Thẩm quyền giải quyết tranhch ấp đất đai theo thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu đề tài: pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính (Trang 38)

5. Bố cục đề tài

2.1.3 Thẩm quyền giải quyết tranhch ấp đất đai theo thủ tục hành chính

2.1.3.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 thì Chủ tịch

Ủy ban nhân cấp huyện giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ

hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia

đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng

đất22; cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất và có nguồn thu nhập ổn định; Cộng đồng dân cư gồm cộng

đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ23

Đối với quy định tại Luật Đất đai năm 1993 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện ngoài giải quyết tranh chấp cho các chủ thể là hộ gia đình, cá nhân thì còn giải quyết tranh chấp cho tổ chức nếu các chủ thể nói trên thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện24; nhưng trong giai đoạn này thì chưa có chủ thể cộng đồng dân cư xuất hiện. So với quy định trước đây thì quy định trong Luật Đất đai năm 2013 có phần tạo

điều kiện thuận lợi hơn cho chủ thể giải quyết tranh chấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho các chủ thể sử dụng

đất là tổ chức. Vì các tranh chấp của chủ thể này thường rất phức tạp và khó giải quyết.

22 Khoản 29 điều 3 Luật đất đai 2013 23 Khoản 3 điều 5 Luật đất đai 2013

GVHD: Châu Hoàng Thân 33 SVTH: Phạm Chân Tình

Theo quy định của Luật Đất đai hiện hành thì cộng đồng dân cư là người sử

dụng đất25, chủ thể này Luật đất đai năm 1993 chưa thừa nhận là chủ thể sử dụng đất. Khi có tranh chấp về quyền sử dụng đất phát sinh mà chủ thể tranh chấp là cộng đồng dân cư thì sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Theo điểm a khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 “Khi đã được Chủ tịch

Ủy ban nhân cấp huyện giải quyết tranh chấp mà một bên không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.

2.1.3.2Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết tranh chấp đất đai giữa tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ

chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự26

; cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo27; người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy

định của pháp luật về quốc tịch28; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ

quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ

chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ29

, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc là giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cưở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình,cá nhân, cộng đồng dân cư.

Theo quy định tại Luật Đất đai năm 1993 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với các chủ thể hộ gia đình, cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình hoặc của Trung ương30. Đối với quy định pháp luật hiện hành thì bao gồm thêm các chủ thể cộng đồng dân cư và chủ thể có yếu tố nước ngoài.

Điều này xảy ra cũng dễ hiểu vì trong nền kinh tế thị trường và đất nước đang hội nhập và phát triển. Việc khuyến khích chủ thể có yếu tố nước ngoài đầu tư hay sử

25 Khoản 3 điều 5 Luật Đất đai 2013 26 Khoản 1 điều 5 Luật Đất đai 2013 27 Khoản 4 điều 5 Luật Đất đai 2013 28 Khoản 6 điều 5 Luật Đất đai 2013 29 Khoản 5 điều 5 Luật Đất đai 2013

GVHD: Châu Hoàng Thân 34 SVTH: Phạm Chân Tình

dụng tài nguyên đất cũng đồng nghĩa với việc pháp luật phải đi nhanh hơn và có quy

định kịp thời đểđiều chỉnh các quan hệ pháp luật vềđất đai.

Theo quy định tại điểm khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 “Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết mà một bên hoặc các bên đương sự

không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.

2.2 Quy định về căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính

Tại Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 hướng dẫn về thi hành Luật Đất đai, quy định về căn cứđể giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

* Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra:

Khi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì ít nhất người khởi kiện cũng có một chứng cứ nào đó để chứng minh cho việc khởi kiện của mình, cho dù chưa biết

đó là bằng chứng hợp pháp hay chưa nhưng dù sao cũng có một cơ sởđể chứng minh cho yêu cầu của mình, là cơ sởđầu tiên của vụ kiện. Ủy ban nhân dân xem xét độ tin cậy của chứng cứ, hoặc căn cứ vào thời gian sử dụng của các bên qua từng giai đoạn và xem xét việc sử dụng đó, đương sự nào làm theo đúng chủ trương chính sách vềđất

đai của nhà nước, đúng pháp luật đất đai, căn cứ vào đó để tìm ra chứng cứ hợp lý, hợp pháp nhằm giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính đáng cho các đương sự.

* Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất

đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu địa phương:

Bên cạnh các chứng cứ mà đương sự có thể đưa ra để chứng minh thì Ủy ban nhân dân còn có thể căn cứ vào thực tế diện tích các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại một địa phương diễn ra tranh chấp xem có phù hợp chưa, có đúng theo quy định của pháp luật không.

* Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt:

GVHD: Châu Hoàng Thân 35 SVTH: Phạm Chân Tình

Một căn cứ cũng không kém phần quan trọng là việc xem xét phần đất mà các bên tranh chấp sử dụng có đúng với quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước hay chưa, nếu chưa thì có hướng giải quyết khác theo quy định của pháp luật.

