II Máy in và máy photo
3.3.3. Kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hạ Long
Hạ Long
3.3.3.1. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thường trực Thành ủy Hạ Long, Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến năm 2014, trên địa bàn Thành phố đã cấp 62.115 giấy với diện tích 4787,78 ha, trong đó: đất ở đô thị: thực hiện cấp 56.140 giấy với diện tích 1768,14 ha (95,64% diện tích cần cấp); đất sản xuất nông nghiệp: thực hiện cấp 5.198 giấy với diện tích 879,93 ha (73,25% diện tích cần cấp). đất lâm nghiệp: thực hiện cấp 777 giấy với diện tích 2.139,71 ha (98,1% diện tích cần cấp). Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2010 - 2014 được thể hiện tại bảng 3.3:
Trả GCN cho công dân sau khi thực hiện nghĩa vụ tài hính Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả VPĐKQSDĐ kiểm tra, tiếp nhận hồ sơđủđiều kiện, vào số VĂN PHÒNG ĐKQSDĐ - Thẩm định hồ sơ; - Trích đo, trích lục, xác nhận đơn;
Cơ quan thuế PHÒNG TN&MT
Kiểm tra, lập tờ trình
Văn phòng UBND Thành phố
kiểm tra, thảo quyết định
Lãnh đạo UBND Thành phố ký quyết định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 Bảng 3.3: Kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2010-2014 Đơn vị: Hồ sơ Năm Tổng hồ sơ kê khai xin cấp GCN Hồ sơđược cấp GCNQSDĐ Hồ sơ trả lại do không đủđiều kiện Hồ sơ GQ đúng hạn Hồ sơ GQ quá thời hạn Tổng Tỷ lệ (%) Hồ sơ Tỷ lệ (%) 2010 2.560 2.444 29 2.473 96,60 87 3,40 2011 3.117 3.025 33 3.058 98,11 59 1,89 2012 7.421 7.097 89 7.186 96,83 235 3,17 2013 2.430 2.179 98 2.277 93,70 153 6,30 2014 1.136 1.055 32 1.087 95,69 49 4,31 Tổng 16.664 15.800 281 16.081 96,50 583 3,50
(Nguồn số liệu: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hạ Long) Qua bảng 3.3 cho thấy: Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, tổng số hồ sơ kê khai xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu là 16.664 hồ sơ, tổng số giấy chứng nhận QSD đất đã cấp là 16.081 giấy đạt 96,50%. Trong đó: Năm 2012, số hồ sơ được cấp giấy chứng nhận QSDĐ là lớn nhất (7.186 hồ sơ ), tiếp đó là năm 2011 (3.058 hồ sơ). Lý do: Thực hiện Kế hoạch số 41/KH - UBND ngày 22/4/2010 của UBND Thành phố "Về việc triển khai thực hiện hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu cho các loại đất trên địa bàn thành phố Hạ Long năm 2010. Đặc biệt trong năm 2012, thực hiện chỉđạo của UBND Tỉnh tại văn bản số 5702/UBND-QLĐĐ1 ngày 13/11/2012 “Về việc đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp cho các hộ dân trên địa bàn Tỉnh”, UBND Thành phố đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, UBND các phường tập trung lực lượng thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận lần đầu cho các loại đất trên địa bàn Thành phố, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận lần đầu năm 2013 đạt 132,0% vượt kế hoạch được giao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 Đa số các hồ sơ gửi đến đều được Văn phòng đăng ký QSDĐ tham mưu giải quyết đảm bảo đúng thời hạn quy định. Bên cạnh đó, vẫn còn có hồ sơ giải quyết quá thời hạn (281 hồ sơ), do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, cụ thể:
- Trong giai đoạn 2010 -2014, do UBND Thành phố chỉ đạo tập trung hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đối với các loại đất trên địa bàn Thành phố nên lượng hồ sơ người dân kê khai nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tăng cao, trong khi lực lượng cán bộ VPĐKQSDĐ tham gia giải quyết hồ sơ có hạn (chỉ có 7 cán bộ trực tiếp giải quyết hồ sơ cho 20 phường), mặc dù các cán bộ đã cố gắng đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, làm ngoài giờ hành chính, song vẫn không tránh khỏi một số hồ sơ giải quyết chậm. Bên cạnh đó, phần lớn cán bộ VPĐKQSDĐ là cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm thực tế nên một số hồ sơ thẩm định không dứt điểm, có trường hợp hồ sơ phải trả lại bổ sung nhiều lần gây bức xúc cho người dân.
- Do bản đồ địa chính các phường được đo vẽ từ những năm 1997 - 2000 nên đến nay, hiện trạng sử dụng đất của nhiều hộ dân có biến động, nguồn gốc thiếu rõ ràng nên mất nhiều thời gian để kiểm tra, xác minh.
- Do người dân chậm thực hiện những yên cầu bổ sung về mặt hồ sơ theo quy định, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Trong 16.664 hồ sơ kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu có 583 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 3,5%) không đủđiều kiện giải quyết phải trả lại cho người dân, tập trung ở một số lý do, trong đó hồ sơ không đủ điểu kiện chủ yếu là do lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sau ngày 15/10/1993, sử dụng đất không ổn định liên tục và do không phù hợp với quy hoạch (bảng 3.4).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
Bảng 3.4: Tình hình hồ sơ xin cấp GCN quyền sử dụng đất lần đầu không
đủđiều kiện trên địa bàn thành phố Hạ Long giải quyết giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Hồ sơ
STT Nguyên nhân không đủđiều
kiện giải quyết Năm Tổng Tỷ lệ (%) 2010 2011 2012 2013 2014 1 Thửa đất lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sau ngày 15/10/1993, sử dụng không ổn định, liên tục... 45 27 95 77 29 273 46,83 2 Có tranh chấp, khiếu kiện 10 7 17 23 11 68 11,66 3
Vướng mắc trong phân chia di sản (thiếu hàng thừa kế thứ nhất, không thống nhất được việc phân chia trong gia đình...)
15 9 36 24 3 87 14,92 4 4 Không phù hợp với quy hoạch (Thửa đất sử dụng sau ngày 15/10/1993 nhưng không phù hợp với quy hoạch; đã có chủ trương thu hồi đất của CQ Nhà nước có thẩm quyền...) 17 16 87 29 6 155 26,59 Tổng 87 87 59 235 153 49 583
(Nguồn số liệu: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hạ Long)
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai kế hoạch cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu cho các loại đất trên địa bàn Thành phố, còn nhiều vướng mắc về chính sách cần được tháo gỡđối với địa bàn phức tạp và có nhiều biến động như thành phố Hạ Long, cụ thể:
- Đối với đất ở
+ Thửa đất trước đây được giao đất theo quy hoạch được duyệt xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng sử dụng không đúng theo quy hoạch đã duyệt, UBND Thành phố đã báo cáo UBND Tỉnh cho phép điều chỉnh quy hoạch hoặc hủy bỏ quy hoạch đối với những quy hoạch không có tính khả thi,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 hiện các hộ dân đã xây dựng nhà kiên cố sử dụng ổn định nhưng chưa thực hiện điều chỉnh quy hoạch nên chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Thửa đất xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nguồn gốc nhận chuyển nhượng sau ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành (sau ngày 01/7/2004) hiện các hộ đã xây dựng nhà, sử dụng ổn định từ khi nhận chuyển nhượng đến nay, theo quy định phải cấp cho chủ sử dụng đất ban đầu mà không cấp cho người nhận chuyển nhượng chỉ có giấy tờ viết tay nhưng chủ sử dụng đất ban đầu đã chuyển chỗởđi nơi khác không tìm được.
+ Thửa đất của hộ gia đình, cá nhân xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc ranh giới đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Thửa đất xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sử dụng trong khoảng thời gian từ 15/10/1993 đến 01/7/2004 không có giấy tờ, không tranh chấp nhưng không phù hợp quy hoạch và thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghịđịnh 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007. Do vậy, đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007).
+ Thửa đất được giao là đất sản xuất nông nghiệp nhưng hộ dân đã tự ý chuyển mục đích xây dựng nhà ở trước 15/10/1993, hiện khu vực quy hoạch vẫn là đất nông nghiệp.
+ Một số thửa đất trước khi cấp giấy phải làm thủ tục phân chia di sản do chủ sử dụng đã chết không để lại di chúc nhưng vướng mắc trong quá trình làm thủ tục phân chia di sản như hàng thừa kế không đầy đủ, không thống nhất phân chia...
+ Thửa đất xin cấp giấy chứng nhận QSD đất đang còn tranh chấp chưa được cơ quan chức năng giải quyết xong.
- Đối với đất sản xuất nông nghiệp:
+ Việc giao đất và công nhận quyền sử dụng đất không thu tiền sử dụng đất chỉ thực hiện đối với nhân khẩu và hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại địa phương và phải trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên rất khó thực hiện vì hiện tại trên địa bàn có rất nhiều hộ trước kia hợp tác xã giao đất từ những năm 1992 trở về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 trước nhưng nay không trực tiếp sản xuất thì phải chuyển sang thuê đất thì không phù hợp; hay có những trường hợp các hộ dân tự khai phá đất sản xuất nông nghiệp tại một phường tuy nhiên hộ khẩu thường trú lại ở phường khác nên không đủđiều kiện cấp giấy chứng nhận.
+ Hiện địa phương đang triển khai lập phương án giao đất trồng cây hàng năm cho các xã viên hợp tác xã, các xã viên này đã được hợp tác xã giao khoán. Nhưng hiện tại khu vực này được quy hoạch vào mục đích phi nông nghiệp. Vậy không thể triển khai giao đất được vì không phù hợp quy hoạch (Phường Đại Yên: nằm trong quy hoạch khu du lịch sinh thái văn hóa Hạ Long; phường Việt Hưng: nằm trong quy hoạch khu công nghiệp; phường Hà Phong: một số khu nằm trong khu quy hoạch khu dân cư, tiểu thủ công nghiệp).
