a. Vị trí địa lý
Huyện Lương Tài nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh, trong vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 02 huyện của tỉnh Bắc Ninh và 02 huyện của tỉnh Hải Dương. Vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Gia Bình.
- Phía Đông và phía Nam giáp tỉnh Hải Dương (huyện Nam Sách, Cẩm Giàng). - Phía Tây giáp với huyện Thuận Thành.
Tổng diện tích tính đến 31/12/2013 của huyện Lương Tài là 10.566,57 ha với 14 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 13 xã. Lương Tài có vị trí thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế-xã hội. Trung tâm huyện cách Hà Nội và Thành phố Bắc Ninh, Thành phố Hải Dương không xa, đây là các thị trường rộng lớn,
đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển thương mại dịch vụ... Huyện có hệ thống các tuyến
đường tỉnh lộ: 280, 281, 284, 285 nối liền với Quốc lộ 5, Quốc lộ 38, cùng với các
đường huyện lộđã hình thành nên mạng lưới giao thông đường bộ khá thuận lợi cho việc giao lưu và tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế-xã hội. Giao thông đường thuỷ của Lương Tài cũng rất phát triển do có sông Thái Bình là một con sông lớn của Miền Bắc chảy qua. Như vậy, với vị trí địa lý đó, huyện Lương Tài có đầy đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế-xã hội.
b. Địa hình, địa chất
- Địa hình: Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình huyện Lương Tài tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam,
được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn nhưng Lương Tài lại là một trong những huyện thấp nhất tỉnh Bắc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
Ninh. Những vùng trũng ven sông Thái Bình đất thường xuyên bị úng ngập, glây hoá, khó thoát nước.
- Địa chất: Nằm gọn trong đồng bằng sông Hồng, Lương Tài mang những nét
đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ
chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, bề dày các thành biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dày hơn phía Bắc.
c. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Lương Tài là một huyện nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ do đó mang đầy
đủ đặc trưng khí hậu của vùng. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá theo mùa rõ rệt. Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của khối không khí cực đới, lục địa đã biến tính trong quá trình di chuyển song vẫn còn khá lạnh (Xem phần Phụ lục).
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 23,40C. Nhiệt độ cao nhất trung bình trong khoảng 37~380C. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm luôn lớn hơn 70%, cao nhất khoảng 94~99% vào các tháng đầu năm (khi có mưa phùn) và cuối hè (khi có mưa nhiều) (Xem phần Phụ lục).
Huyện có hệ thống sông ngòi tương đối dày trung bình 1,0~1,2 km/km2. Sông Thái Bình là một trong những con sông lớn của miền Bắc với chiều dài 385 km, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 5,5 km. Vào mùa mưa cứ trung bình 01 m3 nước có 1,5~3,0 kg phù sa, lượng phù sa khá lớn này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện.
Sông Thái Bình cùng với một hệ thống sông ngòi, kênh mương, hồ, ao dày
đặc là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời cũng là hệ
thống tiêu thoát nước của phần lớn các xã trong huyện.
Về nước dưới đất tuy chưa được khảo sát tính toán cụ thể song qua thực tế sử
dụng nước giếng đào của nhân dân trong huyện cho thấy: Mực nước dưới đất có ở độ sâu trung bình từ 3~5 m với chất lượng nguồn nước khá tốt, có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do điều kiện địa hình, do sự phân bố
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
lượng mưa theo mùa, nên hiện tượng hạn hán, úng lụt cục bộ vẫn xảy ra, nhất là vấn
đề úng ở các xã nằm ở phía Đông của huyện.
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn một số chỉ tiêu khí hậu ở Bắc Ninh
d. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất
Từ kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bắc Ninh năm 2013 cho thấy đất đai của huyện được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, một sốđược hình thành tại chỗ (đất ngập úng;
đất bạc màu trên phù sa cổ) và được chia thành các nhóm sau đây:
- Đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng
Loại đất này có tổng diện tích 54,14 ha, chiếm 0,94% so với diện tích tự
nhiên, phân bốở ngoài đê xã Trung Kênh, hàng năm vào mùa mưa lũ thường được bồi đắp phù sa. Hình thái phẫu diện đất thường có màu nâu tươi, thành phần cơ giới thịt nhẹ, phản ứng dung dịch đất ít chua pHKCl: 5,5~6,5; Hàm lượng mùn trong đất khá 1,5~2,1%; đạm và lân tổng số từ trung bình đến khá, lân và kali dễ tiêu nghèo, cation kiềm trao đổi trong đất khá.
