1.3.3.1. Kiểm tra NNT
Kiểm tra NNT là nội dung cơ bản và quan trọng nhất của công tác kiểm tra thuế. Theo quy định của pháp luật, NNT phải thực hiện đầy đủ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, chế độ hạch toán kế toán, hoá đơn, chứng từ…Tuy nhiên, trong thực tế còn nhiều NNT vi phạm các quy định trên, vì vậy phải tăng cƣờng công tác kiểm tra NNT.
Nội dung kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
Kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế: Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là quyền và nghĩa vụ của ngƣời kinh doanh. Đối với mỗi cơ sở kinh doanh khi kiểm tra cần đi sâu xem xét tính pháp lý của đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế; kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu đã kê khai trong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn, địa điểm, ngành nghề kinh doanh, ƣu đãi thuế, điều kiện hƣởng ƣu đãi thuế, thời gian thực tế kinh doanh… nhằm phát hiện và xử lý những gian lận trong kê khai đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Cần coi trọng việc kiểm tra nội dung ghi trong đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế vì đây là những nội dung cơ bản về đặc thù hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ: Việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ có liên quan trực tiếp đến việc tính thuế, nộp thuế và công tác quản lý của Nhà nƣớc. Nội dung kiểm tra này bao gồm: kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật kế toán của doanh nghiệp, việc lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ có liên quan đến việc tính thuế. Nội dung của kiểm tra chứng từ, hoá đơn là xác định tính hợp
26
pháp, hợp lý, tính trung thực, đầy đủ, hiện hữu của từng loại chứng từ hóa đơn có liên quan nhƣ: hoá đơn bán hàng, mua hàng, phiếu xuất kho, chứng từ thu, chi…
Qua kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hoá đơn đảm bảo chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn kịp thời việc hạch toán sai, xác định nghĩa vụ thuế sai để trốn lậu thuế. Do vậy, nội dung kiểm tra này cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Đây là nội dung kiểm tra phức tạp nhất, tốn nhiều thời gian và công sức nhất.
Kiểm tra việc thực hiện kê khai, tính thuế và nộp thuế: Kê khai, tính thuế, nộp thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh. Nội dung công tác kiểm tra việc thực hiện kê khai tính thuế, nộp thuế của doanh nghiệp bao gồm:
- Kiểm tra để xác định đúng đối tƣợng chịu thuế, ĐTNT là yêu cầu bắt buộc phải làm trƣớc khi xác định mức thuế phải nộp. Trong thực tế, nhiều hoạt động SXKD của doanh nghiệp khá phức tạp, cần phải kiểm tra để xác định đối tƣợng chịu thuế, ĐTNT đúng với quy định của từng sắc thuế, tránh bỏ sót nguồn thu.
- Kiểm tra căn cứ tính thuế trên cơ sở kiểm tra sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo, chứng từ, hoá đơn và các tài liệu có liên quan nhằm xác định chính xác số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế đƣợc miễn, giảm, số thuế đƣợc hoàn trong kỳ của doanh nghiệp. Đối chiếu số liệu trên các tờ khai, bảng kê, quyết toán thuế, báo cáo tài chính đơn vị đã kê khai với số liệu kiểm tra trên sổ sách kế toán và tình hình thực tế của doanh nghiệp để phát hiện số thuế kê khai thiếu, số thuế ẩn lậu. Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình kiểm tra thuế, đòi hỏi công chức thuế phải nắm vững nội dung những quy định của các Luật thuế, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện và thông thạo nghiệp vụ kế toán.
- Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT để xác định xem cơ sở kinh doanh có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộp thuế, nộp báo cáo của các luật thuế không, có chây ỳ nộp chậm tiền thuế để chiếm dụng NSNN không, có nợ đọng tiền thuế không. Đặc biệt chú trọng đến những doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm nhiều lần, với số lƣợng lớn nhằm giảm thiểu tối đa khả năng thất thoát tiền thuế của Nhà nƣớc. Để đạt đƣợc yêu cầu trên, cần đối chiếu thời hạn phải nộp thuế
27
theo quy định của các luật thuế với thời gian nộp thuế của doanh nghiệp qua các chứng từ nộp thuế nhƣ giấy nộp tiền vào kho bạc, biên lai thuế.
Nhƣ vậy, việc kiểm tra doanh nghiệp là công việc mang tính tổng hợp cao, đòi hỏi công chức kiểm tra phải nắm vững các quy định của pháp luật thuế, thông thạo nghiệp vụ kế toán, hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác.
1.3.3.2. Kiểm tra nội bộ ngành thuế
Kiểm tra nội bộ là việc kiểm tra công chức trong việc thực hiện các quy trình quản lý thuế. Ở cấp Chi cục, bộ phận kiểm tra nội bộ thuộc Đội kiểm tra. Hàng năm, căn cứ chức năng nhiệm vụ đƣợc giao bộ phận kiểm tra nội bộ sẽ tiến hành kiểm tra các Đội thuộc Chi cục Thuế để xem xét việc thực hiện chức năng của từng bộ phận, từng công chức thuế có làm việc vô tƣ, công bằng, nghiêm minh đối với NNT hay không? Có tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình quản lý không? Nhằm đạt đƣợc mục đích: Thực hiện nghiêm các Luật thuế hiện hành, các Quy trình quản lý, thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời tiền thuế vào NSNN, đảm bảo hoàn thành kế hoạch giao, góp phần củng cố đội ngũ công chức ngành thuế, chống tiêu cực, các hành vi sách nhiễu, cửa quyền trong nội bộ ngành thuế, đƣa công tác chỉ đạo và quản lý thu thuế vào nề nếp và xây dựng ngành thuế ngày càng vững mạnh.