Trình tự, thủ tục giải quyết tranhch ấp đất đai theo thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu đề tài: pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính (Trang 46)

5. Bố cục đề tài

2.3.3 Trình tự, thủ tục giải quyết tranhch ấp đất đai theo thủ tục hành chính

tịch Ủy ban nhân cấp huyện, cấp tỉnh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện giải quyết các tranh chấp đất

đai theo đúng thẩm quyền của mình và trình tự thủ tục nhất định như sau33:

Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cưở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết34

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu là Phòng tài nguyên môi trường giải quyết.

Phòng tài nguyên môi trường có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư

vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

- Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

- Trích lục bản đồ, hồ sơđịa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

- Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

33 Điều 89 của Nghị định 43/2014/NĐ - CP 34 Khoản 3 điều 203 Luật đất đai 2013

GVHD: Châu Hoàng Thân 41 SVTH: Phạm Chân Tình

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Sau khi nhận được đơn xin giải quyết tranh chấp của đương sự thì vụ tranh chấp sẽđược xác minh làm rõ bởi một tổ chuyên trách về vấn đề này của cơ quan Tài nguyên và môi trường cùng cấp. Khi đã làm rõ được vấn đề thì một hội đồng giải quyết tranh chấp được thành lập bao gồm Chủ tịch ủy ban nhân dân, phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, đại diện cơ quan thanh tra, đại diện cơ quan tư pháp và ban ngành đoàn thể (Mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên…)

2.3.3.2 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường35

Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường36.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công đơn vị có chức năng tham mưu là Tổng cục Quản lí

Đất đai giải quyết. Tổng cục Quản lí Đất đai tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương; hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

- Biên bản làm việc với các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp.

- Trích lục bản đồ, hồ sơđịa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương.

- Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan

35 Điều 90 của Nghị định 43/2014/NĐ - CP 36 Khoản 3 điều 203 Luật đất đai 2013

GVHD: Châu Hoàng Thân 42 SVTH: Phạm Chân Tình

Khi có tranh chấp xảy ra

Khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải cơ sở

(Khoản 1 điều 202 Luật đất đai 2013) Hòa giải thành Các bên tự nguyện thi hành Hòa giải không thành UBND cấp xã hòa giải (Khoản 2 điều 202 Luật đất đai 2013) Đương sự không nhất trí Trường hợp: có các loại giấy chứng nhận (Điều 100 Luật đất đai 2013, Điều 18 NĐ 43/2014/NĐ –CP) Tòa án giải quyết (Khoản 1, khoản 2 điều 203 Luật đất đai 2013) Trường hợp:không có giấy Chủ tịch UBND giải quyết (Khoản 2 điều 203 Luật đất đai 2013)

Trường hợp: Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết

(Điểm a, khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013) Đương sự không đồng ý Khiếu nại Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết Trường hợp: Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết (Điểm b, khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013) Đương sự không đồng ý Khiếu nại Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Khởi kiện

Tòa án

Khởi kiện

GVHD: Châu Hoàng Thân 43 SVTH: Phạm Chân Tình

2.4. Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai

Trong những năm vừa qua, với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, công tác giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai có nhiều chuyển biến tích cực đáng ghi nhận, góp phần ổn định xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước vềđất đai, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân đã giải quyết được một khối lượng lớn tranh chấp đất

đai. Chính điều này đã góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế của

đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tình hình tranh chấp đất đai thời gian gần

đây diễn ra rất gay gắt, có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp. Tính phức tạp của vấn đề này không chỉ bắt nguồn từ những xung đột về lợi ích kinh thế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của một số cơ quan, đơn vị, sự thiếu hợp lý của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai… mà còn do những nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ.

