Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế của các nƣớc và một số tỉnh có thể đƣa ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho Chi cục Thuế thành phố, để xây dựng nền tảng vững chắc trong quá trình kiểm tra thuế trong thời gian tới.
Chuẩn hoá lực lƣợng thanh tra về số lƣợng và chất lƣợng (đạt ít nhất 30% tỷ lệ công chức kiểm tra/Tổng số cán bộ công chức). Tuyển chọn và bồi dƣỡng CBTT theo hƣớng chuyên sâu, chuyên nghiệp.
49
Cơ cấu lại bộ phận kiểm tra thuế các cấp theo hƣớng chuyên môn hóa, hình thành các bộ phận chịu trách nhiệm một hoặc một vài khâu trong quy trình kiểm tra: bộ phận chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích rủi ro, lập kế hoạch kiểm tra; bộ phận thực hiện kiểm tra và xác định thuế.
Chi cục Thuế cần nghiên cứu xem xét và đánh giá lại về sự tuân thủ pháp luật của NNT, sự thay đổi bất thƣờng trong việc kê khai thuế theo năm, giai đoạn cũng nhƣ hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Để tránh hiện tƣợng gian lận và trốn thuế của NNT, Chi cục thuế cần phân loại đối tƣợng nộp thuế theo các tiêu chí: quy mô sản xuất, doanh thu và số thuế phát sinh hàng năm. Áp dụng phƣơng pháp phân tích rủi ro trong kiểm tra thuế để nâng cao hiệu quả kiểm tra. Đồng thời, quan tâm đến khâu lập kế hoạch kiểm tra và vận dụng phƣơng pháp chọn xác suất một tỷ lệ nhất định để thực hiện thanh tra ngẫu nhiên NNT.
Công chức thuế và cơ quan thuế cần thƣờng xuyên theo dõi và tiến hành kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp lớn, kinh doanh các mặt hàng nhạy cảm, đƣợc dƣ luận đặc biệt quan tâm, đem lại cả hiệu quả về kinh tế lẫn xã hội.
Chi cục thuế cần phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi thƣờng xuyên về sự thay đổi giữa tỷ lệ thuế TNDN và thuế GTGT phát sinh trên doanh thu (doanh thu tăng nhƣng thuế phát sinh giảm đột ngột so với các năm trƣớc, kết quả thuế không phù hợp với mục đích chính sách pháp luật thuế…)
Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ kiểm tra: Xây dựng hệ thống tích hợp thông tin, dữ liệu từ doanh nghiệp và thông tin bên ngoài (Ngân hàng và tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý vốn, cơ quan Hải quan, hiệp hội ngành nghề, cơ quan thống kê, cơ quan công an...)
Quy định thời gian kiểm tra dài hơn để đảm bảo công chức kiểm tra có đủ thời gian thu nhập, phân tích thông tin và kiểm định nội dung phân tích.
Cần tăng cƣờng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế cũng nhƣ nghĩa vụ tuân thủ quy trình nộp thuế của NNT, để sớm khắc phục các tình trạng nhƣ: không đăng ký mã số thuế, chậm nộp tờ khai, không khai thuế, chậm nộp thuế...
50
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở phương pháp luận:
Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tƣợng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tƣợng nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tƣợng không tồn tại một cách độc lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tƣợng sự vật xung quanh. Công tác kiểm tra có liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ trình độ chuyên môn, các chính sách của nhà nƣớc, trang thiết bị phục vụ, yếu tố văn hoá, các tổ chức và cơ quan hữu quan khác nhƣ Công an, Quản lý thị trƣởng, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp...
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin đƣợc sử dụng nhằm đúc rút những quan điểm, các cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm về liên quan đến công tác kiểm tra ở một số nƣớc hoặc cục thuế các tỉnh khác trong những năm qua.
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Để tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng tài liệu thứ cấp. Những tài liệu liệu thứ cấp đƣợc thu thập tại các cơ quan thống kê địa phƣơng (nhƣ Cục Thống kê tỉnh Hà Giang), các tổ chức nghiên cứu, và tại các cơ quan chuyên môn nhƣ Cục Thuế tỉnh Hà Giang, Chi cục thuế các huyện, thành phố và các cơ quan, ban ngành có liên quan.
Tài liệu thu thập gồm:
- Báo cáo tổng kết thu NSNN hàng năm của Chi cục Thuế thành phố Hà Giang, giai đoạn 2009-2013;
- Bào cáo hàng năm về công tác kiểm tra thuế tại thành phố Hà Giang, với các nội dung nhƣ: số lƣợng doanh nghiệp đã kiểm tra; Số tiền thuế phải truy thu, số tiền phạt vi phạm qua kiểm tra tra; Các lỗi thƣờng hay vi phạm của doanh nghiệp đƣợc tổng hợp qua kiểm tra;
51
- Khai thác thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của cơ quan thuế nhƣ: Hệ thống tự khai, tự nộp (QLT), phần mền ứng dụng đăng ký thuế (TINCC), Hệ thống thanh tra, kiểm tra (TTR), Hệ thống hỗ trợ nhập báo cáo tài chính (BCTC),...
- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, quản lý, thuế. - Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên đi ̣a bàn.
- Các tài liệu liên quan khác.
Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác kiểm tra thuế tại thành phố Hà Giang, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác nghiên cứu thực trạng đa ̣t hiệu quả hơn.
2.1.3. Phương pháp tổng hợp số liệu:
Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính . Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
Luận văn lựa chọn phƣơng pháp so sánh. Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh số liệu liên quan đến công tác kiểm tra qua thời gian.
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự:
2.2. Hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế
Trong lĩnh vực thuế, hiệu quả của hoạt động kiểm tra thuế không chỉ xét đơn thuần theo giá trị bằng tiền. Hiệu quả của công tác kiểm tra thuế là hiệu quả thực hiện các chính sách thuế, phát huy các tác dụng vốn có của mỗi loại thuế đối với sản xuất và đời sống xã hội, phục vụ công tác quản lý NNT trong quá trình chấp hành
52
pháp luật về thuế trên cơ sở công tác quản lý thuế đạt đƣợc hiệu quả là tối đa với chi phí quản lý ở mức tối thiểu. Hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế phải đƣợc xem xét trên các góc độ hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị.
Hiệu quả kinh tế: Khai thác đầy đủ, kịp thời các khoản thu theo quy định của các Luật thuế để nộp tiền vào NSNN.
Hiệu quả xã hội: Công tác kiểm tra góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội.
Hiệu quả chính trị: Là hiệu quả thực hiện các chủ trƣơng, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nƣớc.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Tổng hợp số thu ngân sách Nhà nƣớc
- Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế
- Kết quả kiểm tra thuế ta ̣i tru ̣ sở ngƣời nô ̣p ; tỷ lệ NNT đƣợc kiểm tra trên tổng số NNT đang hoạt động; tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lƣợng NNT đƣợc kiểm tra; số thuế truy thu bình quân; tỷ lệ nợ đọng thuế sau kiểm tra; thời gian kiểm tra bình quân; số lƣợng NNT đã kiểm tra trên tổng số công chức kiểm tra).
- Kết quả kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT - Tổng hợp kết quả thực hiện kiểm tra thuế
53
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội TP Hà Giang
3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm đi ̣a hình
Thành phố Hà Giang nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hà Giang, cách biên giới Việt Nam – Trung Quốc 23 km và cách Hà Nội 318 km. Ba phía Bắc, Tây và Nam giáp với huyện Vị Xuyên, phía Đông giáp huyện Bắc Mê. Thành phố đƣợc thành lập ngày 27 tháng 9 năm 2010 trên cơ sở mở rộng và nâng cấp thị xã Hà Giang. Thành phố Hà Giang rộng 135,33 km² và có 5,4 vạn nhân khẩu gồm 22 sắc tộc khác nhau sinh sống. Đơn vị hành chính thuộc thành phố gồm 5 phƣờng và 3 xã.
Đặc điểm địa hình: Thành phố Hà Giang thuộc vùng cao núi đá phía đồng bắc, nhƣng địa hình vùng này chủ yếu là các dạng đồi thấp, xen kẽ các cánh đồng lúa nƣớc, soi bãi chạy dọc đôi bờ sông, suối, đây là vùng đất đai phì nhiêu thích ứng với nhiều loại cây trồng cho phát triển kinh tế.
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên, khoáng sản: Thành phố Hà Giang có tiềm năng về khoáng sản không kim loại với trữ lƣợng dồi dào. Theo kết quả điều tra địa chất, trên địa bàn thành phố có 24 điểm mỏ. Các loại khoáng sản không kim loại chủ yếu là cát, đá xây dựng và đƣợc phân bổ tại các phƣờng: Ngọc Hà, Quang Trung, Nguyễn Trãi, Phƣơng độ, Phƣơng Thiện. Trữ lƣợng khoáng sản khá lớn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của thành phố và các vùng lân cận.
Nguồn nƣớc: Có con sông Miện cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Sông Lô bắt nguồn từ Trung Quốc đƣợc kết nối với hệ thống sông ngòi chảy qua trung tâm thành phố phục vụ tƣới tiêu khu vực hạ lƣu, ngoài ra giúp điều hòa không khí và tạo cảnh quan môi trƣờng thành phố.
