Sáp nhập:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40)

Sáp nhập để nâng cao năng lực tài chính, tiết giảm chi phí là giải pháp mà nhiều công ty nói chung đang nhắm tới trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Ngoài lý do các công ty sáp nhập để tạo lợi thế cạnh tranh về sản phẩm, thị trường…, thì còn có lý do lịch sử là sự bùng nổ của TTCK trước đây giúp cho việc niêm yết các công ty riêng lẻ có lợi cho cổ đông sáng lập cả về giá cổ phiếu và về khả năng phát hành huy động vốn. Hiện tại, các lợi ích này không dễ dàng đạt được với công ty nhỏ. Vì thế, các công ty trong quá trình tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn cũng đang có xu hướng tăng quy mô hoạt động, tăng quy mô vốn để không chỉ cạnh tranh trên thị trường, mà còn cạnh tranh thu hút nhà đầu tư trên TTCK. Cổ phiếu của công ty lớn bao giờ thanh khoản cũng tốt hơn. Đại diện tiêu biểu cho xu hướng sáp nhập các công ty hoạt động không hiệu quả trên thị trường là nhóm các ngân hàng TMCP. Mở đầu cho làn sóng sáp nhập các ngân hàng hoạt động không hiệu quả là sự kiện sáp nhập 3 Ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn trong năm 2011. Cả 3 ngân hàng này đều gặp khó khăn về thanh khoản với nguyên nhân chủ yếu là do dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào, 3 ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời và cần tới sự hỗ trợ về thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, 3 ngân hàng này đã họp và đi đến quyết định tự nguyện hợp nhất, để phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau, đồng thời tiết giảm chi phí vận hành nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn, với khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, mạng lưới rộng hơn. Sau khi được hợp nhất từ 3 ngân hàng là SCB, TinNghiaBank, FicomBank thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) từ cuối năm 2011.

Sự kiện nổi bật tiếp theo là việc sáp nhập Habubank vào SHB và một trong những lý do Habubank phải tính đến sáp nhập là do nợ xấu, cụ thể các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu gắn với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được xác định là gánh nặng lớn nhất dẫn đến những khó khăn phải tính đến sáp nhập. Ngày 28/08/2012, thương hiệu Habubank chính thức biến mất trên thị trường.

Và gần đây nhất là Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2014. Trong đó, tổng tài sản chỉ tăng 5,82%, đạt 82.068 tỷ đồng, huy động vốn tăng 5,71%, chỉ đạt 76.636 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 43.329 tỷ đồng, chỉ tăng 0,08% so với đầu năm 2014. Thế nhưng, tỷ lệ nợ xấu của SouthernBank bất ngờ tăng vọt, lên tới 2.553 tỷ đồng (tăng thêm 948 tỷ đồng) và chiếm 5,89% tổng dư nợ. Trong đó, ngân hàng đã bán cho công ty VAMC được 619 tỷ đồng. Tín dụng gần như không tăng và nợ xấu quá cao khiến cho lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 17,12 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận chỉ còn lại 1,2 tỷ đồng nên HĐQT đề xuất giữ lại, không chia cổ tức. Với tình hình nợ xấu vượt quá cao, SouthernBank cũng dự tính khả năng khó xử lý được ngay, nên năm 2015, nhà băng này chỉ đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới mức 5%. Đây vẫn là tỷ lệ nợ xấu quá cao, vượt giới hạn an toàn 3% dư nợ. Hiện nay, SouthernBank có khả năng sẽ sáp nhập vào Sacombank và đang trình NHNN chấp thuận đề án sáp nhập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)