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến trong thực tế là: tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp quyền sử

dụng đất và tài sản gắn liền với đất; tranh chấp do lấn, chiếm đất; tranh chấp ranh giới, tranh chấp lối đi chung; tranh chấp đất đai trong khu vực các vụ án ly hôn…

Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, tình hình tranh chấp năm 2014 có xu hướng giảm so với năm 2013. Tuy nhiên số lượt đoàn

đông người tiếp tục tăng 12,1% so với năm trước. Đặc biệt, nội dung tranh chấp vềđất

đai chiếm gần 68,2%. Các cơ quan hành chính Nhà nước đã giải quyết 37.716/44.426 vụ việc tranh chấp, thuộc thẩm quyền đạt tỷ lệ 84,9%. Qua đó, kiến nghị thu hồi 24,8 tỷđồng, 106 ha đất; trả lại cho tập thể, cá nhân 86 tỷđồng và 202 ha đất37.

Có rất nhiều vụ việc mà nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ địa phương không công tâm, thiếu công khai, minh bạch, dân chủ trong việc thực hiện các quy định, chính sách của pháp luật về đất đai, dẫn đến xảy ra tranh chấp giữa các nhà liền kề, các bên tham gia… Tuy nhiên, cũng phải kể đến việc một bộ phận người dân nhận thức còn hạn chế, chưa có kiến thức về các quy định của pháp luật, về sở hữu, sử dụng

đất đai. Bên cạnh đó, công tác xét xử các vụ án tranh chấp vềđất đai của Tòa án các cấp còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Nhiều vụ việc người dân khiếu nại kéo dài nhưng không được xử lý dứt điểm. Một số văn bản pháp luật vềđất đai chưa thực sự

phù hợp với thực tế, hệ thống pháp luật đất đai không ổn định.

37 Báo cáo của Thanh tra Chính phủ, tại Hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TƯ của Bộ Chính trị, Luật Tiếp công dân, Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ tại Hà Nội,19/9/2014.

GVHD: Châu Hoàng Thân 44 SVTH: Phạm Chân Tình

Vì vậy, thiết nghĩ cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả trước mắt và lâu dài để góp phần giải quyết hiệu quả hơn các tranh chấp về đất đai. Trước hết, cần kịp thời hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai. Các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định, chính sách đất đai ngay từ cấp cơ sở. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ

cán bộ, công chức làm công tác địa chính, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng cho cán bộ

và nhân dân bằng những hình thức thích hợp, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm.

Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật, không

để dây dưa, kéo dài. Bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu về chuên môn cho đội ngũ cán bộ

xét xử trong lĩnh vực tranh chấp đất đai, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Các tranh chấp đất đai thường phức tạp, kéo dài, khó giải quyết, từ khâu thu nhập, đánh giá chứng cứ, xác định người tham gia tố tụng đến việc vận dụng quy định pháp luật.

Trong một báo cáo toàn ngành của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương mới đây, trong năm 2013, nhiều vụ tranh chấp đất đai ngà càng phức tạp và khó giải quyết, từ

khâu thu thập, đánh giá chứng cứ, xác định người tham gia tố tụng đến việc vận dụng quy định pháp luật.

Khi giải quyết tranh chấp đất đai, các Tòa án thường lúng túng, gặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài, qua nhiều cấp xét xử và không ít trường hợp hướng giải quyết còn chưa thống nhất. Cụ thể là:

- Giấy đỏ không “khớp” thực tế.

Khó khăn đầu tiên với các Tòa là giấy đỏ không đúng thực tế về diện tích, vị

trí, cấp nhầm đối tượng, sai thẩm quyền. Với sai sót về diện tích, không hiếm trường hợp có sai số rất lớn. Hệ quả là khi giải quyết tranh chấp, các Tòa phải đứng ra tổ

chức đo đạc lại diện tích thực tế. Quá trình này phát sinh nhiều khiếu nại khiến Tòa phải đo đạc nhiều lần. Kết quảđo đạc lại khác nhau dẫn đến kết quả xét xử khác nhau, là một trong những nguyên nhân khiến bị cáo hủy, sửa. Trong khi đó, hiện nay chưa có quy định hay hướng dẫn là khi có nhiều kết quảđo đạc khác nhau thì Tòa phải dựa vào kết quả nào, của cơ quan nào để làm cơ sở giải quyết.

Bên cạnh đó, các Tòa còn gặp không ít trường hợp đất thuộc di sản thừa kế lại

được cấp cho một người trong khi chưa có ý kiến của các đồng thừa kế khác. Đất thuộc lối đi chung hay đất thuộc quỹ đất công, đất quy hoạch phục vụ công trình công cộng của địa phương lại được cấp cho một cá nhân hoặc hộ gia đình. Đất của cá nhân hoặc của vợ chồng lại cấp cho hộ gia đình và ngược lại… Vì vậy, các Tòa thường phải

GVHD: Châu Hoàng Thân 45 SVTH: Phạm Chân Tình

mất rất nhiều thời gian, công sức thu thập chứng cứ, rà soát, tìm kiếm những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đểđưa họ vào tham gia tố tụng, dẫn tới việc giải quyết án bị kéo dài, có khi vi phạm cả thời hạn tố tụng.

- Ủy ban nhân dân chưa phối hợp kịp thời

Một vướng mắc khác cũng khiến việc giải quyết tranh chấp đất đai kéo dài lâu là do khâu cung cấp chứng cứ, trả lời của Ủy ban nhân dân còn chậm trễ.

Từ nhiều năm nay, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao, khi giải quyết án loại này, các tòa phải hỏi Ủy ban nhân dân về việc cấp đất cho các đương sựđể có

đường lối xét xử chính xác. Điều 94 BLTTDS năm 2004 quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án. Viện Kiểm Sát trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu… Nhưng thực tế, các ủy ban vẫn thường trả lời rất chậm, mặc cho Tòa mòn mỏi chờ.

Mặt khác, việc trả lời của Ủy ban nhân dân lắm khi cũng chưa sát với yêu cầu của Tòa, rất chung chung, có vụ còn trả lời không thống nhất, mâu thuẫn… làm Tòa càng thêm khó xử. Chưa kể, cũng có những trường hợp việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu không đảm bảo, bị thất thoát do chia tách đơn vị hành chính lãnh thổ, chuyển trụ sở, thay đổi nhân sự không bàn giao đầy đủ. Khi xảy ra tranh chấp đất, không còn tài liệu lưu trữđể cung cấp thông tin, cơ quan quản lý thường mặc kệ cho Tòa tự giải quyết.

- Sử dụng kết quả nào?

Một khó khăn nữa với các Tòa là thiếu hướng dẫn trong trường hợp vụ án có sự

xung đột giữa kết quả định giá với thẩm định giá. Theo Điều 92 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004, các bên đương sự có quyền yêu cầu định giá hoặc thẩm định giá. Không ít trường hợp bên này yêu cầu định giá đất, bên kia yêu cầu thẩm định giá. Khi kết quả định giá và thẩm định giá có sự chênh lệch, quyền lợi của các bên đương sự xung đột. Một bên yêu cầu tòa công nhận kết quả định giá của hội đồng định giá, một bên yêu cầu tòa công nhận kết quả của tổ chức thẩm định giá. Như vậy, nếu hai bên đương sự

không thỏa thuận được, Tòa sẽ phải căn cứ vào kết quả nào, của tổ chức nào để giải quyết án khi kết quảđịnh gia hay thẩm định giá đều giá trị pháp lý38.

Hiện này, nhiều vụ tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp, khó giải quyết. Vì vậy, cần tăng cường công tác hòa giải cơ sở, coi đó là một trong những biện pháp cơ

bản để hạn chế mâu thuẫn, tránh xung đột kéo dài, tạo cơ hội giúp các bên giữ được tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tăng cường đoàn kết trong nhân dân.

38

GVHD: Châu Hoàng Thân 46 SVTH: Phạm Chân Tình

2.5. Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.

2.5.1. Tình hình tranh chp đất đai

Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Cần Thơ diễn ra gay gắt và phức tạp, số lượng đơn vượt cấp gửi đến cơ quan rất nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương.

Tranh chấp đất đai gia tăng, phần lớn người dân chưa nắm rõ quy định của pháp luật, thiếu thông tin rõ ràng. Một bộ phận người dân bị đối tượng xấu kích động

Một phần của tài liệu đề tài: pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)