3.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội
3.1.2.1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2009 – 2013 đạt 3.576 tỷ đồng, tăng bình quân 18,6%; tốc độ tăng giá trị gia tăng nền kinh tế bình quân 5
54
năm là 12,2%. Trong đó: Ngành thƣơng mại, dịch vụ tăng bình quân 13,2%; công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 12%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 8,1%. Cơ cấu kinh tế năm 2009: ngành thƣơng mại, dịch vụ chiếm 70,2%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 23,9%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,9%. Đến năm 2013: Thƣơng mại-dịch vụ chiếm 70,72%; Công nghiệp-Xây dựng chiếm 24,17%; Nông lâm nghiệp chiếm 5,11%; Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 27,6 triệu đồng; thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn năm 2013 là 239,6 tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng đƣợc quan tâm đầu tƣ, công tác quản lý đô thị và trật tự đô thị đã có nhiều đổi mới tạo điểm nhấn văn minh đô thi. Văn hoá xã hội phát triển khá toàn diện, thành phố đã phổ cập tiểu học, THCS đạt 99,9%; công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân đƣợc chú trọng, mạng lƣới y tế cơ sở ngày càng đƣợc củng cố; thiết chế văn hoá, TDTT đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức; công tác DS - KHHGĐ đƣợc chú trọng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dƣới 1,1%.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu
* Thƣơng mại, Dịch vụ
Trong 5 năm, giai đoạn 2009-2013, hoạt động thƣơng mại, dịch vụ của thành phố đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Giá trị sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ năm 2013 đạt 1.968,5 tỷ đồng tăng 134,8% so với năm 2009. Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá bán lẻ hàng năm tăng 19,6%, năm 2013 đạt 2.431,5 tỷ đồng. Hệ thống bán buôn, bán lẻ hàng hoá ngày càng phát triển phong phú mang tính hiện đại nhƣ siêu thị, shop, quầy bán hàng tự chọn. Mở rộng nâng cấp các nhà hàng, khách sạn; quy hoạch các tuyến phố phát triển kinh doanh, dịch vụ theo ngành hàng.
Trên địa bàn thành phố hiện có 20 điểm du lịch; 4 làng văn hóa du lịch. Các làng văn hoá du lịch cộng đồng thƣờng xuyên duy trì hoạt động; tổ chức tốt các tuyến điểm du lịch trên địa bàn thành phố nhƣ du lịch văn hóa cộng đồng thôn Tha, Hạ Thành xã Phƣơng Độ, thôn Tiến Thắng xã Phƣơng Thiện, Núi Cấm, Bảo tàng tỉnh, Quảng trƣờng 26/3, đền Mẫu, đền Thác con,… Công tác xúc tiến du
55
lịch đƣợc đẩy mạnh thông qua các hội chợ, triển lãm, giới thiệu quảng bá về du lịch Hà Giang. Trong những năm qua, lƣợng khách đến tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố ngày càng tăng, bình quân mỗi năm đón trên 70.000 lƣợt khách đến tham quan du lịch, lũy kế từ năm 2009- 2013 trên 350 nghìn lƣợt khách; doanh thu lũy kế đạt trên 222 tỷ đồng.
* Công nghiệp, xây dựng
- Công Nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm (209-2013) là 18,68%/năm. Thành phố chú trọng phát triển lĩnh vực công nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản kinh doanh trên địa bàn mở rộng quy mô hoạt động. Trên địa bàn năm 2013 có 868 cơ sở sản xuất hoạt động, tăng 63 cơ sở so với năm 2009. Các cơ sở chế biến nông lâm sản đẩy mạnh sản xuất, tăng khối lƣợng sản phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhiều cơ sở đã đầu tƣ dây chuyền thiết bị, công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, từng bƣớc chiếm lĩnh thị trƣờng, một số cơ sở đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu, ngoài tiêu thụ trong địa bàn còn mở rộng thị trƣờng tiêu thụ ra các tỉnh nhƣ: Chè khuổi My, chè Nà Thác, Rƣợu ngô Hạ Thổ, Rƣợu ngô Mã Pì Lèng…từ đó thu hút và giải quyết nhu cầu việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn Thành phố.
- Xây dựng: Giá trị xây dựng tăng bình quân 5 năm (2009-2013) trên 5,22%/năm. Ngoài nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, thành phố đã thu hút, huy động thêm đƣợc nguồn vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan đơn vị trong nƣớc, tổ chức phi Chính phủ để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Đầu tƣ xây dựng kiên cố và đƣa vào sử dụng 5 trƣờng học; 3 trạm xá. Hoàn thành hạ tầng kỹ thuật 3 khu tái định cƣ; dự án quy hoạch công viên cây xanh và trồng cây cảnh quan dọc 2 bờ sông Lô đoạn từ cầu Yên Biên I đến cầu Yên Biên II; công viên, đài phun nƣớc. Cải tạo chợ Trung tâm; xây dựng chợ xép các phƣờng Minh Khai, Nguyễn Trãi, Ngọc Hà, Quang Trung và nhiều công trình dân dụng khác. Hoàn thành việc đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật để mở rộng không gian đô thị và phát triển dân cƣ tại 03 khu vực.
* Nông, lâm nghiệp
- Nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp & thủy sản tăng bình quân 5 năm (2009-2013) là 19,87%. Sản xuất nông nghiệp chuyển dần theo hƣớng nâng cao
56
giá trị sản phẩm trồng trọt trên đơn vị canh tác cây hàng năm, tiếp tục chuyển đổi một số diện tích cây trồng hiệu quả thấp sang đào ao nuôi cá, trồng rau chuyên canh có giá trị kinh tế cao hơn. Thực hiện tốt đề án phát triển vành đai thực phẩm hàng hóa theo