Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh lợn con phân trắng và so sánh hiệu quả điều trị bệnh của hai loại thuốc Multibio và Norfacoli tại Trang trại Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc (Trang 43)

- Tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ khỏi, tỷ lệ tái nhiễm, tỷ lệ chết

Σ số lợn con theo dõi - Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Số lợn khỏi bệnh x 100 Tổng số lợn điêù trị - Tỷ lệ tái nhiễm (%) = Tổng số lợn con nhiễm bệnh lần 2 x 100 Tổng số lợn conn khỏi lần 2 - Tỷ lệ chết (%) = Số lợn chết x 100 Tổng số lợn bệnh 2.4.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập từ thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [17].

- Số trung bình cộng: xi X = n Σ (với i = 1 → n)

Trong đó: ∑xi :Tổng các giá trị của x n : Dung lượng mẫu

- Độ lệch tiêu chuẩn: + Với n < 30: ( )2 2 x Σxi Σxi S n - 1 n − = ±

Trong đó: S : X Độ lệch tiêu chuẩn. xi: Giá trị mẫu.

n: Dung lượng mẫu. - Sai số trung bình: + Với n ≤ 30: x x S m n - 1 = ±

X

S : Độ lệch tiêu chuẩn. n: Dung lượng mẫu. + Hệ số biến dị (CV%):

2.5. Kết quả và phân tích kết quả

2.5.1. Tình hình mc bnh phân trng ln con ca Trang tri công ty cphn ging lâm nghip Đông Bc phn ging lâm nghip Đông Bc

Lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi khả năng điều tiết nhiệt kém, hệ tiêu hóa còn thiếu các men tiêu hóa, đặc biệt là men pepsin, khả năng tiết dịch vị chậm nên rất dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Đồng thời hệ thống miễn dịch và hệ thống thần kinh của lợn chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị các yếu tố stress tác động vào gây tiêu chảy

Qua theo dõi, điều tra lợn từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi nuôi tại Trang trại Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc, kết quả về tỷ lệ lợn con bị phân trắng lợn con và chết do mắc bệnh theo đàn và theo cá thể được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tỷ lệ lợn con bị mắc bệnh phân trắng và chết theo đàn theo cá thể Chỉ tiêu Cách điều tra Số điều tra Phân trắng lợn con Chết do mắc bệnh Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Theo đàn 10 8 80,00 0 0 Theo cá thể 110 48 43,63 4 8,33

Số liệu bảng 2.2. cho thấy: Qua theo dõi 10 đàn thì 8 đàn có lợn bị bệnh phân trắng (chiếm 80,00 %). Theo dõi 110 lợn con thì 48 con mắc bệnh, nhưng chỉ có 4 lợn con chết do mắc bệnh (chiếm 8,33%)

Qua thực tế điều tra, theo dõi tại Trang trại công ty cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc, chúng tôi thấy trung tâm đã thực hiện quy trình chăm sóc khá chặt chẽ, có sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh vẫn còn khá cao do Trung tâm nuôi nái ngoại, đực ngoại nên khả năng thích nghi, sức đề kháng kém với diễn biến phức tạp của thời tiết làm cho tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con cao.

% X 100 V S C X = ×

Lợn mắc bệnh cần được điều trị kịp thời, tăng cường bổ sung dinh dưỡng và chất điện giải. lợn con bị chết xảy ra chủ yếu ở đàn đẻ nhiều con, số con đẻ ra nhiều hơn số vú của lợn mẹ. Lợn con chết thường là con nhỏ, sinh trưởng chậm, còi cọc trong đàn và hiện tượng tiêu chảy đã xảy ra từ 3 -4 ngày mà không khỏi. Đa số lợn chết là dưới 3 tuần tuổi.

2.5.2. Tình hình nhim bnh phân trng ln con theo la tui

Lợn ở các lứa tuổi khác nhau có những đặc điểm giải phẫu, sinh lý khác nhau, sự đáp ứng của cơ thể với các yếu tố stress khác nhau.

Để tìm hiểu lợn con bị mắc bệnh phân trắng như thế nào ở các giai đoạn tuổi, chúng tôi đã tiến hành theo dõi 110 con có độ tuổi từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi tại Trang trại công ty cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc, lợn được phân loại theo gian đoạn cụ thể :

-Từ sơ sinh - 7 ngày tuổi. -Từ 8 - 14 ngày tuổi. -Từ 15 - 21 ngày tuổi. -Từ 22 - 28 ngày tuổi.

