5. Bố cục đề tài
2.6.3 Kết quả giải quyết tranhch ấp
Từ thực tiễn cho thấy, nhiều địa phương chưa thực hiện đúng vai trò của việc hòa giải tranh chấp đất đai, chưa xác định đúng bản chất của việc tranh chấp, không xác định cụ thể hồ sơđịa chính và các giấy tờ liên quan đến phần đất tranh chấp, từđó không thể khẳng định được phần đất đang tranh chấp đã được nguyên đơn hay bịđơn kê khai đăng ký cấp giấy theo các quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, từ đó sẽ làm cho cơ quan cấp trên, cụ thể là Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân sẽ gặp khó khăn trong việc xác định thẩm quyền giải quyết vì không đầy đủ thông tin cần thiết tối thiểu.
Để khắc phục tình trạng trên, địa phương và các ngành có liên quan cần lưu ý một số vấn đề sau đề góp phần làm cho công tác giải quyết tranh chấp đất đai được hiệu quả: Khi tiến hành hòa giải một vụ tranh chấp đất đai cần thẩm tra, xác minh và tiến hành đo đạc xác định diện tích đất tranh chấp. Đối chiếu hồ sơ địa chính và các giấy tờ liên quan mà các đương sự cung cấp để xác định thẩm quyền giải quyết tiếp theo nếu kết quả hòa giải không thành; tiến hành hòa giải theo đúng trình tự thủ tục quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013; trường hợp hòa giải không thành thì cần xác định cụ thể căn cứ pháp lý của phần đất tranh chấp để chuyển đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp theo.
2.7. Nguyên nhân và giải pháp trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai 2.7.1. Nguyên nhân
Trong tổ chức và thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, nhiều địa phương chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn thư, chưa hướng dẫn cụ thể theo pháp luật về việc nộp đơn để tình trạng người đi khiếu kiện đi hết nơi này đến nơi khác, một nội dung đơn mà gửi đi rất nhiều cơ quan. Khi phát sinh khiếu kiện, đã không tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, thậm chí còn có tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan.
Đất đai là một vấn đề rất phức tạp, đã và đang phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện, nhưng tổ chức và cơ chế giải quyết khiếu kiện thiếu ổn định và nhìn chung còn bất cập so với yêu cầu của thực tế. Giải quyết một vụ khiếu nại đòi hỏi phải có các bước điều tra, nghiên cứu, kết luận và thi hành kết luận, do đó cần có một đội ngũ
những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên trách. Nhưng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại hiện nay chủ yếu là do những cán bộ
GVHD: Châu Hoàng Thân 53 SVTH: Phạm Chân Tình
Tranh chấp, khiếu nại vềđất đai chủ yếu diễn ra ở cấp huyện nhưng bộ máy thụ
lý ở cấp này lại không tương ứng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người chủ trì, chịu trách nhiệm chính về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại nhưng lại phải lo rất nhiều việc ởđịa phương, rất khó cho việc chuyên tâm giải quyết. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết chậm, không dứt điểm, chất lượng thấp, tái khiếu nhiều.
Những tồn tại có tính lịch sử, như việc cho thuê, cho mượn, cầm cố đất trong nội bộ nhân dân, việc đưa đất lao động vào các tập đoàn sản xuất các nông, lâm trường không có hoặc không lưu giũ được các tài liệu, sổ sách khi trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất không có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng không lưu giữ hồ sơ đã gây khó khăn rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ
việc.
Tranh chấp đất đai có giấy chững nhận quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền giải quyết sau cùng là Tòa án nhân dân. Song, để có chứng cứ giải quyết tranh chấp thì Tòa án cũng phải nhờ vào sự phối hợp của chính quyền địa phương. Điều đó, tuy cho thấy giữa chính quyền và Tòa án có sự phối hợp chặt chẽ. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phối hợp này vẫn chưa đồng bộ.
Một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật, lại bị kích động nên khiếu kiện rất gay gắt đối với những trường hợp đã được giải quyết
đúng pháp luật mà vẫn khiếu kiện tiếp hoặc khiếu kiện vượt cấp, gửi đơn đến cơ quan không có thẩm quyền giải quyết.
Chính điều đó cho chúng ta thấy rằng, công tác dân vận chưa được làm tốt.
Điều này thể hiện ngay trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Không chỉ thực hiện đúng quy định của pháp luật, nếu chúng ta làm tốt công tác dân vận thì người dân sẽ nhận thức đúng thì tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện sẽ ít đi.
Thực tế đã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng, đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai của cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, sự vận dụng các pháp luật từng lúc, từng nơi chưa được nhất quán do có rất nhiều văn bản quy phạm, các văn bản lại thường xuyên thay đổi, bổ sung. Do đó để việc nắm bắt kịp thời nhằm tránh sự lạc hậu, hết hiệu lực thi hành của văn bản.
