Đánh giá chung về thực trạng giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2009

Một phần của tài liệu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 77)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.3. Đánh giá chung về thực trạng giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2009

Nhìn chung, số lượng đơn thư khiếu nại và tranh chấp trên địa bàn huyện có xu hướng tăng dần. Trong đó, số đơn tranh chấp đất đai nhiều hơn số đơn khiếu nại về đất đai (số đơn tranh chấp đất đai chiếm 58,29% trong tổng số đơn khiếu nại và tranh chấp đất đai). Huyện Thanh Trì là một trong số những huyện có tốc độ đô thị hóa cao, được đầu tư về cơ sở hạ tầng đồng bộ. Từ 2009 - 2013, trên địa bàn huyện được đầu tư nhiều dự án khu đô thị, công viên, bệnh viện, trường học, khu vui chơi… Vì thế giá trị đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì cũng tăng khá nhanh, nhiều người dân ở các quận huyện khác cũng đến huyện

để mua nhà, mua đất an cư lạc nghiệp, đầu tư phát triển kinh tế nên việc tranh chấp đất đai là không tránh khỏi. Bên cạnh đó, do việc thực hiện các dự án trên

địa bàn huyện vẫn còn nhiểu bất cập, căn cứ giá cả đền bù theo quy định chung của thành phố để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất thực hiện dự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 án, nhiều hộ dân không thấy thỏa đáng, hài lòng vì giá bồi thường, hỗ trợ

không phù hợp với giá cả thị trường.

3.2.3.1. Thuận lợi

- Công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong giai đoạn 2009 - 2013 huyện đã giải quyết được 76/78 đơn khiếu nại (đạt tỷ lệ 97,44%), 105/109 đơn tranh chấp đất đai (đạt tỷ lệ

96,33%). Cho thấy hiệu quả giải quyết khiếu nại và tranh chấp trên địa bàn huyện là rất cao và cần phát huy.

- Đối với các vụ việc phức tạp, UBND huyện đã thành lập tổ công tác để giải quyết vụ việc. Thành phần tham gia tổ công tác được chọn lọc nên các vụ việc được tiến hành nhanh chóng và có hiệu quả. Đối với những đơn thư tồn đọng kéo dài UBND huyện thường xuyên có công văn đôn đốc đối với đơn vị giải quyết, có biện pháp xử lý trách nhiệm đối với trường hợp giải quyết không đúng, chậm đưa vụ việc vào giải quyết, nhằm thúc đẩy tiến độ giải quyết, hạn chếđơn thư tồn đọng.

- Trong quá trình giải quyết vụ việc, công tác hòa giải ngày càng được chú trọng,

đơn vị giải quyết trước tiên phải xác định được nguyên nhân khiếu nại, nguồn gốc đất để đề ra hướng hòa giải phù hợp. Có những vụ việc được hòa giải thành công, các hộ tranh chấp vẫn giữđược tình làng nghĩa xóm, điều này có ý nghĩa rất quan trọng.

3.2.3.2. Tồn tại

Tuy nhiên, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp nên vẫn còn một số tồn tại sau:

- Còn tồn đọng các vụ khiếu nại và tranh chấp đất đai (02 vụ khiếu nại và 04 vụ tranh chấp vềđất đai) cần tập trung nghiên cứu kỹ hồ sơđể giải quết các vụ việc còn tồn đọng trong thời gian tới.

- Việc giải quyết khiếu nại ở một số xã, thị trấn còn chưa kịp thời, để người dân phải chờđợi.

- Việc tổng hợp báo cáo kết quả giải quyết đơn thư ở cở sở còn chậm, chưa giải quyết kịp thời vụ việc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 kéo dài. Việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kết luận, quyết định đã có hiệu lực của cấp có thẩm quyền chưa được kịp thời.

