Đo lường hiệu ứng cận biên:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 76)

Các thông số ước lượng từ các mô hình kết quả nhị phân, không giống như những ước lượng của mô hình tuyến tính, không thể trực tiếp giải thích được vì chúng không cung cấp thông tin hữu ích mô tả đầy đủ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc nhị phân (theo Long & Freese, 2003). Các hệ số ước lượng thu được bằng cách thực hiện hồi quy mô hình biến phụ thuộc nhị phân không thể giải thích những tác động của từng biến độc lập lên sự thay đổi của biến phụ thuộc trong mô hình vì bản chất phi tuyến của chúng. Vì vậy, trong luận văn này tác giả sử dụng phương pháp phân tích hiệu ứng cận biên và xác suất dự báo, là những công cụ phân tích thích hợp để xử lý vấn đề này.

Bảng 4.9: Hiệu ứng cận biên của từng biến

Variable Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4

t-1 t-2 t-1 t-2 t-2 t-2 NITA -0.2983 -0.7881 -0.0411 -0.5796 -0.3927 -0.4399 ICR -0.0167 -0.0041 PRICE -0.0036 -0.0248 -0.0128 VOL -0.0315 CPI -0.5530 -0.5200 TBILL 2.8473 3.2714

Để tiện cho việc so sánh hiệu ứng cận biên của các biến với nhau, tác giả sẽ chỉ xem xét cụ thể chúng trong mô hình 3 độ trễ t-2, mô hình kết hợp biến sổ sách, biến thị trường và biến kinh tế vĩ mô. Ý nghĩa của các giá trị được giải thích như sau:

Đối với biến sổ sách – biến NITA: khi giá trị TANH của tỷ số lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản tại thời điểm 2 năm trước tăng 0.01 đơn vị thì xác suất để công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ sụt giảm gần 0.3927%, trong điều kiện các biến độc lập khác giữ cố định tại mức giá trị trung bình.

Đối với biến thị trường – biến PRICE: khi giá trị Ln của giá cổ phiếu tại thời điểm 2 năm trước tăng 1% thì xác suất để công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ sụt giảm gần 0.0128% trong điều kiện các biến độc lập khác giữ cố định tại mức giá trị trung bình.

Đối với các biến vĩ mô – biến CPI và biến TBILL: biến TBILL có hiệu ứng cận biên mạnh hơn so với biến CPI. Cụ thể, khi lãi suất TBILL gia tăng 1 trong 2 năm trước thì xác suất công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ gia tăng trung bình 2.8473%, trong điều kiện các yếu tố khác cố định tại giá trị trung bình.

Xem xét một cách tổng quát các mô hình, tác giả đưa ra nhận xét rằng bối cảnh kinh tế vĩ mô sẽ tác động trực tiếp đến các công ty hoạt động trong nền kinh tế. Sau đó, các phản ứng của các công ty đối với sự tác động của các điều kiện kinh tế như thế nào, được thể hiện thông qua các chỉ số tài chính và cuối cùng, thị trường và các bên liên quan sẽ có những đánh giá phản ứng này thông qua giá cả trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)