Thực trạng cho thấy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân đôi lức còn lúng túng, chưa thoát ly khỏi điểm nút ranh giới xác định thẩm quyền thụ lý để giải quyết. Tòa án thì cho rằng vụ việc cần giải quyết là thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân, còn Ủy ban nhân dân nhận định ngược lại. Từ đó, làm cho việc đùn đẩy trách nhiệm là không thể tránh khỏi mà hậu
GVHD: Châu Hoàng Thân 54 SVTH: Phạm Chân Tình
quả là làm cho người có yêu cầu giải quyết hoang mang, thiếu sự tin tưởng vào cơ
quan quyền lực Nhà nước.
2.7.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản và quy định pháp luật cũng như phân tích thực tiễn tình hình và giải quyết tranh chấp trên địa bàn thành phố, người viết mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hy vọng có góp phần nhỏ bé để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đât đai.
* Giải pháp về hoàn thiện pháp luật tranh chấp đất đai
Trên cơ sở phân tích đánh giá trên đây người viết cho rằng, pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng và pháp luật về quản lý đất đai nói chung cần được sửa
đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng:
- Khuyến khích việc hòa giải tranh chấp đất đai trong nhân dân và đề cao vai trò của chính quyền địa phương và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở trong việc vận
động nhân dân hòa giải các tranh chấp đất đai. Pháp luật cần có những quy định xử lý các bên không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết hòa giải nhằm buộc họ phải tôn trọng các cam kết của mình. Nhìn chung việc hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai cần phải thực hiện một cách khoa học, đầy đủ, bảo đảm xây dựng một hệ thống pháp luật vềđất đai hoàn chỉnh, toàn diện, dự báo được các biến động trong tương lai, trên cơ sở
nghiên cứu và đối chiếu từ kinh nghiệm thực tế.
- Thống nhất quan điểm những tranh chấp đất đai nào thì cần thủ tục hòa giải bắt buộc tại cấp xã. Những tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất và chỉ những tranh chấp này mới thông qua hoạt động hòa giải. Bởi lẽ, việc áp dụng cho tất cả các tranh chấp về quyền sử dụng đất trong đó có cả những tranh chấp về hợp đồng phải thông qua hoạt động hòa giải là rất khó khăn và gây trở ngại cho người dân. Quan hệ hợp
đồng là những quan hệ phức tạp cần phải có những người có trình độ, am hiểu kiến thức về pháp luật vì vậy đối với những tranh chấp này không phải thông qua hòa giải bắt buộc mà có thể chuyển thẳng đến cơ quan chức năng giải quyết. Việc hòa giải chỉ
bắt buộc đối với những tranh chấp về quyền sử dụng đất, mốc giới giữa các hộ liền kề. - Quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải. Quy định cụ thể về các giai đoạn tiến hành hòa giải, vấn đề tham dự của các bên, mời không đến thì phải làm sao,… Và đặc biệt là vấn đề giá trị pháp lý của biên bản hòa giải, nên quy định giá trị
pháp lý để biên bản hòa giải thành phải được tiến hành trên thực tế và phải có chế tài phù hợp và cụ thể nếu có vi phạm xảy ra. Cần có văn bản hướng dẫn thống nhất hình thức, nội dung của biên bản hòa giải, bởi pháp lệnh hiện hành chỉ quy định, hòa giải viên tiến hành lập biên bản hòa giải chứ không quy định cụ thể như thế nào.
GVHD: Châu Hoàng Thân 55 SVTH: Phạm Chân Tình
- Đối với các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hợp lý được ban hành thì phải có quy định bắt buộc các bên phải thực hiện và phải có chế tài phù hợp cho quy
định này.
* Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai của chủ
thể giải quyết tranh chấp
Chú trọng đến việc bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ tham gia giải quyết tranh chấp đất đai, đồng thời cải thiện điều kiện làm việc, cơ sở vật chất cho đội ngũ
cán bộ. Đưa ra giải pháp đồng bộ cải tổ đội ngũ cán bộ giải quyết tranh chấp. Tăng cường đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình đọ cho đội ngũ này. Tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra về thực trạng làm việc của họ.
* Giải pháp về cơ chế tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.
Cần tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vềđất đai cho nhân dân.
Đây là việc làm rất cần thiết vì ý thức pháp luật của người sử dụng đất có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ. Khi người dân nắm được các quy định pháp luật về đất đai họ sẽ không vi phạm, từ đó hạn chế được tranh chấp. Thậm chí, ngay cả khi tranh chấp xảy ra nếu hiểu biết pháp luật thì họ sẽ dễ dàng chấp nhận quyết định giải quyết đúng đắn của cơ quan có thẩm quyền mà không tiếp tục khiếu nại.
