Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 30)

Bắc Ninh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là vùng có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Có hệ thống giao thông, điều kiện sinh thái và kinh tế-xã hội rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững.

Năm 2004, Trần Văn Tuý đã nghiên cứu đề tài "Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất nông sản hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh", nghiên cứu đã đánh giá thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp hàng hoá nói riêng, nghiên cứu cũng đã đưa ra những định hướng, mục tiêu, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện của tỉnh đểđẩy mạnh phát triển nông sản hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Hiện nay tỉnh Bắc Ninh cũng đã hình thành một số vùng sản xuất nông sản hàng hoá như:

- Vùng sản xuất lúa gạo: Vùng lúa tám xoan ở xã Chi Lăng huyện Quế Võ, Vùng lúa thơm có năng suất cao (giống DT 122), Dựưu 600, SYN6, Q.ưu số 1, GS 9, Thịnh Dụ 11, N.ưu 89... Lúa chất lượng cao như Nếp N87, Bắc Thơm số 7, QR1, Nàng Xuân, BM 9603 ở xã Phú Hoà và Trung Chính, Bình Định huyện Lương Tài; vùng lúa nếp hoa vàng và giống nếp 9603 tập trung ở các xã Đình Bảng và Tương Giang huyện Từ Sơn, huyện Yên Phong, Tiên Du.... Các vùng lúa hàng hoá này đều cho thu nhập cao hơn từ 1,2~1,4 lần lúa thường trên cùng một diện tích.

- Vùng sản xuất rau và hoa: hiện nay ở một số huyện trong tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất rau tập trung như: rau sạch ởĐại Phúc thành phố Bắc Ninh và xã Phù Chẩn huyện Từ Sơn; rau, củ xuất khẩu ở các xã Trung Nghĩa, Khúc Xuyên huyện Yên Phong, Phật Tích, Khắc Niệm huyện Tiên Du.... Đối với trồng hoa cây cảnh đây là nghề mới phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng hiện toàn tỉnh chưa có những vùng tập trung lớn, hiện tại đã có những vùng nhỏ trồng cây cảnh nhưởĐình Bảng huyện Từ Sơn, xã Phú Lâm huyện Tiên Du cho hiệu quả

kinh tế cao, thu nhập bình quân từ 500~600 triệu đồng/ha/năm.

- Vùng chăn nuôi lợn có quy mô lớn ở Văn Môn huyện Yên Phong; Nhân Hoà huyện Quế Võ; Đình Bảng huyện Từ Sơn; Tân Lãng, Thị trấn Thứa, Trung Chính huyện Lương Tài.... Chăn nuôi bò sữa ở xã Cảnh Hưng huyện Tiên Du.

- Vùng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh có các vùng: xã Mão Điền huyện Thuận Thành sản xuất cá giống; các xã Nhân Thắng, Xuân Lai huyện Gia Bình, xã Trung Chính, Phú hoà huyện Lương Tài, các xã Đức Long, Đào Viên huyện Quế Võ là vùng sản xuất cá thương phẩm.

Sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mặt vật chất, tinh thần của toàn xã hội. Khi nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm. Vì vậy, đất đai hay bất cứ nguồn lực nào cũng cần được sử dụng một cách có hiệu quả, đầy đủ và hợp lý. Hiện nay, những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên quan điểm bền vững hay theo hướng sản xuất hàng hoá ở Bắc Ninh còn chưa nhiều.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

Lương Tài là một vùng sinh thái đa dạng, điều kiện KT-XH có nhiều lợi thế

phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn cơ

sở hạ tầng còn hạn chế trình độ dân trí chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế sản xuất, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ.

Nông nghiệp huyện Lương Tài có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Nền nông nghiệp của huyện trong những năm qua nhất là trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ

sản trên địa bàn năm 2008 đạt 782,001 tỷđồng, tăng 122,71% so với năm 2007, sản lượng lương thực có hạt là 58.010 tấn, cơ cấu nông nghiệp đã bắt đầu có sự chuyển

đổi theo hướng tích cực.

Ngành nông nghiệp của huyện Lương Tài đã giải quyết được căn bản lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện và một phần cung cấp cho thị trường, lương thực bình quân đầu người năm 2008 đạt 538,13 kg/người/năm. Tỷ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, hoa, các loại cây cảnh hàng hoá đã bắt đầu có sự chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào có quy mô lớn và có ý nghĩa thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất. Việc nâng cao hiệu quả

sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhanh hơn và bền vững hơn nền kinh tế nông nghiệp của huyện.

Vì vậy, Lương Tài cần phải nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các giải pháp đất đai phù hợp, thiết thực với điều kiện cụ thể của huyện, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cả trước mắt và lâu dài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 30)