- Đối với đất lâm nghiệp:
+ Ranh giới đất rừng giữa tổ chức và hộ gia đình, cá nhân không rõ ràng do khi giao đất, giao rừng đã không tổ chức thực hiện việc cắm mốc ranh giới ngoài thực địa, sơđồ giao đất không có toạđộ; Việc đo đạc cấp giấy chứng nhận QSD đất chưa đáp ứng được yêu cầu, một số nơi còn giao chồng chéo, không đúng đối tượng (khu vực lòng hồ Yên Lập, đất rừng đặc dụng khu vực Bãi Cháy); Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện theo đúng quy định (không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
+ Sản phẩm đo đạc đất lâm nghiệp được đơn vị tư vấn bàn giao cho UBND các phường như: Bản mô tả ranh giới mốc giới (nhiều bản không có xác nhận của các hộ giáp ranh); Hồ sơ kỹ thuật thửa đất không có (chỉ có trích lục hình thể thửa đất nhưng chỉ có cán bộ kỹ thuật và đơn vịđo vẽ xác nhận, không có cơ quan liên quan xác nhận theo quy định, trích lục hình thể thửa đất có những điểm không có tọa độ). Do vậy không đảm bảo yêu cầu theo đúng quy định hiện hành do đó chưa đủ tính pháp lý để triển khai cấp giấy chứng nhận QSD đất.
+ Quy hoạch chi tiết bảo vệ và phát triển rừng chưa cụ thể những thửa đất rừng phía trên đỉnh không có đường đi lên, dẫn tới xảy ra tranh chấp, kiến nghị khi tổ chức cấp giấy chứng nhận.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 + Theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 20, Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng; điểm a, khoản 1, mục II, Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định: việc giao rừng không thu tiền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân phải sinh sống trên địa bàn thuộc cấp xã nơi có rừng. Tuy nhiên trên thực tế có một số chủ rừng không sinh sống trên địa bàn nơi có rừng.
+ Theo quy định của Thông tư số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 Hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp, thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp phải gắn liền với việc cấp quyền sở hữu rừng, nhưng hiện nay chưa triển khai công tác khảo sát quỹ rừng có trên đất lâm nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố. Nhiều hộ dân trước đây được giao đất, giao rừng theo Nghịđịnh 02/NĐ/CP nhưng nằm trong ranh giới được giao quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ (trên địa bàn phường Đại Yên, Việt Hưng), nằm trong ranh giới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ (trên địa bàn phường Bãi Cháy, Hùng Thắng…..).
Nhận xét chung về những nguyên nhân làm hạn chế công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn thành phố Hạ Long:
- Lực lượng cán bộ giải quyết hồ sơ còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. - Các văn bản đã được ban hành không đồng bộ, chế độ chính sách luôn thay đổi và có nhiều bấp cập, chưa thực sự đi vào cuộc sống.
- Hồ sơđịa chính lưu trữ qua các thời kỳ không được đầy đủ và không được cập nhật thường xuyên dẫn đến khó khăn trong công tác xác minh, kiểm tra.
- Sự phối kết hợp giải quyết hồ sơ giữa cán bộ VPĐKQSDĐ và cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường trong một số trường hợp chưa thống nhất; giữa VPĐKQSDĐ và Chi cục thuế trong việc xác định mức thu tiền sử dụng đất không cùng quan điểm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 - Việc phải nộp tiền sử dụng đất do sử dụng đất sau ngày 15/10/1993, do cấp vượt hạn mức đất ở … làm cho một số hộ dân không có điều kiện về tài chính phải xin rút hồ sơ.
3.3.3.2. Công tác đăng ký biến động đất đai
Thành phố Hạ Long là trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có tốc độ đô thị hóa cao với nhiều khu đô thị mới được hình thành phục vụ cho nhu cầu phát triển (khu đô thị Cao Xanh – Hà Khánh A, khu đô thị mới Cái Dăm, khu đô thị Đông Hùng Thắng, khu đô thị bao biển Cột 5- cột 8, khu dân cư đồi T5, khu chung cư cao cấp biệt thự căn hộ liền kề phường Hùng Thắng,…) nên các biến động vềđất đai diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ, trong đó chủ yếu là các loại hình biến động như: chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, tách thửa đất, chuyển mục đích sử dụng đất (bảng 3.5).
Bảng 3.5: Kết quả giải quyết hồ sơđăng ký biến động đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2010 – 2014 Đơn vị: Hồ sơ Năm Tổng hồ sơđăng ký biến động Hồ sơđủ điều kiện Tỷ lệ (%) Hồ sơ không đủ điều kiện Tỷ lệ (%) 2010 15.732 15.418 98,00 314 2,04 2011 16.136 15.903 98,56 233 1,47 2012 17.815 17.440 97,90 375 2,15 2013 14.364 14.186 98,76 178 1,25 2014 14.270 14.101 98,82 169 1,20 Tổng 78.317 77.048 98,38 1.269 1,65
(Nguồn: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hạ Long)
Trong 5 năm (từ năm 2010 đến năm 2014), Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố đã tiếp nhận 78.317 hồ sơđăng ký biến động đất đai, đã tham mưu giải quyết 77.048 hồ sơ đạt 98,38% đảm bảo theo đúng quy định