* Chính sách ưu đãi đối với người có công với Nhà nước:

Thêm một vấn đề không thể thiếu trong công tác giải quyết loại mâu thuẩn nhạy cảm này là xem xét các bên tranh chấp có nằm trong diện ưu đãi hay không. Trong chính sách phát triển đất nước của Nhà nước nói chung và chính sách vềđất đai nói riêng, Nhà nước luôn giành những ưu đãi đặc biệt cho những người có công để bù

đắp lại cho họ mà công sức họ bỏ ra trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, tuy nhiên nếu đối tượng thuộc diện ưu

đãi thì khi giải quyết phải giải quyết đúng theo ưu đãi của họ, điều này không có nghĩa là giải quyết không công bằng và đem lại bất lợi cho bên còn lại mà là giải quyết đúng pháp luật. Luật không có trường hợp ưu đãi cho đối tượng này mà lại gây bất lợi cho

đối tượng khác.

Chính sách ưu đãi được quy định tại một số văn bản như: Pháp lệnh số

26/2005/PL-UBTVQH11 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg quy định hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng…

* Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất:

Khi giải quyết tranh chấp đất đai mà các bên không có giấy tờđể chứng minh thì ngoài việc xem xét các vấn đề nêu trên, cần phải xem xét phần đất tranh chấp đó nếu là giao đất , cho thuê đất thì cần xem xét việc giao, cho thuê đất đó có đúng theo quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất của pháp luật đất đai. Ví dụ: việc giao

đất có đúng với pháp luật không.

2.3 Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính 2.3.1. Tự hòa giải; hòa giải cơ sở

Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp). Hòa giải còn được hiểu ở góc độ rộng hơn là một quá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để

cùng giải quyết vấn đề của họ. Hòa giải cũng được coi là sự tiếp nối của quá trình thương lượng, trong đó các bên cố gắng làm điều hòa những ý kiến bất đồng.

GVHD: Châu Hoàng Thân 36 SVTH: Phạm Chân Tình

Cụ thể là, tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất Đai năm 2013 quy định: “nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở”.

Thông qua quy định trên có thể thấy được vai trò quan trọng của hòa giải trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai. Nhìn từ góc độ quan trọng của việc tiến hành hòa giải thì hòa giải nhằm giữ gìn ổn định sản xuất, đời sống, tinh đoàn kết trong nhân dân, giữ gìn an ninh trất tự và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng có thể xảy ra

Về nguyên tắc hoạt động hòa giải, hoạt động hoà giải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không áp đặt, bắt buộc các bên tranh chấp phải tiến hành hoà giải; khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng; kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải31

Theo Điều 5 Luật hòa giải cơ sở năm 2013 “Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác, khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác; phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở; tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở”.

Khác với việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện qua cơ quan công quyền, hòa giải tranh chấp đất đai không mang tính bắt buộc, cưỡng chế thi hành mà thể hiện sự thỏa thuận ý chí của các bên.

Một ưu thế của hòa giải là tính linh hoạt, mềm dẻo, thủ tục thực hiện đơn giản, tiện lợi và ít tốn kém về vật chất nên hòa giải thường được ưu tiên, xem như giai đoạn tiền giải quyết tranh chấp đất đai.

2.3.1.1 Tự hòa giải

Theo quy định của pháp luật Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải32.Khi tranh chấp đất đai xảy ra, cách thức xử lý và giải quyết đầu tiên mà các bên phải sử dụng là tự hòa giải hay còn gọi là thương lượng. Thực chất đây là việc

31Điều 4 Luật hòa giải năm 2013

32

GVHD: Châu Hoàng Thân 37 SVTH: Phạm Chân Tình

các bên tranh chấp tiến hành gặp gỡ, trao đổi, thỏa thuận với nhau để đạt, đây là việc các bên tranh chấp tiến hành gặp gỡ, trao đổi với nhau để đạt được tiếng nói chung, xóa bỏ bất đồng, xung đột về lợi ích nhằm giải quyết ổn thỏa mọi việc. Điểm đặc biệt của hình thức này là chưa có sự tham gia của người thứ ba, nó mang tính nội bộ. Nhà nước cũng không có bất kỳ can thiệp nào ở giai đoạn này, chính vì vậy tự hòa giải chỉ

thành công khi các bên thực sự có thiện chí, thông cảm và tôn trọng lẫn nhau.

Thực chất vấn đề tự hòa giải là khó thực hiện được. Nếu như các chủ thể sử

dụng đất có thể tự thỏa thuận được từ những mâu thuẫn nhỏ ban đầu trong quá trình sử dụng đất thì đã không phát sinh tranh chấp. Bên cạnh đó khi mâu thuẫn càng gay gắt thì khó khăn nhất chính là việc hai bên tự ngồi lại và cùng nhau hòa giải. Việc tự

hòa giải chỉ có thểđạt được hiệu quả khi các bên tranh chấp có mối quan hệ nhất định với nhau về mặt tình cảm hoặc giá trị tranh chấp không lớn.

2.3.1.2 Hòa giải cơ sở

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.

Hòa giải cơ sở là việc cán bộ hòa giải hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những tranh chấp nhằm giữ gìn sựđoàn kết, cũng cố và phát huy những tình cảm, đạo lý tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng. Hòa giải cơ sởđược nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích thực hiện,

đảm bảo phát huy tối đa ưu thế và hiệu quả của hoạt động này.

Trình tự thủ tục tiến hành hòa giải cơ sởđược thực hiện theo quy định của Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cở

Một phần của tài liệu đề tài: pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)