các quán ăn lề đƣờng, thì cần làm sao để thu hút và giữ chân khách hàng, để hoạt động này tồn tại một cách hiệu quả nhất. Và một trong những yếu tố thu hút khách hàng nhất chính là vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vi đây là yếu tố đƣợc khách hàng đánh giá có điểm quan trọng cao nhất và thực trạng hiện nay

54

về chất lƣợng dịch vụ ăn uống tại các quán ăn lề đƣờng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng.

Nâng cao chất lượng hàng hóa

Ngƣời bán cần sử dụng nguyên liệu có chất lƣợng, nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ các quy tắc chế biến và trƣng bày sản phẩm. Nhƣ vậy vừa có thể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh các tình trạng ngộ độc thực phẩm, vừa có thể thu hút khách hàng qua cách trình bày bắt mắt, sạch sẽ.

Thái độ phục vụ

Ngoài việc nâng cao chất lƣợng hàng hóa thì ngƣời bán cũng cần chú trọng đến thái độ phục vụ đối với khách hàng. Đối với những quán ăn có thuê nhân viên phục vụ thì nên có đồng phục cho nhân viên, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết, và tạo đƣợc nét riêng biệt của gian hàng của mình so với các gian hàng khác. Cần tập huấn cho các nhân viên phục vụ cách thức tiếp cận với khách hàng, cách ăn nói và cả cách bƣng bê thức ăn hay tính tiền cũng phải nhanh chóng.

Tuân thủ quy định

Ngƣời bán phải tuân thủ những quy định khi tham gia vào khu phố tập trung các quán ăn lề đƣờng. Không đƣợc có thái độ chống đối cơ quan quản lý. Cần đảm bảo đƣợc các loại giấy phép kinh doanh, cung cấp các loại thức ăn đạt chuẩn theo yêu cầu của ban quản lý để đƣợc cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Chấp nhận những hình phạt do cơ quan quản lý đƣa ra nhƣ cảnh cáo, phạt tiền… khi vi phạm: lấn chiếm lối đi, chèo kéo khách, vứt rác bừa bãi hay tham gia bán hàng ngoài giờ quy định….

Giữ gìn nét văn hóa trong kinh doanh

Ngƣời bán cần nâng cao ý thức của mình trong vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự, văn hóa kinh doanh… Để góp phần xây dựng hình ảnh đƣờng phố xanh, sạch, đẹp, các chủ thể kinh doanh thức ăn đƣờng phố cần giảm thiếu các hành vi làm ảnh hƣởng đến hình ảnh đƣờng phố nhƣ vứt rác

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỀ VIỆC TẬP TRUNG CÁC QUÁN ĂN LỀ ĐƯỜNG THÀNH KHU PHỐ ĂN UỐNG (Trang 56 -56 )

×