Các biến chỉ số tài chính biến sổ sách:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50)

Trong các nghiên cứu trước đây vế dự báo kiệt quệ tài chinh, tác giả nhận thấy có rất nhiều các biến tỷ số tài chính đưa vào mô hình nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến khả năng kiệt quệ tài chình của công ty. Altman (1968) sử dụng một tập hợp bao gồm 22 biến số, Ohlson(1980) sử dụng 7 biến số trong nghiên cứu của mình và Shumway (2001) sử dụng 8 biến sổ sách trong mô hình. Tựu trung lại, các biến tỷ số tài chính cho thấy tác động lên khả năng kiệt quệ tài chính của công ty và có đóng góp quan trọng trong các mô hình dự báo thường rơi vào 4 nhóm sau: nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính, nhóm chỉ số thanh khoản, nhóm chỉ số khả năng sinh lời, nhóm chỉ số khả năng trả nợ. Tương ứng với mỗi nhóm, tác giả chọn ra một biến đại diện nhằm xây dựng một mô hình dự báo kiệt quệ cho trường hợp tại Việt Nam.

Biến Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (Total Liabilities to Total Assets – TLTA)

đo lường đòn bẩy tài chính. Trong các nghiên cứu trước đây như: Zmijewski (1984), Shumway (2001), Chava và Jarrow (2004) và John Y. Campbell, Jens Hilscher, Jan Szilagyi (2008) và gần đây là Tinoco và Wilson (2013), biến TLTA đã cho thấy những đóng góp quan trọng trong dự báo kiệt quệ tài chính của công ty. Biến TLTA được thu thập từ Bảng Cân đối kế toán. Hàm TANH được sử dụng để giải quyết vấn đề những giá trị đột biến của các giá trị tỷ số này mà có thể gây tác động bất thường lên kết quả hồi quy. Sau quá trình chuyển đổi bằng hàm TANH, đường thực tế của biến số TLTA có thể được biểu diễn trong khoảng [-1,1]. Với tỷ lệ đòn bẩy cao, công ty sẽ gánh chịu rủi ro tài chính cao và đẩy công ty tới khả năng bị kiệt quệ tài chính cao. Tương tự vậy, một giá trị nhỏ, hoặc âm của tỷ số TLTA cho thấy tài sản của công ty được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu thay vì các khoản nợ. Dấu của biến số này được kỳ vọng sẽ là dấu dương (+), có nghĩa một giá trị cao hơn của biến này sẽ có tác động làm tăng khả năng kiệt quệ tài chính của công ty.

Biến Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capital to Total Assets - WCTA) đo lường khả năng thanh khoản. Vốn lưu động được tính toán bằng cách lất Tài sản ngắn hạn trừ đi Nợ ngằn hạn. Biến WCTA được sử dụng trong các nghiên cứu về kiệt quệ tài chính của Altman (1968), Ohlson(1980) và Shumway(2001). Nhằm loại bỏ các giá trị ngoại lai của một số quan sát trong mô hình hồi quy logistic, sau khi chuyển đổi bằng hàm lượng giác TANH, biến WCTA sẽ nhận các giá trị từ [-1;1], khi một giá trị lớn và dương (tiến về 1) cho thấy khả năng thanh khoản công ty tích cực. Ngược lại, một giá trị nhỏ, thậm chí âm, cho thấy tình trạng bấp bênh trong khả năng thanh khoản của công ty. Dẫn đến trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. Vì vậy, tỷ số này cho một kỳ vọng dấu âm (–) trong mô hình hồi quy.

Biến Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Net Income to Total Assets – NITA) đo lường khả năng sinh lời. Biến NITA được sử dụng trong các nghiên cứu của Zmijewski (1984), Shumway(2001) và John Y. Campbell, Jens Hilscher và Jan Szilagyi (2008). Sự tồn tại của một công ty được quyết định cuối cùng dựa trên khả

năng sinh lời của tài sản, khả năng phá sản xảy ra khi tổng nợ phải trả vượt quá giá trị hợp lý của tài sản công ty được xác định bởi khả năng sinh lời của tài sản. Hàm TANH được sử dụng để giải quyết vấn đề những giá trị đột biến của các giá trị tỷ số này mà có thể gây tác động bất thường lên kết quả hồi quy. Sau quá trình chuyển đổi bằng hàm TANH, đường thực tế của biến số NITA có thể được biểu diễn trong khoảng [-1,1]. Dấu của biến số NITA được kỳ vọng sẽ là dấu âm (–), có nghĩa một giá trị cao hơn của biến này sẽ có tác động làm giảm khả năng kiệt quệ tài chính của công ty.

Biến Khả năng thanh toán lãi vay (Interest Coverage Ratio - ICR) đo lường khả năng chi trả lãi vay của của công ty. Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay, biến này sẽ cho thấy vốn đi vay được sử dụng tốt đến mức nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vay hay không? Khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng EBIT chia cho Chi phí lãi vay. Hàm TANH được sử dụng để giải quyết vấn đề những giá trị đột biến của các giá trị tỷ số này mà có thể gây tác động bất thường lên kết quả hồi quy. Sau quá trình chuyển đổi bằng hàm TANH, đường thực tế của biến số ICR có thể được biểu diễn trong khoảng [-1,1]. Dấu của biến số này được kỳ vọng sẽ là dấu âm (–), có nghĩa một giá trị cao hơn của biến này sẽ có tác động làm giảm khả năng kiệt quệ tài chính của công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50)