3.1.2.1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2009 – 2013 đạt 3.576 tỷ đồng, tăng bình quân 18,6%; tốc độ tăng giá trị gia tăng nền kinh tế bình quân 5
54
năm là 12,2%. Trong đó: Ngành thƣơng mại, dịch vụ tăng bình quân 13,2%; công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 12%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 8,1%. Cơ cấu kinh tế năm 2009: ngành thƣơng mại, dịch vụ chiếm 70,2%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 23,9%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,9%. Đến năm 2013: Thƣơng mại-dịch vụ chiếm 70,72%; Công nghiệp-Xây dựng chiếm 24,17%; Nông lâm nghiệp chiếm 5,11%; Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 27,6 triệu đồng; thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn năm 2013 là 239,6 tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng đƣợc quan tâm đầu tƣ, công tác quản lý đô thị và trật tự đô thị đã có nhiều đổi mới tạo điểm nhấn văn minh đô thi. Văn hoá xã hội phát triển khá toàn diện, thành phố đã phổ cập tiểu học, THCS đạt 99,9%; công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân đƣợc chú trọng, mạng lƣới y tế cơ sở ngày càng đƣợc củng cố; thiết chế văn hoá, TDTT đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức; công tác DS - KHHGĐ đƣợc chú trọng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dƣới 1,1%.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu
* Thƣơng mại, Dịch vụ
Trong 5 năm, giai đoạn 2009-2013, hoạt động thƣơng mại, dịch vụ của thành phố đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Giá trị sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ năm 2013 đạt 1.968,5 tỷ đồng tăng 134,8% so với năm 2009. Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá bán lẻ hàng năm tăng 19,6%, năm 2013 đạt 2.431,5 tỷ đồng. Hệ thống bán buôn, bán lẻ hàng hoá ngày càng phát triển phong phú mang tính hiện đại nhƣ siêu thị, shop, quầy bán hàng tự chọn. Mở rộng nâng cấp các nhà hàng, khách sạn; quy hoạch các tuyến phố phát triển kinh doanh, dịch vụ theo ngành hàng.
Trên địa bàn thành phố hiện có 20 điểm du lịch; 4 làng văn hóa du lịch. Các làng văn hoá du lịch cộng đồng thƣờng xuyên duy trì hoạt động; tổ chức tốt các tuyến điểm du lịch trên địa bàn thành phố nhƣ du lịch văn hóa cộng đồng thôn Tha, Hạ Thành xã Phƣơng Độ, thôn Tiến Thắng xã Phƣơng Thiện, Núi Cấm, Bảo tàng tỉnh, Quảng trƣờng 26/3, đền Mẫu, đền Thác con,… Công tác xúc tiến du
55
lịch đƣợc đẩy mạnh thông qua các hội chợ, triển lãm, giới thiệu quảng bá về du lịch Hà Giang. Trong những năm qua, lƣợng khách đến tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố ngày càng tăng, bình quân mỗi năm đón trên 70.000 lƣợt khách đến tham quan du lịch, lũy kế từ năm 2009- 2013 trên 350 nghìn lƣợt khách; doanh thu lũy kế đạt trên 222 tỷ đồng.
* Công nghiệp, xây dựng
- Công Nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm (209-2013) là 18,68%/năm. Thành phố chú trọng phát triển lĩnh vực công nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản kinh doanh trên địa bàn mở rộng quy mô hoạt động. Trên địa bàn năm 2013 có 868 cơ sở sản xuất hoạt động, tăng 63 cơ sở so với năm 2009. Các cơ sở chế biến nông lâm sản đẩy mạnh sản xuất, tăng khối lƣợng sản phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhiều cơ sở đã đầu tƣ dây chuyền thiết bị, công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, từng bƣớc chiếm lĩnh thị trƣờng, một số cơ sở đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu, ngoài tiêu thụ trong địa bàn còn mở rộng thị trƣờng tiêu thụ ra các tỉnh nhƣ: Chè khuổi My, chè Nà Thác, Rƣợu ngô Hạ Thổ, Rƣợu ngô Mã Pì Lèng…từ đó thu hút và giải quyết nhu cầu việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn Thành phố.
- Xây dựng: Giá trị xây dựng tăng bình quân 5 năm (2009-2013) trên 5,22%/năm. Ngoài nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, thành phố đã thu hút, huy động thêm đƣợc nguồn vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan đơn vị trong nƣớc, tổ chức phi Chính phủ để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Đầu tƣ xây dựng kiên cố và đƣa vào sử dụng 5 trƣờng học; 3 trạm xá. Hoàn thành hạ tầng kỹ thuật 3 khu tái định cƣ; dự án quy hoạch công viên cây xanh và trồng cây cảnh quan dọc 2 bờ sông Lô đoạn từ cầu Yên Biên I đến cầu Yên Biên II; công viên, đài phun nƣớc. Cải tạo chợ Trung tâm; xây dựng chợ xép các phƣờng Minh Khai, Nguyễn Trãi, Ngọc Hà, Quang Trung và nhiều công trình dân dụng khác. Hoàn thành việc đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật để mở rộng không gian đô thị và phát triển dân cƣ tại 03 khu vực.
