Các nghiên cứu sử dụng kết hợp biến thị trường trong dự báo kiệt quệ tài chính nhằm mục đích gia tăng sức mạnh dự báo của mô hình. Các dự liệu kế toán tài chính tường được cung cấp theo quý và theo năm còn các dữ liệu thị trường có mức độ biến động theo ngày, cho nên sự kết hợp này sẽ gia tăng độ chính xác chung của mô hình dự báo kiệt quệ. Các biến thị trường trong mô hình dưới đây đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước và cho thấy tầm quan trọng cũng như sự đóng góp trong việc dự báo kiệt quệ tài chính.
Giá cổ phiếu (PRICE). Biến PRICE là giá đóng cửa tại ngày giao dịch cuối cùng của năm. Giá cổ phiếu của công ty phản ánh thông tin liên quan đến dòng tiền tương lai mong đợi từ cổ phiếu cũng như khả năng thanh khoản của công ty. Do đó, giá cổ phiếu sẽ chứa đựng những thông tin liên quan đến xác suất rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Tuy nhiên, cũng có thể có một số trường hợp giá cổ phiếu biến động do những thông tin ngẫu nhiên mà không liên quan trực tiếp đến tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty. Các nghiên cứu của Beaver (1966), Beaver và cộng sự (2005) Christidis và Gregory (2010), Tinoco và Wilson (2013) đã cho thấy giá cổ phiếu có tầm ảnh hưởng và tăng sức mạnh dự báo của mô hình. Keasey và Watson (1991) cũng cho thấy độ chính xác, tính kịp thời của các mô hình dự báo kiệt quệ được cải thiện rất nhiều khi có mặt biến giá cổ phiếu trong mô hình. Một giá trị cao của biến số PRICE sẽ giảm xác suất rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Nói cách khác, dấu của biến số này được kỳ vọng sẽ là dấu âm (–), có nghĩa một giá trị cao hơn của biến này sẽ có tác động làm giảm khả năng kiệt quệ tài chính của công ty.
Biến Tỷ số Giá trị thị trường trên Giá trị sổ sách công ty (Maket to Book Value ratio – MB). Biến MB được tính toán bằng cách lấy tổng của giá trị vốn hóa thị trường và tổng nợ của côngchia cho tổng của giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu và tổng nợ công ty. Biến MB được sử dụng trong nghiên cứu của John Y. Campbell, Jens Hilscher, Jan Szilagyi (2008) và John R. Graham, Sonali Hazarika, Krishnamoorthy Narasimhan (2011). Ý nghĩa của giá trị sổ sách chính là số tiền thực sự được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận của công ty và giá trị gia tăng cho nền kinh tế; ý nghĩa của giá thị trường là mức độ kỳ vọng của công chúng vào khả năng tạo ra tiền trong tương lai của công ty; và tỷ số MB thể hiện lợi nhuận mà một đồng tiền thực tạo sẽ phải gánh cho MB đồng kỳ vọng. Biến MB thể hiện mức kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực lên thị giá của công ty. Công ty càng hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì giá trị của biến MB sẽ càng cao. Giả thuyết ban đầu cho rằng MB có tương quan nghịch (–) với xác suất kiệt quệ tài chính của công ty.
Biến Tỷ số vốn hóa thị trường trên tổng nợ (Market Capitalisation to Total Debt – MCTD). Biến MCTD là thước đo đánh giá khả năng chịu đựng trong tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty thông qua sự sụt giảm giá trị tài sản (đo lường bằng vốn hóa thị trường) trước khi các khoản nợ vượt quá giá trị tài sản và công ty buộc phải phá sản. Ví dụ, một công ty có giá trị vốn hóa thị trường là 1000$ và tổng nợ là 500$ thì công ty này có khả năng chịu đựng cho tới khi giá trị tài sản giảm hai phần ba còn 500$ trước khi phá sản. Tuy nhiên, cùng với công ty đó nếu chỉ có vốn hóa thị trường là 250$ thì công ty sẽ phá sản nếu giá trị tải sản giảm xuống một phần ba. Giá trị lớn của MCTD cho thấy ít có khả năng công ty rơi vào trạng thái kiệt quệ tài chính, hay một giá trị lớn của biến MCTD sẽ tương ứng với một xác suất thấp của kiệt quệ hoặc phá sản. Ngược lại, một công ty có MCTD có giá trị thấp, dấn đến một khả năng cao hơn của tình trạng kiệt quệ. Giả thuyết ban đầu cho rằng biến MCTD có tương quan nghịch (–) với xác suất kiệt quệ tài chính của công ty.
Quy mô công ty (Size). Đo lường bằng tổng vốn hóa thị trường của công ty chia cho tống vốn hóa thị trường của HSX và HNX. Lưu ý rằng tổng giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường (VN_INDEX và HNX_INDEX) nói trên là có bao gồm giá trị vốn hóa thị trường của những công ty ngoài các công ty được sử dụng trong nghiên cứu này. Biến quy mô này sau đó được lấy Logarit tự nhiên. Giá trị thị trường của vốn cổ phần của công ty trong vị thế khó khăn về tài chính được chiết khấu bởi các thành viên của thị trường (nhà đầu tư) kéo theo sự sụt giảm trong giá trị đệm (equity cushion) của các chủ nợ. Sự sụt giảm trong giá cổ phiếu, được gây ra bởi các nhà đầu tư có đánh giá tiêu cực về tình hình tài chính của công ty, có thể kéo theo một cách có hệ thống hướng đến giá thực hiện (strike price) (hoặc là giá trị của nợ) cho đến khi đạt tới điểm mà doanh nghiêp không đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ (công ty phá sản). Hay nói một cách đơn giản, giá trị cổ phần của một công ty sẽ suy giảm khi công ty gặp khó khăn về tài chính, nguyên nhân là do những đánh giá tiêu cực từ các nhà đầu tư trên thị trường. Một giá trị cao của biến số SIZE sẽ dẫn
đến một xác suất rơi vào kiệt quệ tài chính thấp. Nói cách khác, dấu của biến số SIZE trong kết quả hồi quy được mong đợi là dấu âm (–).
Biến động trong tỷ suất sinh lời của giá cồ phiếu – VOLATILITY. Đây là giá trị độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời cổ phiếu i trong 12 tháng năm thứ t. Biến số được xác định như sau:
Bước 1: Xác định tỷ suất sinh lời hàng tháng của công ty i trong năm thứ t.
Return =P p− P
Trong đó: Pitm’ là mức giá đóng cửa điều chỉnh cổ phiếu i trong ngày giao dịch cuối tháng thứ m của năm thứ t.
Pitm là mức giá đóng cửa điều chỉnh cổ phiếu i trong ngày giao dịch đầu tháng thứ m của năm thứ t.
Returnitm là tỷ suất sinh lời của cổ phiếu i trong tháng thứ m của năm thứ t.
Bước 2: Từ tỷ suất sinh lời của cổ phiếu i trong 12 tháng của năm thứ t, tác giả xác định được giá trị độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời của công ty I trong năm t.
Công ty có mức biến động trong giá cổ phiếu càng cao cho thấy thị trường đánh giá công ty hoạt động không ổn định và có rủi ro cao nên xác xuất kiệt quệ càng cao. Giả thuyết rằng biến động tỷ suất sinh lời có tương quan thuận (+) với khả năng công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính.