Chính sách pháp luật đất đa

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 96)

II Máy in và máy photo

3.4.1. Chính sách pháp luật đất đa

Chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ; chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành về đất đai còn một số nội dung chưa đủ rõ, chưa phù hợp. Văn bản chính sách, pháp luật về đất đai ban hành nhiều nhưng thiếu đồng bộ; nhiều nội dung thiếu rõ ràng, khó hiểu dẫn đến cách hiểu có thể đúng có thể sai, chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau giữa luật vềđất đai với các luật khác;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội, chưa phù hợp với thực tiễn. Do vậy, trong quá trình giải quyết thủ tục đăng ký cấp GCN QSDĐ lần đầu hay đăng ký biến động đất đai trên địa bàn thành Hạ Long còn gặp nhiều vướng mắc, không đủ căn cứ giải quyết, điều này gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến tình trạng đơn thư, khiếu kiện kéo dài. Cụ thể: Quy định về việc người sử dụng đất sau ngày 15/10/1993 không phù hợp quy hoạch, chưa có chủ trương thu hồi đất không được cấp GCN, trong khi Quy hoạch đã được phê duyệt được nhiều năm nhưng không thực hiện; trường hợp tự ý mua bán nhà đất (khi thửa đất chưa được cấp GCN) sau ngày 01/7/2004, đến nay người bán đã chuyển chỗ ở đi nơi khác không tìm được; không có quy định cấp GCN đối với trường hợp các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tự ý thanh lý tài sản trên đất cho cán bộ, công nhân viên sử dụng vào mục đích đểởổn định từ trước ngày 15/10/1993 hay trường hợp tách thửa đất vườn liền kề với thửa đất có nhà ở, tự ý chia tách thửa đất trước ngày văn bản quy định diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa của UBND Tỉnh có hiệu lực; quy định về việc hợp 02 thửa đất có mục đích khác nhau….

Bên cạnh đó là sự chậm trễ hướng dẫn thi hành luật và sự chưa thống nhất trong quy định pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi văn bản đó có hiệu lực thì thi hành được ngay. Văn bản quy định chi tiết phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều khoản cần được quy định chi tiết. Tuy nhiên, quy định này thường không được thực hiện đúng. Cụ thể, Luật Đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, đến ngày 01/7/2004 mới bắt đầu có hiệu lực thi hành, nhưng văn bản hướng dẫn là Nghị định 181/2004/NĐ-CP được ban hành sau gần 04 tháng; 03 năm sau, nghịđịnh số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định hướng dẫn bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai mới được ban hành; Tiếp đó là Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 (có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87 hiệu lực ngày 10/12/2009) của Chính phủ tiếp tục quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ quy định Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất…. Sự chậm trễ này làm cho việc triển khai các quy định của pháp luật đất đai, trong đó có công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trì hoãn trên thực tế. Trong thời gian chờ văn bản hướng dẫn, nhiều hồ sơ đất đai của người dân bị đình chỉ do cán bộ tại các địa phương lúng túng, e ngại khi áp dụng các quy định mới của Luật Đất đai.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)