Hệ thống cơ quan hành chính đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý cũng như giải quyết tranh chấp đất đai. Mặc dù phát huy tốt vai trò của mình nhưng vẫn bộc lộ nhiều kém. Để góp phần hoàn thiện vai trò của các chủ thể này trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai. Người viết đưa ra giải pháp như sau:
* Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã:
Ủy ban nhân dân cấp xã có vai trò quan trọng trong việc quản lý đất đai nhưng họ không có khả năng giải quyết tranh chấp. Vì thế giao việc hòa giải cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực sự là không phù hợp. Việc quy định hòa giải tại Ủy ban nhân cấp xã là thủ tục bắt buộc không những không giải quyết được tranh chấp mà trái lại,
đã tạo thêm một thủ tục hành chính nữa khiến người dân thêm khổ sở.
Theo người viết thấy, thay vì bắt công dân phải “kéo nhau” ra Ủy ban nhân dân
để hòa giải, nên quy định Ủy ban nhân dân cấp xã có nghĩa vụ cung cấp hồ sơđất đai theo yêu cầu của công dân, làm cơ sở cho việc khởi kiện của công dân vì hiện nay, khi công dân đề nghị cấp bản sao hồ sơđịa chính thì đều bị từ chối mặc dù, rõ ràng đây là nghĩa vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã. Đây là điều mà thực tếđòi hỏi cần phải xem xét lại quy định của pháp lệnh hiện hành.
GVHD: Châu Hoàng Thân 56 SVTH: Phạm Chân Tình
Trao dồi nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn làm công tác hòa giải ở cơ sở trong việc giải quyết tranh chấp đất đai.
Phát huy tối đa những vụ việc hòa giải thành ở cơ sở. Vì hòa giải là điều kiện
đầu tiên của công tác giải quyết tranh chấp đất đai, nên phát huy tốt vai trò của giai
đoạn này để công tác giải quyết tranh chấp đất đai được nhanh chóng và đảm bảo
được ổn định trong xã hội.
Cần bố trí cán bộ chuyên trách làm tham mưu cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền xã trong công tác tiếp dân, hòa giải tranh chấp đất đai của công dân. Trường hợp cần thiết có thể trưng dụng cán bộ hưu trí, có kiến thức pháp lý, có kinh nghiệm
để làm việc này.
* Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Công tác giải quyết tranh chấp đất đai của cấp huyện đòi hỏi, việc thực hiện phải đối thoại trực tiếp và làm rõ vụ việc trước khi ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Quyết định giải quyết tranh chấp của huyện, tỉnh ban hành đã có hiệu lực pháp luật thì phải tiến hành thực hiện không để kéo dài gây phức tạp.
* Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh:
Có biện pháp quy hoạch đào tạo cán bộ yêu cầu đổi mới, để tạo ra một đội ngũ
cán bộ trình độ, chuyên đảm bảo năng lực hoàn thành chức trách được giao.
Cần có chính sách tài chính phù hợp đối với công tác giải quyết tranh chấp đất
đai
GVHD: Châu Hoàng Thân 57 SVTH: Phạm Chân Tình
KẾT LUẬN
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội xảy ra ở bất kỳ một hình thể kinh tế - xã hội nào. Nếu không được giải quyết kịp thời, nhanh chóng và dứt điểm các nguyên nhân nảy sinh tranh chấp đất, thì tranh chấp đất đai sẽ tác động và để lại những hậu quả xấu về mặt chính trị - xã hội. Trên cơ sởđó, đề ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế các nguyên nhân này có ỹ nghĩa rất quan trọng nhằm bảo vệ
tính ổn định của các quan hệđất đai và duy trì sự trật tự, bền vững các quan hệ xã hội. Pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai là một bộ phận quan trọng của pháp luật
đất đai nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Hệ thống pháp luật về
giải quyết tranh chấp đất đai quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, các nguyên tắc và căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai… Hệ thống pháp luật này được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng là cơ sở kinh tế của xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động và phát triển không ngừng đòi hỏi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai cũng phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng các yêu cầu của quản lý và sử dụng đất đai của xã hội.
Điều quan trọng hơn là phải xác lập được một cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai thích hợp, nhằm xử lý dứt điểm, nhanh chóng các tranh chấp, góp phần thúc đẩy sự
tăng trưởng kinh tế và duy trì sự bình ổn định xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta hiện nay còn nhiều khó khăn, bất cập, số đơn tồn đọng chưa giải quyết hoặc giải quyết chưa đến nơi, đến chốn, trong khi đó, sốđơn mới phát sinh thì ngày một tăng lên. Bên cạnh đó, mạng lưới hòa giải chưa đồng đều, số lượng tổ viên tổ hòa giải còn ít; tổ hòa giải ở
một số nơi hoạt động còn mang tính hình thức; một bộ phận tổ viên tổ hòa giải còn hạn chế về kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải dẫn đến chất lượng hòa giải nhiều việc chưa cao; kinh phí dành cho công tác hòa giải, chếđộ đãi ngộ, bồi dưỡng cho tổ