Kết quả theo dõi tình hình lợn mắc bệnh phân trắng ở các tuần tuổi được trình bày ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi Tuổi (ngày tuổi) Số theo dõi (con) Số nhiễm bệnh (con) Tỷ lệ (%) Sơ sinh - 7 40 22 55,00 8 -14 29 15 51,72 15 -21 23 7 30,43 22 -28 18 5 27,78 Tính chung 110 48 43,63

Số liệu bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh lợn con phân trắng ở giai đoạn từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi (chiếm 55%) là cao nhất so với các giai đoạn sau đó. Nguyên nhân do từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi là giai đoạn lợn con chịu áp lực lớn nhất về thay đổi điều kiện sống. Trong khi ở giai đoạn bào thai nhiệt độ cơ thể mẹ tương đối cao (37,5 - 38,50C), dinh dưỡng trực tiếp từ nhau thai mẹ. Khi mới sinh ra, lợn con bắt đầu phải đối mặt với sự thay đổi của môi

trường sống hoàn toàn khác hẳn, có sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm …mà không phải ngay lập tức lợn con thích ứng được, sữa trong dạ dày không tiêu hóa hết là là môi trường tốt nhất cho vi khuẩn phát triển. Mặt khác các tổ chức cơ quan còn chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch thụ động (phụ thuộc hoàn toàn vào lượng kháng thể nhận được từ lợn mẹ qua sữa đầu) nên sức đề kháng của lợn con với bệnh tật là rất kém.

Giai đoạn từ 8 - 14 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tuy có giảm nhưng vẫn khá cao. Theo dõi 29 con thì có 15 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 51,72%. Giai đoạn này lợn con bắt đầu tập ăn, lợn con tiếp xúc với thức ăn mới trong khi bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, chưa có khả năng tiêu hóa hoàn toàn thức ăn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Nên tập ăn cho lợn con vào khoảng 7-10 ngày tuổi, tốt nhất là dùng các loại thức ăn hỗn hợp của các hãng thức ăn có chất lượng trên thị trường. Mặt khác, lợn con tập ăn thường thích la liếm dễ bị nhiễm khuẩn tạp nhiễm từ môi trường xung quanh.

Giai đoạn từ 15- 21 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với các giai đoạn trước chiếm tỷ lệ 30,43 %. Trong giai đoạn này lợn con sinh trưởng phát dục nhanh, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong khi đó lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm cả về số lượng và chất lượng, kèm theo lượng kháng thể của lợn con cũng giảm xuống. Bù lại, lúc này cơ năng điều tiết thân nhiệt đã hoàn chỉnh hơn, do được tập ăn sớm từ lúc 7-10 ngày tuổi nên bộ máy tiêu hóa dần dần hoàn thiện lợn sử dụng được thức ăn bổ sung nên đã giải quyết được mâu thuẫn giữa cung và cầu. Điều này đã làm hạn chế khả năng cảm nhiễm bệnh của lợn trong giai đoạn này.

Giai đoạn từ 21 - 28 ngày tuổi, lúc này lợn con đã hoàn thiện tương đối bộ máy tiêu hóa nên có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường. Vì vậy trong giai đoạn này lợn con nhiễm bệnh thấp nhất chiếm tỷ lệ 27,78 %. Nói chung, tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con giảm dần theo lứa tuổi do bộ máy cơ quan tiêu hóa ngày càng hoàn thiện.

2.5.3. T l nhim bnh phân trng ln con qua các tháng theo dõi

Bệnh phân trắng lợn con do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó tổ hợp các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm) đóng vai trò quan trọng. Đào

Trọng Đạt và cs (1996) [3] cho rằng: Lạnh và ẩm là 2 yếu tố tác động mạnh đến sức khỏe vật nuôi, trong đó lợn sơ sinh và lợn con theo mẹ là đối tượng tác động mạnh nhất.

Tại các tháng của năm, khí hậu có sự chênh lệch về nhiệt độ và độ ẩm…Để làm rõ ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm các tháng trong năm đến tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi tai Trang trại công ty cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc chúng tôi đã tiến hành điều tra, theo dõi tình hình lợn con mắc bệnh từ tháng 6/2013 - 10/2013. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Tỷ lệ lợn nhiễm bệnh phân trắng theo tháng trong năm

Tháng theo dõi Theo đàn Theo cá thể Số đàn theo dõi (đàn) Số đàn nhiễmbệnh (đàn) Tỷ lệ (%) Số con theo dõi (con) Số con nhiễm bệnh (con) Tỷ lệ (%) 6 2 2 100 21 9 42,85 7 2 2 100 22 11 50 8 2 2 100 21 12 57,14 9 2 1 50 22 8 36,36 10 2 1 50 20 2 10 Tổng 10 8 80,00 106 42 39,6

(Ghi chú:Chỉ theo dõi các đàn đẻ từ 1 - 20 hàng tháng)

Số liệu bảng 2.4 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn vào tháng 6, 7, 8 chiếm 100%, tháng 9 và tháng 10 chiếm 50%. Tỷ lệ nhiễm theo cá thể cao nhất là tháng 8 chiếm 57,14% tiếp đến là tháng 7 chiếm 50%, tháng 6 là 42,85 %, thấp nhất là tháng 10 chiếm 10%.

2.5.4. T l mc bnh phân trng ln con theo tính bit

Bảng 2.5. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt Tính biệt Số con theo dõi

(con)

Số con mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc bệnh (%)

Lợn đực 49 21 42,85

Lợn cái 61 27 44,26

Tính chung 110 48 43,63

Số liệu bảng 2.5 cho thấy bệnh lợn con phân trắng xảy ra trên cả hai cá thể đực và cái. Tỷ lệ mắc bệnh giữa lợn đực và cái là gần giống nhau. Số con đực bị bệnh là 21 con trên tổng số 49 con đực, chiếm 42,85 %. Số con cái nhiễm bệnh là 27 con trên tổng số 61 con, chiếm 44,26 %. Như vậy, dựa vào giới tính không thể kết luận được là lợn đực mắc bệnh nhiều hơn hay lợn cái mắc bệnh nhiều hơn.

2.5.5. Hiu lc điu tr ca 2 loi thuc

Trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng 2 phác đồ điều trị. - Phác đồ 1: + Multibio + Chất điện giải + B- Complex - Phác đồ 2: + Norfacoli (Norfloxacin) + Chất điện giải + B-Complex

Trong mỗi phác đồ điều trị chỉ thay đổi loại kháng sinh còn các loại thuốc tăng cường sức đề kháng, chất điện giải đều không thay đổi. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. So sánh hiệu lực của hai phác đồ điều trị

Phác đồ Loại thuốc Liều dùng và cách dùng Kết quảđiều trị Số lợn điều trị (con) Thời gian điều trị (ngày) Số lợn khỏi (ngày) Tỷ lệ khỏi (%) Số lợn tái nhiễm (con) Tỷ lệ tái nhiễm (%)

1 Multibio 1ml/con/ngày Tiêm bắp 24 3 21 87,5 1 4,1 Chất điện giải

Pha nước, cho uống tự do B-complex 1ml/con/ngày 2 Norfacoli 1ml/con/ngày tiêm bắp 24 3 20 83,3 2 8,3 Chất điện giải

Pha nước, cho uống tự do B-complex 1ml/con/ngày

Norfacoli có thành phần chính là Norfloxacin, dung môi vừa đủ 100ml. thuốc đặc trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, ỉa phân trắng, phân vàng…Thuốc được sản xuất phân phối bởi công ty thuốc thú y Hanvet.

Multibio có thành phần chính là Ampicillin và colistin với dung môi vừa đủ 100ml. Tác dụng của thuốc: Đặc trị phân vàng, phân nhớt, phân trắng, nhiễm khuẩn đường ruột….Thuốc được sản xuất, phân phối bởi công ty thuốc thú y Virbac.

Kết quả thử nghiệm 2 phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con cho thấy 2 loại thuốc có kết quả điều trị là (87,5 % và 83,3 %). Tuy nhiên, khả năng tái nhiễm của phác đồ 1 (4,1 %) thấp hơn phác đồ 2 (8,3 %). Điều trị bằng phác đồ 1 lợn con khỏi bệnh thấy ăn uống và hoạt động bình thường, tăng trọng nhanh hơn với lợn con được điều trị bằng phác đồ 2.