* Nông, lâm nghiệp
- Nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp & thủy sản tăng bình quân 5 năm (2009-2013) là 19,87%. Sản xuất nông nghiệp chuyển dần theo hƣớng nâng cao
56
giá trị sản phẩm trồng trọt trên đơn vị canh tác cây hàng năm, tiếp tục chuyển đổi một số diện tích cây trồng hiệu quả thấp sang đào ao nuôi cá, trồng rau chuyên canh có giá trị kinh tế cao hơn. Thực hiện tốt đề án phát triển vành đai thực phẩm hàng hóa theo hƣớng chất lƣợng cao, giai đoạn 2013 – 2015.
Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; đàn gia súc, gia cầm tăng trƣởng khá trong các năm. Tổng đàn gia súc ƣớc năm 2013 đạt 21.017 con, tăng 12,61% so với năm 2009; tổng đàn gia cầm ƣớc thực hiện năm 2013 đạt 89.200 con, tăng 67,39% so với năm 2009; Công tác tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm đƣợc chú trọng.
- Lâm nghiệp: Công tác tuyên truyền phòng chống cháy rừng đƣợc triển khai hàng năm đến tận cơ sở. Tổng diện tích trồng rừng 5 năm ƣớc đạt 750,8 ha, trong đó trồng rừng tập trung 373,5 ha, trồng cây phân tán 314,8 ha, Nhân dân tự trồng 62,5 ha; Khoanh nuôi phục hồi rừng 1.000 ha, bảo vệ rừng 850 ha. Giá trị kinh tế rừng tính đến năm 2013 đạt 47,6 tỷ đồng. Tỷ lệ độ che phủ rừng tăng qua các năm, và năm 2014 đạt 67,5%.
3.1.2.3. Kết cấu hạ tầng
Cấp điện, nƣớc: Có hệ thống điện lƣới quốc gia trên địa bàn toàn thành phố; có nhà máy nƣớc công suất 6.000m3/ng.đ, đủ đáp ứng nhu cầu của thành phố về mọi mặt, khi cần có thể nâng công suất lên 10.000-12.000 m3/ng.đ.
Giao thông vận tải: Thuận lợi, đƣờng nội thành phố đƣợc trải thảm nhựa, các xóm, xã đƣợc bê tông kiên cố hóa. Giao thông đƣờng bộ nối với các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng thông qua các tuyến Quốc lộ 2, 34, 70, 4C đều đƣợc trải bê tông nhựa, giúp cho việc di chuyển, lƣu thông hàng hóa đƣợc thuận lợi.
3.1.2.4. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của thành phố tƣơng đối rồi dào, theo số liệu thống kê đến hết năm 2013 toàn thành phố có 5,4 vạn dân. Trong đó, số dân đang ở độ tuổi lao động 2,4 vạn. Và có khoảng 80% số lƣợng lao động trong độ tuổi đều qua đào tạo, trình độ tay nghề của ngƣời lao động về cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và các cơ sở SXKD tại địa phƣơng. Là trung tâm của tỉnh nên trình độ dân trí khá cao. Ngoài ra, tại địa bàn thành phố có 4 trƣờng cao đẳng và
57
trung học chuyên nghiệp và 2 trung tâm dạy nghề hàng năm đóng góp đáng kể nguồn lao động cho thành phố và tỉnh.
* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến công tác kiểm tra thuế tại địa bàn thành phố Hà Giang.
Qua tổng hợp dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho thấy, nguồn tài nguyên thành phố Hà Giang không nhiều, nhƣng thành phố có yếu tố thuận lợi đó là trung tâm trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả tỉnh. Vì vậy, thành phố tập trung nguồn lực vào tăng tỷ trọng phát triển ngành thƣơng mại, dịch vụ du lịch và giảm dần tỷ trọng vào nông, lâm nghiệp. Từ đó tốc độ gia tăng kinh tế thành phố trong 5 năm qua đạt với tỷ lệ 12,2%, đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, HTX có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh và đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc.
Qua 5 năm Số lƣợng doanh nghiệp tăng mạnh, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, thƣơng mại và dịch vụ. Các doanh nghiệp thành lập mới chủ yếu đi lên từ hộ kinh doanh cá thể, từ các đội xây dựng tƣ nhân, quy mô kinh doanh nhỏ bé, trình độ lãnh đạo quản lý còn hạn chế, việc hiểu biết về công tác kế toán, thống kê, về thuế chƣa sâu sát. Do vậy ý thức tuân thủ pháp luật chƣa cao làm ảnh hƣớng đến việc khai, nộp thuế.
