Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 34)

Nhằm tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Lương Tài, tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu điều tra gồm các xã: Minh Tân, Phú Hòa, Quảng Phú. Ba xã được lựa chọn nghiên cứu trong luận văn này đại diện cho 3 vùng có nhiều đặc điểm khác nhau vềđiều kiện tự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

- Các xã đại diện cho vùng 1: Thuộc nhóm đất xám bạc màu, glây. Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu có địa hình tương đối bằng phẳng, hàm lượng mùn trung bình, tầng canh tác dày. Vùng này bao gồm thị trấn Thứa và các xã Tân Lãng, Quảng Phú, Bình Định, Phú Lương. Thế mạnh là sản xuất các loại rau, màu cung cấp cho thị trường trong huyện.

- Các xã đại diện cho vùng 2: Gồm các xã Lâm Thao, Trừng Xá, Phú Hoà, Mỹ Hương, Trung Chính, có địa hình trũng, xen kẽ nhiều ao hồ. Thuộc nhóm đất phù sa không được bồi sông Hồng và sông Thái Bình, glây, chua, dinh dưỡng khá, tầng canh tác dày. Thế mạnh là nuôi trồng thủy sản cung cấp cho thị trường trong huyện và các huyện lân cận.

- Các xã đại diện cho vùng 3: Gồm các xã Minh Tân, An Thịnh, Trung Kênh, Lai Hạ. Thuộc nhóm đất phù sa, địa hình tương đối bằng phẳng, hàm lượng mùn cao, tầng canh tác dày, dinh dưỡng khá. Thế mạnh của vùng là sản xuất lúa, các loại rau, củ không những cung cấp cho thị trường trong huyện mà còn xuất khẩu.

Các hộđược chọn đại diện cho các tiểu vùng theo phương pháp điều tra chọn mẫu có hệ thống thứ tự lấy mẫu ngẫu nhiên mỗi vùng 30 hộ, tổng số hộ điều tra là: 90 hộ. Nội dung điều tra hộ chủ yếu là: loại cây trồng, diện tích, năng suất, chi phí sản xuất, lao động, mức độ thích hợp của cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng

đến môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 34)