2.5.6. nh hưởng ca các loi thuc ti kh năng sinh trưởng ca ln con qua các giai đon qua các giai đon

Để đánh giá được ảnh hưởng của hai lại thuốc thí nghiệm đến khả năng sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi, tôi tiến hành nghiên cứu chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn con qua các giai đoạn tuổi ở các nhóm thí nghiệm.

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm, bởi nó có ảnh hưởng rất lớn tới sức sản xuất của đàn gia súc, gia cầm. Khối lượng lợn con qua các tuần tuổi là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn lợn. Trong chăn

nuôi, sinh trưởng tích lũy càng cao thì càng rút ngắn thời gian chăn nuôi, đồng thời giảm chi phí thức ăn.

Trong thực tế, khả năng sinh trưởng của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giống, thức ăn, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, khả năng thích nghi của chúng với môi trường.

Khối lượng bình quân của lợn ở 2 nhóm thí nghiệm được cân ở các thời điểm: sơ sinh, 7, 14, 21, 28 ngày tuổi. Lợn được cân vào buổi sáng sớm, cùng một loại cân. Kết quả được trình bày ở bảng sau

2.5.7. Hch toán chi phí thuc thú y

Bảng 2.8. Hạch toán chi phí thuốc thú y

Nội dung

hoạch toán ĐV

Lô 1 (24 con) Lô 2 (24 con)

Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Thuốc Multibio Lọ (100ml) 1 210.000 210.000 Thuốc norfacoli Lọ (100ml) 1 145.000 145.000 Chất điện giải Gói (1 kg) 5 20.000 100.000 5 20.000 100.000 B.Comlecx Lọ 1 32.000 32.000 1 32.000 32.000 Tổng chi VNĐ 266.000 197.000 Tổng khối lượng lợn tăng Kg 397,16 384,76 Chi phí thuốc/kg lợn con VNĐ 670 512

Số liệu bảng 2.8 cho thấy chi phí sử dụng thuốc Norfacoli/kg khối lượng lợn con là 512 đồng thấp hơn so với chi phí sử dụng thuốc Multibio (670 đồng). Tuy nhiên, khi điều trị bệnh phân trắng lợn con với thuốc Norfacoli thời gian khỏi bệnh của lợn dài hơn so với thời gian điều trị bằng thuốc Multibio, ngoài ra thuốc còn làm ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của lợn con và làm ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của đàn lợn.

Điều trị bệnh lợn con phân trắng với thuốc Multibio có chi phí thuốc cao hơn nhưng thời gian điều trị của thuốc ngắn, không ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng cuả đàn lợn vì vậy mà sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong chăn nuôi.

2.6. Kết luận, tồn tại và đề nghị

2.6.1. Kết lun

Qua thời gian thực tập tại Trang trại công ty cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc với chuyên đề: “Tình hình lợn con b nhim bnh phân trng và so sánh hiu quđiu tr ca hai loi thuc Multibio và Norfacoli ti Trang tri Công ty C phn ging lâm nghip Đông Bc” thông qua các kết quả thu được và phân tích kết quả, tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Bệnh phân trắng lợn con xảy ra khá phổ biến ở Trang trại công ty cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc với tỷ lệ mắc bệnh theo cá thể khá cao (43,63%).

- Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con giảm dần theo lứa tuổi.Trong hai tuần đầu, tỷ lệ nhiễm trên 50%, sang tuần thứ ba, giảm xuống còn gần 30 % nhưng đến tuần thứ tư chỉ còn 27,78 %.

- Ở các tháng khác nhau trong năm thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh cũng khác nhau, tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất là tháng 8 (theo đàn: 100,00 %, theo cá thể: 53,42 %) và tháng 10 có tỷ lệ thấp nhất (theo đàn: 57,14 %, theo cá thể: 10,76%).

- Khi sử dụng hai loại thuốc Norfacoli và Multibio để điều trị bệnh phân trắng lợn con đều đem lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Multibio thì số ngày điều trị ngắn hơn, tỷ lệ tái nhiễm thấp hơn và có khả năng sinh trưởng tốt hơn so với thuốc Norfacoli.

2.6.2. Tn ti

- Do điều kiện không cho phép nên chưa tiến hành lặp lại thí nghiệm. - Chưa có điều kiện mổ kiểm tra bệnh tích và phân lập vi khuẩn.

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh lợn con phân trắng và so sánh hiệu quả điều trị bệnh của hai loại thuốc Multibio và Norfacoli tại Trang trại Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)