Đánh giá chung hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 74)

- Về hiệu quả kinh tế: Lương Tài là một huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai tương đối màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi được quy hoạch khá đồng bộ có thể đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng, nên thích hợp với các loại cây trồng hàng năm.

Để so sánh hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên các vùng, chúng tôi tiến hành tổng hợp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất giữa các vùng. Kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.17. Đánh giá hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất Loại hình LUT Kiểu sử dụng đất Tiểu vùng Đánh giá 1 2 3

1.Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 1a.2b.2c 1a.2b.2c 1a.2b.2c Thấp

2. Lúa – màu

LX - LM - K.Lang 0a.3b.2c 0a.3b.2c 0a.4b.1c Khá LX - LM - Ngô - 0a.2b.3c 0a.2b.3c Khá LX - LM - K.Tây 1a.3b.1c 1a.3b.1c 1a.3b.1c Khá LX - LM - Đậu

tương 0a.3b.2c - 0a.3b.2c Khá LX - LM - Bí xanh 1a.3b.1c 1a.3b.1c 1a.3b.1c Khá LX - LM - Su hào 1a.2b.2c - - Thấp LX - LM - C.chua - 3a.0b.2c 3a.0b.2c Cao LX - LM - Hành - 3a.0b.2c - Cao LX - LM - Tỏi - 2a.1b.2c - Cao LX - LM - Lạc - - 0a.2b.3c Thấp

3. Rau-màu

Ngô - Cà rốt - - 3a.0b.2c Cao

Đ Tương - Cà rốt - - 3a.0b.2c Cao Lạc - Cà rốt - - 3a.0b.2c Cao 4.Trồng riềng Chuyên riềng - - 3a.0b.2c Cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

LUT chuyên lúa cho GTSX thấp. Với điều kiện địa hình, tính chất đất như

nhau nhưng năng suất giữa 3 vùng chênh lệch không đáng kể. Thu nhập hỗn hợp không quá chênh lệch giữa các vùng và đều ở mức c. Đánh giá chung về hiệu quả

kinh tế là thấp.

LUT Lúa - màu cho GTSX gấp 2 thậm chí 3 lần LUT chuyên lúa, các kiểu sử

dụng đất GTSX đều ở mức cao (a), đầu tư lao động nhiều, CPTG ở mức (c), TNHH cũng khá cao (mức a và b). Đặc biệt các kiểu sử dụng đất được đánh giá có hiệu quả

kinh tế cao là 2 lúa kết hợp với cây vụđông gồm cà chua, hành.

Các kiểu sử dụng đất 2 lúa với khoai tây, tỏi, bí xanh, được đánh giá có hiệu quả kinh tế khá. Các kiểu sử dụng đất 2 lúa với ngô và lạc được đánh giá có hiệu quả kinh tế thấp. Qua đó cho thấy, việc thâm canh tăng vụ và thay thế một vụ cây lương thực bằng cây rau, màu là một trong những biện pháp tăng hiệu quả kinh tế sử

dụng đất. Giữa 3 vùng kinh tế - sinh thái thì vùng 1 có các kiểu sử dụng đất ưu thế là 2 lúa - khoai tây/su hào, vùng 2 có các kiểu sử dụng đất ưu thế là 2 lúa - khoai tây/hành/tỏi/cà chua, vùng 3 có các kiểu sử dụng đất ưu thế là 2 lúa - khoai tây/cà chua. LUT rau - màu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các LUT khác, thu

được GTSX cao (mức a) nhưng lại đòi hỏi người lao động có kinh nghiệm gieo trồng và chi phí trung gian nhiều (mức c). Các kiểu sử dụng đất được đánh giá có hiệu quả kinh tế cao là ngô - cà rốt; đậu tương - cà rốt và Lạc - cà rốt. Tuy nhiên LUT rau - màu chỉđược tập trung chủ yếu ở vùng 3. Vùng 3 với thế mạnh là các loại cây như lạc, đậu tương, cà rốt và riềng (GTSX và TNHH ở mức cao (a)). Do sông Thái Bình chảy qua với nhiều bãi bồi rộng và hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn do vậy mà diện tích cây ngô và lạc luôn ổn định và có năng suất cao. Cây cà rốt và cây riềng là những loại cây nổi bật và mang lại giá trị cao cho vùng 3, GTSX của cây cà rốt đạt 289,6 triệu đồng/ha, đem lại TNHH là 214,339 triệu đồng/ha. Cây riềng với ưu thế chỉ phải đầu tư ban đầu nên diện tích được mở rộng lớn nhất so với các loại cây khác, GTSX đạt 531,84 triệu đồng/ha, TNHH đạt 407,26 triệu đồng/ha.