Hơn nữa khi thực hiện cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế thì việc xảy rủi ro thất thu thuế rất cao. Do đó, vấn đề đặt ra là phải nâng cao vai trò của công tác kiểm tra thuế, ngăn chặn kịp thời hành vi trốn thuế, gian lận về thuế góp phần chống thất thu thuế cho NSNN. Công tác kiểm tra thuế phải làm sao ngày càng nâng cao đƣợc ý thức tuân thủ của NNT thông qua vừa kiểm tra phải tuyên truyền, hƣớng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế.
3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Chi cục Thuế thành phố Hà Giang
3.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Chi cục thuế thành phố Hà Giang
Chi cục thuế thành phố Hà Giang đƣợc thành lập theo Quyết định số 336 TCT/TCCB ngày 31/8/1991 của Bộ Tài chính. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đƣợc thực hiện theo Quyết định số 503QĐ/TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trƣởng Tổng cục Thuế. Chi cục Thuế thành phố Hà Giang là đơn vị trực
58
thuộc Cục Thuế tỉnh Hà Giang, chịu sự lãnh đạo song trùng với cấp ủy, UBND thành phố Hà Giang. Chi cục có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chi cục Thuế thành phố Hà Giang thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế và các qui định pháp luật khác có liên quan.
Chi cục Thuế thành phố Hà Giang gồm: Chi cục trƣởng; 2 phó Chi cục trƣởng và 10 Đội Nghiệp vụ chức năng và Đội thuế liên xã, phƣờng. Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục nhƣ sau:
Hình 3.1: Bộ máy tổ chức Chi cục Thuế TPHG
(Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Hà Giang )
Phó Chi cục trƣởng Phó Chi cục trƣởng Đội quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế Đội TH nghiệp vụ dự toán và TTHT Đội KK- KKT , TNCN & tin học Đội thuế phƣờng Trần Phú Đội thuế phƣờng Nguyễn Trãi Đội thuế phƣờng Minh Khai Chi cục trƣởng Đội hành chính nhân sự - tài vụ - ấn chỉ
Đội kiểm tra Đội thuế LPX Ngọc Hà
Đội Trƣớc
bạ và Thu khác
59
Về chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế thực hiện theo Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trƣởng Tổng cục Thuế.
3.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Đội kiểm tra
Giúp Chi cục trƣởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến NNT; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
Nhiệm vụ cụ thể:
Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn;
Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế;
Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của ngƣời nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thƣờng trong kê khai thuế, yêu cầu ngƣời nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của ngƣời nộp thuế; kiểm tra các tổ chức đƣợc ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế;
Kiểm tra các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trƣớc; thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế, trình Lãnh đạo Chi cục ra quyết định; chuyển hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế không thuộc thẩm quyền cho cơ quan thuế cấp trên giải quyết theo quy định;
Ấn định thuế đối với các trƣờng hợp khai thuế không đủ căn cứ, không đúng thực tế phát sinh mà ngƣời nộp thuế không giải trình đƣợc;
Xác định các trƣờng hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian lận thuế để chuyển hồ sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết;
Kiểm tra các trƣờng hợp ngƣời nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp...;
60
Thực hiện kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo quy định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng hoá đơn, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế của ngƣời nộp thuế và các tổ chức, cá nhân đƣợc cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí;
Xử lý và kiến nghị xử lý những trƣờng hợp ngƣời nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện khi kiểm tra thuế;
Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh của nhân dân về hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế;
Kiểm tra xác minh, giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Thuế; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế, chuyển cho các cơ quan thuế cấp trên và các cơ quan khác có liên quan giải quyết;
Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế; thông tin, kết luận sau kiểm tra cho bộ phận chức năng có liên quan; Rà soát, đôn đốc, theo dõi việc thực thi các quyết định xử lý, xử phạt về thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
Nhận dự toán thu ngân sách của ngƣời nộp thuế thuộc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý (trừ các đối tƣợng thuộc quản lý của Đội thuế liên xã, phƣờng, thị trấn, dự toán thuế thu nhập cá nhân); trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán thu đối với ngƣời nộp thuế thuộc phạm vi quản lý;
Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến ngƣời nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý;
Tổ chức công tác bảo quản, lƣu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trƣởng Chi cục Thuế giao.
Chi cục thuế có số thu nhỏ, Đội kiểm tra đƣợc giao nhiệm vụ giúp Chi cục trƣởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm
61
chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại