Lạm phát: Trong năm 2011 đã có thời điểm Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có mức lạm phát cao nhất thế giới, nói một cách khác lạm phát là một trong những vấn đề nổi cộm của nền kinh tế Việt Nam năm 2011. Đầu năm 2011, lạm phát Việt Nam khởi điểm 7% so với cùng kỳ năm 2010 thì đúng 3 tháng sau đó,
cuối tháng 4/2011, Tổng cục Thống kê Việt Nam chính thức thông báo lạm phát hay chỉ số giá tiêu dùng (gọi tắt là CPI) nhảy vọt lên mức gần 18% so với một năm trước đó. Với mức tăng xấp xỉ gần 18%, tốc độ leo thang của giá cả được cho là tăng nhanh nhất kể từ hồi năm 2008. Tuy nhiên, lạm phát Việt Nam vẫn chưa dừng lại ở đó. Lạm phát tháng 7 lên đến đỉnh điểm, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2010 và tăng xấp xỉ 15% so với ngày đầu tiên của năm 2011. Lạm phát tháng 7 của Việt Nam lúc này ở mức cao nhất Châu Á và đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Venezuela. Lạm phát bắt đầu có dấu hiệu chững lại và tốc độ tăng chậm hơn trong quí 3 và đến những tháng cuối cùng của năm, lạm phát được xem là bắt đầu giảm từ từ, chẳng hạn ở mức gần 22% trong tháng 10, xuống gần 20% trong tháng 11, và 18% trong tháng 12. Lạm phát đối với các hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng nhiều khi khó nhận thấy nhưng vô cùng nguy hiểm. Lạm phát giảm lợi nhuận thu được trên thực tế trong khi các nhà quản lý cứ ngỡ rằng công ty mình đang phát triển. Lạm phát cũng khiến mức đầu tư giảm và ảnh hưởng đến phân bổ tài nguyên. Giá trị thị trường suy giảm, cổ phần hầu như không sinh lãi trong thời kì lạm phát.
Áp lực lãi vay ngân hàng: Lạm phát của Việt Nam năm 2011 hơn 18% nên lãi suất ngân hàng luôn được duy trì ở mức cao (hơn 20%) trong thời gian này. Vì vậy, công ty nào sử dụng càng nhiều nợ vay hoặc không quản trị được tình hình tài chính hiệu quả thì con đường thua lỗ hoặc thậm chí phải phá sản là không tránh khỏi. Trong khi lãi vay ngân hàng quá cao thì lợi nhuận cả năm của nhiều công ty chỉ ở mức thấp. Lợi nhuận làm ra không đủ trả lãi, trong khi tỷ lệ nợ quá cao là rủi ro lớn trong hoạt động của công ty. Ước tính tổng nợ trên tổng tài sản của các công ty niêm yết (trừ khối tài chính ngân hàng) trên sàn Hà Nội khoảng 70%; trên sàn TP.HCM là 53,7%. Với mức lãi suất cho vay của ngân hàng trên 20%/năm nên chi phí lãi vay đã trở thành gánh nặng quá lớn đối với nhiều công ty.
Biến động tỷ giá hối đoái: Tính từ đầu năm 2015 đến nay, đồng USD đã tăng giá 10-15% so với các ngoại tệ mạnh khác, trong đó, cá biệt đồng rup mất giá đến gần 100%. Biến động lớn như vậy đã tác động mạnh đến các công ty xuất khẩu vì thị trường, đối tác đang có sự thay đổi lớn.
Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú xuất khẩu vào 38 thị trường khác nhau trên thế giới, trong nhiều hợp đồng, họ cũng thanh toán bằng các ngoại tệ khác ngoài USD. Tuy nhiên, dù tính bằng đồng tiền nào chăng nữa, công ty đều phải quy về đồng USD để đàm phán giá. Trong khi đó, do tỷ giá VND và USD đang ổn định, trong khi tỷ giá giữa USD và các ngoại tệ mạnh khác biến động lớn, nên VND đang lên giá so với các ngoại tệ khác, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang trở nên đắt đỏ hơn trên thị trường quốc tế. Sức mua đang bị tác động đáng kể. Biến động quá lớn của tỷ giá thời gian qua khiến nhiều đối tác nhập hàng của công ty bị ảnh hưởng nặng nề. Chẳng hạn, xuất hàng sang thị trường EU, trường hợp thanh toán bằng USD, nếu nhà nhập khẩu mua kỳ hạn USD để thanh toán, họ ít bị ảnh hưởng. Nhưng trường hợp nhà nhập khẩu không sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, mức biến động 15% của tỷ giá USD/EUR sẽ khiến họ thua lỗ nặng nề. Hủy hợp đồng, trì hoãn thời gian nhận hàng, hoặc xin giảm số lượng hàng nhập là những đề xuất đã buộc phải tính tới. Đặc biệt, ở các thị trường quốc tế, người ta cũng lấy đồng USD như một phương tiện thanh toán và chỉ báo giá phổ biến nhất, do đó giá trị các đồng tiền đều tham chiếu theo USD. Đồng USD tăng giá khiến hàng hóa đắt đỏ hơn, nhu cầu nhập khẩu của các bạn hàng cũng giảm mạnh.
Các công ty nhập khẩu cũng đau đầu không kém, khó khăn chủ yếu bây giờ chính là gánh nặng chi phí tài chính trong bối cảnh tỷ giá biến động rất lớn. Ở trong nước, tỷ giá VND/USD hiện vẫn dưới trần (mức trần là 21.673 VND/USD) nên thoạt nhìn sẽ không thấy tác động lớn đến các công ty có nhu cầu mua ngoại tệ để nhập hàng. Tuy nhiên, biến động trên các thị trường quốc tế đã đẩy tỷ giá trong nước biến động theo chiều hướng, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng đã tăng khá mạnh so với trước, mức cao nhất theo ghi nhận đã lên tới 21.600 VND/USD. Chênh lệch giữa giá mua vào với bán ra cũng được nới rộng, lên tới trên 100 VND, gấp đôi mức thông thường trước đây.
Không chỉ tăng chi phí, điều mà các công ty lo ngại là diễn biến trên có thể khiến việc mua ngoại tệ cho các hoạt động thanh toán khó khăn. Bản thân các ngân hàng cũng đang cân đối vấn đề này khi chủ động giãn rộng biên độ mua - bán. Vấn đề
công ty lo ngại hơn nữa là biến động trên thị trường kéo tỷ giá niêm yết của các ngân hàng chạm trần, cộng thêm áp lực hỗ trợ cho xuất khẩu có thể khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều chỉnh tỷ giá thêm 1% (đầu năm đã có một đợt điều chỉnh 1%).
3.3 Các biện pháp tái cơ cấu trong trường hợp thực tế tại Việt Nam: 3.3.1 Bán tài sản: