Tình hình nhiễmbệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh lợn con phân trắng và so sánh hiệu quả điều trị bệnh của hai loại thuốc Multibio và Norfacoli tại Trang trại Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc (Trang 46)

Lợn ở các lứa tuổi khác nhau có những đặc điểm giải phẫu, sinh lý khác nhau, sự đáp ứng của cơ thể với các yếu tố stress khác nhau.

Để tìm hiểu lợn con bị mắc bệnh phân trắng như thế nào ở các giai đoạn tuổi, chúng tôi đã tiến hành theo dõi 110 con có độ tuổi từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi tại Trang trại công ty cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc, lợn được phân loại theo gian đoạn cụ thể :

-Từ sơ sinh - 7 ngày tuổi. -Từ 8 - 14 ngày tuổi. -Từ 15 - 21 ngày tuổi. -Từ 22 - 28 ngày tuổi.

Kết quả theo dõi tình hình lợn mắc bệnh phân trắng ở các tuần tuổi được trình bày ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi Tuổi (ngày tuổi) Số theo dõi (con) Số nhiễm bệnh (con) Tỷ lệ (%) Sơ sinh - 7 40 22 55,00 8 -14 29 15 51,72 15 -21 23 7 30,43 22 -28 18 5 27,78 Tính chung 110 48 43,63

Số liệu bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh lợn con phân trắng ở giai đoạn từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi (chiếm 55%) là cao nhất so với các giai đoạn sau đó. Nguyên nhân do từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi là giai đoạn lợn con chịu áp lực lớn nhất về thay đổi điều kiện sống. Trong khi ở giai đoạn bào thai nhiệt độ cơ thể mẹ tương đối cao (37,5 - 38,50C), dinh dưỡng trực tiếp từ nhau thai mẹ. Khi mới sinh ra, lợn con bắt đầu phải đối mặt với sự thay đổi của môi

trường sống hoàn toàn khác hẳn, có sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm …mà không phải ngay lập tức lợn con thích ứng được, sữa trong dạ dày không tiêu hóa hết là là môi trường tốt nhất cho vi khuẩn phát triển. Mặt khác các tổ chức cơ quan còn chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch thụ động (phụ thuộc hoàn toàn vào lượng kháng thể nhận được từ lợn mẹ qua sữa đầu) nên sức đề kháng của lợn con với bệnh tật là rất kém.

Giai đoạn từ 8 - 14 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tuy có giảm nhưng vẫn khá cao. Theo dõi 29 con thì có 15 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 51,72%. Giai đoạn này lợn con bắt đầu tập ăn, lợn con tiếp xúc với thức ăn mới trong khi bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, chưa có khả năng tiêu hóa hoàn toàn thức ăn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Nên tập ăn cho lợn con vào khoảng 7-10 ngày tuổi, tốt nhất là dùng các loại thức ăn hỗn hợp của các hãng thức ăn có chất lượng trên thị trường. Mặt khác, lợn con tập ăn thường thích la liếm dễ bị nhiễm khuẩn tạp nhiễm từ môi trường xung quanh.

Giai đoạn từ 15- 21 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với các giai đoạn trước chiếm tỷ lệ 30,43 %. Trong giai đoạn này lợn con sinh trưởng phát dục nhanh, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong khi đó lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm cả về số lượng và chất lượng, kèm theo lượng kháng thể của lợn con cũng giảm xuống. Bù lại, lúc này cơ năng điều tiết thân nhiệt đã hoàn chỉnh hơn, do được tập ăn sớm từ lúc 7-10 ngày tuổi nên bộ máy tiêu hóa dần dần hoàn thiện lợn sử dụng được thức ăn bổ sung nên đã giải quyết được mâu thuẫn giữa cung và cầu. Điều này đã làm hạn chế khả năng cảm nhiễm bệnh của lợn trong giai đoạn này.

Giai đoạn từ 21 - 28 ngày tuổi, lúc này lợn con đã hoàn thiện tương đối bộ máy tiêu hóa nên có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường. Vì vậy trong giai đoạn này lợn con nhiễm bệnh thấp nhất chiếm tỷ lệ 27,78 %. Nói chung, tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con giảm dần theo lứa tuổi do bộ máy cơ quan tiêu hóa ngày càng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh lợn con phân trắng và so sánh hiệu quả điều trị bệnh của hai loại thuốc Multibio và Norfacoli tại Trang trại Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)