Nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh lợn con phân trắng và so sánh hiệu quả điều trị bệnh của hai loại thuốc Multibio và Norfacoli tại Trang trại Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc (Trang 35)

Cho đến nay có rất nhiều tác giả trong nước và nước ngoài đã nghiên cứu tìm ra được một số nguyên nhân chính gây ra bệnh phân trắng lợn con như sau:

Do điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng: Nhân tố bẩm sinh do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ không đầy đủ, nhất là giai đoạn có chửa, lợn mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, khoáng chất là Fe, Co, Ca, VTM B12…làm bào thai phát triển kém, do đó lợn con mới dễ mắc bệnh phân trắng. Do rối loạn trao đổi chất và lợn con bú sữa mẹ kém phẩm chất, thiếu chất dinh dưỡng.

Do đặc điểm sinh lý của heo con trong thời kỳ 3 tuần tuổi luôn biến đổi nhất là hệ thống men tiêu hóa. Do vậy dễ bị nhiễm đường tiêu hóa gây tiêu chảy.

Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1995) [3], bệnh lợn con phân trắng do E.coli gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở dạng nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc đường ruột, viêm ruột ở lợn con, nhất là sau khi sinh, thậm chí chỉ và giờ. Có đến 48% trường hợp bị tiêu chảy ở lợn con là do E.coli gây ra.

E.coli là loài vi khuẩn phổ biến nhất trong đường ruột, nó xuất hiện và sống trong ruột của động vật chỉ vài giờ sau khi sinh. Khi điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng kém, sức đề kháng của con vật giảm thì E.coli trở lên cường độc và có khả năng gây bệnh. Chúng sản sinh ra độc tố (Enterotoxin) phá huỷ tổ chức thành ruột làm thay đổi cân bằng quá trình trao đổi nước, điện giải. Nước không được hấp thu từ ruột vào mà bị rút từ cơ thể vào ruột dẫn đến gây bệnh tiêu chảy.

Những nguyên nhân khác làm tăng mức độ nhiễm khuẩn E.coli là vệ sinh chuồng trại kém, bầu vú lợn mẹ bị nhiễm khuẩn, thức ăn nước uống không hợp vệ sinh, E.coli xâm nhập theo đường miệng vào cơ thể. Ngoài ra, do trong dịch vị thiếu HCl tự do cũng là nguyên nhân gây bệnh ở đường tiêu hoá.

Lợn con không được bú sữa đầu dẫn đến sức đề kháng yếu làm tăng khả năng cảm nhiễm bệnh; thời tiết nóng, lạnh đột ngột, độ ẩm môi trường cao cũng làm lợn con dễ mắc bệnh lợn con phân trắng.

Theo Cù Xuân Dần (1996) [2], lượng sữa lợn mẹ từ khi đẻ tăng dần đến 15 ngày tuổi và đạt cao nhất vào 21 ngày tuổi rồi đột ngột giảm xuống trong khi nhu cầu của lợn con ngày càng tăng, đến ngày thứ 21 nếu lợn mẹ thiếu chất dinh dưỡng thì lợn con càng thiếu sữa, lợn con ăn bẩn dễ sinh bệnh đường tiêu hoá.

- Yếu tố vi khuẩn: Bình thường trong hệ tiêu hoá của lợn luôn có một số loài vi khuẩn nhất định để xúc tiến quá trình tiêu hoá diễn ra một cách đều đặn. Khi gặp điều kiện bất lợi thì một số loài vi khuẩn như E.Coli, Salmonella phát triển nhanh chóng, tăng độc tố của nó và trở thành vi khuẩn gây hại.

Do đặc điểm sinh lý của lợn con: Khi mới sinh cơ thể lợn chưa phát triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch, trong dạ dày lợn con thiếu acid HCl nên pepsinogen tiết ra không trở thành men pepsin hoạt động được. Khi thiếu men pepsin, sữa mẹ không được tiêu hoá và kết tủa dưới dạng casein, gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy phân có màu trắng (màu của casein được tiêu hoá). Hơn nữa, khi mới sinh vỏ não và các trung tâm điều khiển thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh, do vậy không kịp thời thích nghi với sự thay đổi bất thường của thời tiết khí hậu. Ngoài ra, lượng mỡ dưới da của lợn con lúc mới sinh chỉ khoảng 1%, lúc khí hậu thay đổi, lợn con mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt. Đặc điểm này đã lý giải bệnh này không xảy ra hàng loạt, ồ ạt khi khí hậu thời tiết thay đổi

Sử An Ninh (1993) [10] cho biết: Nguồn gốc sinh ra bệnh lợn con phân trắng có liên quan đến phản ứng thích nghi của cơ thể lợn với yếu tố stress, biểu hiện thông qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần trong máu: đường huyết, cholesteron, kẽm, kali, natri…

Mặt khác, lượng sữa mẹ giảm dần sau đẻ và đến ngày thứ 20 giảm đột ngột, khi đó nhu cầu về dinh dưỡng của lợn con ngày càng cao. Đến ngày thứ 20 nếu dinh dưỡng của lợn mẹ không đảm bảo, lợn con càng thiếu sữa, chúng gặm, la liếm nên chuồng và thành chuồng nên dễ phát sinh bệnh đừng tiêu hoá.

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh lợn con phân trắng và so sánh hiệu quả điều trị bệnh của hai loại thuốc Multibio và Norfacoli tại Trang trại Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc (Trang 35)