- Về hiệu quả xã hội: Nhìn chung các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện đều thu hút nhiều lao động, đặc biệt các kiểu sử dụng đất Lúa xuân - lúa múa; Lúa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

xuân - lúa mùa - khoai tây; Lúa xuân - lúa mùa - bí xanh; Một số kiểu sử dụng

đất thu hút lao động thấp bao gồm: Lúa xuân - lúa mùa - ngô; Lúa xuân - lúa mùa lạc. Loại hình sử dụng đất chuyên màu, 2 vụ lúa - màu có hệ thống cây trồng và công thức luân canh khác nhau nhưng nhìn chung các loại hình này thu hút lực lượng lao động lớn nhất, ngoài việc thu hút một lượng lớn lao động, các kiểu sử dụng đất này còn cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình và cao so với các loại hình sử dụng đất khác. Đây là kiểu sử dụng đất cần được quan tâm nghiên cứu vì nó đã thu hút được lực lượng lao động dư thừa trong nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho người lao động và sản phẩm cho xã hội. Hiện tại kiểu sử dụng đất này còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tiềm năng của vùng, do vậy để vùng phát triển đem lại hiệu quả một cách toàn diện cần phải đưa ra các giải pháp mang tính tổng hợp để khắc phục những hạn chế, khơi dậy tiềm năng sẵn có của vùng.

- Về hiệu quả môi trường: Phần lớn các hộ nông dân khi được hỏi đều cho rằng canh tác cây lúa, đậu tương, lạc không ảnh hưởng đến môi trường đất, cây trồng luôn luôn thích nghi và cho năng suất cao ổn định. Các loại rau cũng cho năng suất cao nhưng mức độ thích hợp để cho năng suất cao trong nhiều năm liền là rất ít, hơn nữa các cây rau như bắp cải, su hào, đậu đỗ.... thường dùng nhiều và không cân đối phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến đất đai, môi trường do người dân bón nhiều phân đạm, phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng thuốc chưa đúng theo quy trình hướng dẫn, lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong quá trình sản xuất ở

các loại cây trồng cho thấy lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tương đối nhiều, hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần/vụ, các công thức trồng toàn cây rau gây ảnh hưởng xấu đến môi trường do thường xuyên phải phun thuốc trừ sâu, dùng thuốc kích thích phát triển cây ảnh hưởng cho sức khoẻ của người tiêu dùng.

- Kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa là kiểu sử dụng đất truyền thống, có trình độ thâm canh thuần thục, năng suất ngày càng tăng. Cây lúa được đổi mới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67

cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng, kết hợp bón phân hoá học với phân hữu cơ, phát triển sử dụng phân vi sinh trong nông nghiệp đã có tác dụng cải tạo, bảo vệ đất, hệ thống tưới tiêu được đầu tư rất tốt, không làm ô nhiễm môi trường. Qua điều tra thực tế cho thấy người dân đã tăng sử dụng phân vi sinh kết hợp với việc bón phân hoá học và kiểm soát việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, để tăng độ màu mỡ cho đất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Các loại hình sử dụng đất có trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như

lạc, đậu tương và cây lương thực như hiện nay thì không những cho hiệu quả

kinh tế khá cao mà còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt, đây là loại hình sử dụng

đất góp phần cải tạo đất do trả lại cho đất phần tàn dư hữu cơ khá lớn. Bên cạnh

đó việc sử dụng lượng phân bón lớn đặc biệt là phân hữu cơ hoai mục để lại tồn dư nhiều từ vụ này sang vụ khác cũng góp phần tăng độ phì nhiêu cho đất.

3.4. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản

xuất nông nghiệp huyện Lương Tài đến năm 2020

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)