Vi khuẩn E.coli không chịu được nhiệt độ cao bị tiêu diệt ở 600
C trong vòng 15h 30phút. Trong đất và nước E.coli sống được vài khoảng tháng, các chất sát trùng thông thường như acid Phênic, formol… có thể tiêu diệt E.coli
trong vòng 5 phút. E.coli đề kháng với sự sấy khô,chúng có độ nhạy cảm với
Bùi Thị Tho và Phạm Khắc Hiếu (1995) [17], khi nghiên cứu về tính mẫn cảm và tính kháng thuốc được phân lập từ các lợn con bị bệnh phân trắng ở nước ta cho biết: Hiện nay, những thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh phân trắng lợn con do E.Coli gây ra gồm Chloramphenicol, Leomycin, Tetracyclin. Còn các thuốc Streptomycin, Sunphamit ít có tác dụng với E.Coli và tỷ lệ kháng lại chúng cao từ 70 -80 %. Theo các tác giả, những thuốc này được dùng điều trị chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định thì phải đổi kháng sinh mới, đó là hậu quả của việc quá lạm dụng kháng sinh đã gây lên hiện tượng kháng kháng sinh ở vi khuẩn.
Vũ Bình Minh và Cù Hữu Phú (1999) [8] đã tìm thấy chủng vi khuẩn
E.coli kháng lại 11 loại kháng sinh đồng thời chứng minh khả năng di truyền tính kháng thuốc giữa Salmonella và E.coli qua plasmid
Như vậy, khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn nói chung và vi khuẩn đường ruột nói riêng luôn luôn thay đổi, nó phụ thuộc vào từng địa phương, loài động vật, thời điểm kháng sinh đồ khác nhau, cho kết quả khác nhau.
Khi điều trị bệnh muốn đạt hiệu quả cao ta phải xác định độ mẫn cảm của vi khuẩn đối với từng loại kháng sinh khác nhau bằng kỹ thuật kháng sinh đồ. Bên cạnh đó ta phải tìm ra các loại kháng sính mới và nghiên cứu sử dụng phối hợp nhiều loại kháng sinh để điều trị làm tăng hiệu quả và tránh tính kháng kháng sinh. Đồng thời ta phải làm thay đổi bản chất của các Plasmit hoặc ngăn ngừa sự tái sinh và truyền Plasmit giữa các tế bào vi khuẩn.