Đất phù sa hệ thống sông Hồng có độ phì khá, nhưng được phân bố ở ngoài
đê, về mùa lũ thường hay bị ngập, đất thích hợp để trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
Bảng 3.1. Các nhóm đất chính ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
TT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Phù sa được bồi sông Hồng 54,14 0,94
2 Phù sa được bồi sông Thái Bình 211,26 3,66
3 Phù sa không bồi, không glây sông Hồng 274,23 4,75
4 Phù sa không bồi, không glây sông Thái Bình 895,63 15,51
5 Nhóm đất phù sa glây sông Hồng 530,23 9,19
6 Nhóm đất phù sa glây sông Thái Bình 1795,44 31,10
7 Nhóm đất phù sa loang lổ sông Hồng 575,90 9,98
8 Nhóm đất phù sa loang lổ sông Thái Bình 341,09 5,91
9 Đất phù sa úng nước mùa hè 634,29 10,99
10 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ 224,46 3,89
11 Đất xám bạc màu glây 236,05 4,09
(Nguồn: Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bắc Ninh năm 2003) - Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Thái Bình
Diện tích 211,26 ha, chiếm 3,66% so với diện tích tự nhiên, được phân bố ở
ngoài đê sông Thái Bình thuộc các xã Minh Tân, Lai Hạ.
Hình thái phẫu diện tầng mặt có màu nâu nhạt hoặc nâu thẫm, xuống các tầng dưới có màu xám nâu, thành phần cơ giới thịt nhẹ, phản ứng dung dịch đất chua pHKCl: 4,5~5,5; hàm lượng mùn và đạm tổng số trung bình, các chất dễ tiêu nghèo, cation kiềm trao đổi thấp.
Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Thái Bình có độ phì tự nhiên thuộc loại trung bình. Đất thích hợp trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Để đảm bảo vừa nâng cao năng suất cây trồng vừa nâng cao độ phì cho đất cần tăng cường bón phân hữu cơ.
- Đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp, không có tầng glây
Diện tích 274,23 ha, chiếm 4,75% so với diện tích tự nhiên, phân bố ở địa hình cao ở xã Trung Kênh. Đất được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
sông Hồng. Hình thái phẫu diện đất thường có màu nâu hoặc nâu tươi. Thành phần cơ giới đất thường là thịt trung bình, nhiều nơi là thịt nặng.
Loại đất này độ phì khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Trồng ba vụ: 2 lúa - 1 màu (cây vụ đông) hoặc trồng cây ăn quả ở những nơi gần dân cư có điều kiện canh tác thuận lợi.
- Đất phù sa sông Thái Bình không được bồi, không có tầng glây
Diện tích 895,63 ha, chiếm 15,51% so với diện tích tự nhiên, phân bố chủ
yếu ở xã Lâm Thao, Lai Hạ, Minh Tân, Trung Chính và Trừng Xá.
Hình thái phẫu diện phân hoá khá rõ, tầng đất mặt thường có màu nâu tươi, các tầng dưới có màu nâu lẫn các vệt vàng nâu. Thành phần cơ giới thường là thịt trung bình, nhiều nơi có thành phần cơ giới thịt nặng. Phản ứng của đất chua, pHKCl: 4,5~5,5. Đây là loại đất có độ phì nhiêu khá, hiện tại trồng 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa và 1 cây vụđông. Đểđảm bảo tăng năng suất lúa và cây vụđông cần tăng cường bón phân hữu cơ.
- Đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng
Diện tích 530,23 ha, chiếm 9,19% so với diện tích tự nhiên, phân bốở các xã Quảng Phú, Phú Hoà, Tân Lãng và thị trấn Thứa.
Hình thái phẫu diện tầng đất có màu nâu đến xám, ở tầng đế dày và các tầng dưới có màu xám xanh biểu hiện của quá trình glây.
Thành phần cơ giới đất thường là thịt trung bình đến thịt nặng hoặc sét nhẹ, nên khả năng giữ nước, giữ phân khá. Phản ứng của đất chua pHKCl: 4,5~5,0 và ít có sự thay đổi giữa các tầng đất. Đây là loại đất có độ phì nhiêu khá, thích hợp cho trồng 2 vụ lúa năng suất cao, có thể cải tạo các chân ruộng có địa hình vàn để trồng 2 vụ lúa - 1 vụ màu.
- Đất phù sa glây của hệ thống sông Thái Bình
Diện tích 1.795,44 ha, chiếm 31,10% so với diện tích tự nhiên phân bốở các xã Lâm Thao, Phú Lương, Minh Tân, Lai Hạ, An Thịnh, Mỹ Hương.
Hình thái phẫu diện tầng mặt thường có màu nâu xám hoặc xám nâu, các tầng dưới có màu xám nhạt hoặc xám xanh. Thành phần cơ giới của đất từ trung bình đến nặng hoặc sét. Loại đất này nhìn chung có độ phì trung bình, chủ yếu để sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
dụng vào trồng 2 vụ lúa. Để đảm bảo tăng năng suất lúa cần tăng cường bón các loại phân hữu cơ. Nên bón vôi cải tạo độ chua, bón các loại phân vô cơ phải cân
đối, chú trọng bón lân và kali.
- Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng.
Diện tích 575,9 ha, chiếm 9,98% so với diện tích tự nhiên, phân bốở các xã Tân Lãng, Quảng Phú và thị trấn Thứa.
Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa sông Hồng, song do ở địa hình cao và thiếu nước tưới trong mùa khô, làm cho đất có quá trình tích luỹ sắt, nhôm và quá trình oxy hoá thành tầng loang lổđỏ vàng.
Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có màu xám hoặc xám nâu, xuống các tầng dưới có màu vàng hoặc đỏ vàng loang lổ. Thành phần cơ giới của đất thường là thịt trung bình, càng xuống sâu có màu vàng hoặc đỏ vàng loang lổ. Thành phần cơ giới của đất thường là thịt trung bình, càng xuống sâu tỷ lệ cấp hạt sét càng tăng. Phản ứng của đất chua pHKCl 4,8 ở tầng mặt. Hàm lượng mùn trung bình 1,5%, lượng cation kiềm trao đổi thấp.
- Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình.
Diện tích 341,09 ha, chiếm 5,91% so với diện tích tự nhiên phân bố trên các chân đất vàn, vàn cao thuộc các xã Trung Chính, Phú Hoà, Phú Lương.
Đất có thành phần cơ giới trung bình, phản ứng dung dịch đất chua pHKCl 4,0~5,5. Nhìn chung các chất dinh dưỡng của đất đối với cây trồng đều từ nghèo
đến trung bình.
- Đất phù sa úng nước mùa hè.
Diện tích 634,29 ha, chiếm 10,99% so với diện tích tự nhiên. Phân bố chủ
yếu ởđịa hình thấp thuộc các xã Minh Tân, Mỹ Hương, Trung Chính.
Hình thái phẫu diện tầng mặt thường có màu nâu xám, xuống các tầng dưới thường có màu xanh, xám đen. Lượng các cation kiềm trao đổi thấp, tổng lượng canxi và magiê khoảng 9 meq/100g đất ở tầng mặt.
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ
Diện tích 224,46 ha, chiếm 3,89% so với diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
Hình thái phẫu diện đất phân tầng tương đối rõ, tầng mặt thường có màu xám hoặc xám đen, ở các tầng dưới có màu xám vàng, xám trắng là chủ yếu. Thành phần cơ giới thường là cát pha - thịt nhẹ.
- Đất xám bạc màu glây.
Diện tích 236,05 ha, chiếm 4,09% so với diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu
ở xã Quảng Phú. Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ. Các chất dinh dưỡng khác
đều thấp, cây trồng chủ yếu hiện là cây lúa.
* Tài nguyên khoáng sản
Lương Tài là một huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có đất sét làm gạch được phân bố ở các xã Minh Tân, Lai Hạ. Ngoài ra còn có cát tại các xã ven sông như Trung Kênh, Minh Tân với khối lượng ít nhưng vẫn có thể tận dụng và khai thác được để phục vụ cho xây dựng.
* Tài nguyên văn hóa - nhân văn
Là mảnh đất vốn có lịch sử lâu đời, quá trình hình thành và phát triển cư dân huyện Lương Tài gắn liền với các đặc điểm sinh sống, lao động, văn hóa và tôn giáo của vùng Kinh Bắc. Nhân dân có truyền thống hiếu học, lao động cần cù, sáng tạo. Trong lịch sử Lương Tài đã có nhiều vị danh nhân, tiến sĩ, cử nhân, danh thần, tướng quân được ghi trong sử sách.
Trên địa bàn huyện có 14 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, trong đó có 7 di tích được Bộ văn hoá thông tin công nhận và 7 di tích được tỉnh công nhận. Ngoài ra trong huyện còn giữ được một làng nghề truyền thống lâu đời (Làng Vó) với nghềđúc đồng thuộc xã Quảng Phú.
e. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Từ những nghiên cứu chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Lương Tài có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi
- Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hoà, nguồn nước phong phú, độẩm tương đối cao cho phép phát triển đa dạng hệ thống cây trồng đặc biệt có thể bố trí gieo trồng nhiều vụ trong năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
- Với hệ thống sông ngòi, kênh mương nội đồng, ao hồ và nguồn nước ngầm phong phú đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
* Hạn chế
- Lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm làm úng ngập, hạn hán cục bộ vẫn còn xảy ra ở một số vùng đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng cũng như hiệu quả lao động đặc biệt là trong việc bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
- Trong huyện còn có một số vùng trũng thấp ven đê đất bị glây hoá, bị ngập úng thường xuyên nên việc thâm canh tăng vụ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó do quá trình canh tác thiếu khoa học dẫn đến đất bị bạc màu, khó canh tác, phần lớn diện tích đất chua, nghèo lân và kali, môi trường đất yếm khí đã ảnh hưởng không nhỏđến sản xuất nông nghiệp.