- Việc tuyên truyền pháp luật cho người sử dụng đất còn hạn chế nên phần lớn người dân vẫn chưa nắm được đầy đủ, rõ ràng về vấn đề khiếu nại (100% người dân được phỏng vấn chưa nắm đầy đủ văn bản về Luật Khiếu nại) và tranh chấp đất

đai (81,25% người dân được phỏng vấn chưa nắm đầy đủ văn bản về Luật Đất đai). * Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống văn bản pháp luật ở nước ta chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ, một số chính sách chưa nhất quán, thường xuyên thay đổi dẫn đến không đủ căn cứ để giải quyết nhất là trong các lĩnh vực quản lý đất đai và giải phóng mặt bằng, giải quyết tranh chấp đất đai.

- Công tác quản lý đất đai những năm trước đây ở nhiều địa phương bị buông lỏng, hồ sơ thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ. Tình trạng lấn, chiếm đất công còn nhiều, việc chuyển quyền sử dụng đất không tuân theo quy định pháp luật của người sử

dụng đất làm phát sinh các khiếu kiện phức tạp khó giải quyết.

- Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo giá nhà nước chưa hợp lý, chưa phù hợp với giá thị trường, nhà tái định cư chưa xong cơ sở hạ tầng đã thực hiện thu hồi đất dẫn đến các hộ dân chưa có chỗở luôn, phải đi thuê đất…

- Chính sách quản lý xây dựng còn nhiều bất cập, công tác quản lý bị buông lỏng nhất là ở các xã, thị trấn ven các đường quốc lộ, dẫn đến các hộ dân tự ý tùy tiện xây dựng không xin phép, khi cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra thì biện pháp xử lý thiếu hiệu quả, thiếu kiên quyết dẫn đến việc xây dựng công trình không theo quy hoạch nên ảnh hưởng đến các hộ xung quanh và phát sinh đơn thư khiếu kiện.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Đội ngũ cán bộ tiếp dân, tham mưu giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai từ huyện đến các xã, thị trấn còn thiếu về số lượng, hạn chế về nghiệp vụ, kinh nghiệm. Vẫn còn lúng túng trong công tác tiếp dân, phân loại xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, và tranh chấp đất đai dẫn đến kết quả giải quyết chưa đáp ứng được yêu cầu, một số vụ việc giải quyết còn chưa quy định, chưa đúng thẩm quyền.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 - Lãnh đạo UBND một số xã, thị trấn, công chức địa chính cấp xã còn thiếu kiến thức về quản lý nhà nước, hiểu biết về chính sách pháp luật còn hạn chế, dẫn

đến thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý Nhà nước để lãnh đạo các thôn tổ chức bán thầu, cho thuê thầu thu tiền đầu tư xây dựng công trình phúc lợi trái thẩm quyền; không kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời dẫn đến phát sinh đơn thư khiếu kiện; trong quá trình giải quyết còn ngại tiếp dân, không tổ chức đối thoại, trao đổi trực tiếp với công dân có đơn thư khiếu nại.

- UBND một số xã chưa thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của UBND huyện trong việc tổ chức thực hiện các vụ việc đã có các văn bản giải quyết của các cấp dẫn đến việc công dân bức xúc khiếu kiện kéo dài.

- Việc phối hợp giữa các phòng ban của huyện, UBND xã, thị trấn với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội khác trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại và tranh chấp đất đai còn hạn chế: công tác hòa giải ở một số xã, thị trấn chưa được chú trọng dẫn đến chất lượng giải quyết ở xã chưa cao.

- Nhiều vụ khiếu nại và tranh chấp đất đai: mặc dù các cấp, các ngành đã giải quyết đúng pháp luật, có tình, có lý, phù hợp với tình hình thực tế, đã tổ chức

đối thoại trực tiếp nhiều lần nhưng do nhiều động cơ khác nhau người dân vẫn cố

tình khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Một số đối tượng đi khiếu kiện lợi dụng quyền khiếu nại cố tình khiếu kiện và có hành vi quá khích gây mất trật tự công cộng,

ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của cơ quan nhà nước nhưng chưa có quy định xử lý nghiêm khắc.

Một phần của tài liệu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)