KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp về đất đai huyện Thanh Trì giai đoạn 2009
3.2.2.1. Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2009 - 2013
Từ nhiều năm nay, tình hình tranh chấp đất đai luôn là vấn đề nhạy cảm
không những được Đảng và Nhà nước mà còn được toàn xã hội quan tâm. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp.
Các dạng tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì gồm các dạng sau: tranh chấp giữa ranh giới sử dụng đất, tranh chấp về quyền thừa kế và tranh chấp ngõ đi chung (Bảng 3.8).
Bảng 3.8. Tổng hợp các dạng tranh chấp đất đai huyện Thanh Trì giai đoạn 2009 - 2013 Năm Số vụ tranh chấp Phân loại tranh chấp Ranh giới sử dụng đất Tỷ lệ (%) Quyền thừa kế đất đai Tỷ lệ (%) Ngõ đi chung Tỷ lệ (%) 2009 14 10 71,43 2 14,29 2 14,29 2010 20 17 85,00 1 5,00 2 10,00 2011 24 20 83,33 2 8,33 2 8,33 2012 23 19 82,61 2 8,70 2 8,70 2013 28 24 85,71 3 10,71 1 3,57 Tổng 109 90 82,57 10 9,17 9 8,26
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì)
Kết quả bảng 3.8 cho thấy trong giai đoạn 2009 - 2013, số vụ tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất có số lượng nhiều nhất là 90 vụ (chiếm 82,57%). Đa phần do chủ sử dụng đất liền kề trong quá trình sử dụng ranh giới đất chưa rõ ràng từ trước đến khi cần xây dựng nhà ở, công trình tiến hành kiểm tra lại diện tích đất thấy đã hao hụt so với giấy tờ gia đình hiện có, có trường đất được thừa kế, tặng cho nhưng để đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 trống đã lâu không sử dụng, khi cần sử dụng kiểm tra lại diện tích đã không còn như
hiện trạng do người sử dụng liền kềđã lấn chiếm. Bên cạnh đó, hồ sơđịa chính đặc biệt là bản đồđịa chính được lưu trữở các xã hiện nay đã bị mờ, nhầu nát gây khó khăn cho việc khai thác, sử dụng bản đồ và một nguyên nhân khác là do các cán bộ, công chức không thường xuyên cập nhật biến động vào hồ sơđịa chính, khi cần sử dụng, tra cứu dữ liệu chưa đầy đủ hoặc không chính xác.
Ngoài ra, còn các trường hợp tranh chấp khác như tranh chấp quyền thừa kếđất
đai (chiếm 9,17%). Dạng tranh chấp này do trước khi mất bố hoặc mẹ không để lại di chúc nên những người có quyền được thừa kế quyền sử dụng đất tranh chấp việc hưởng thừa kế, gây mất đoàn kết gia đình. Đối với tranh chấp ngõ đi chung (chiếm 8,26%), tranh chấp này xảy ra khi trước đây nhiều hộ gia đình cùng đi chung một ngõ do một hộ gia đình tự cắt đất làm ngõ để cho các hộđi, nay khi đất đai có giá trị, người chủ ban đầu tự hiến đất làm ngõ muốn các hộ gia đình còn lại phải mua ngõ đi này.
3.2.2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì giai
đoạn 2009 - 2013
a. Thực trạng hòa giải tranh chấp đất đai
Từ nhiều năm qua, việc hòa giải tranh chấp đất đai ngay từ cấp cơ sở phần nào giúp UBND huyện Thanh Trì giảm tải được công tác giải quyết đơn thư trong lĩnh vực tranh chấp đất, chỉ những vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều người và cấp cơ
sở không thể hòa giải được mà thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện thì huyện thực hiện giải quyết tranh chấp. Trong giai đoạn 2009 - 2013 có 97 vụ tranh chấp đất đai được giải quyết bằng con đường hòa giải (chiếm 88,99%), trong đó có 68 vụ hòa giải thành công (chiếm 62,39%) (Bảng 3.9).
Bảng 3.9. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai giai đoạn 2009 - 2013
Năm Số vụ tranh chấp Số vụ hòa giải Tỷ lệ (%) Số vụ hòa giải thành Tỷ lệ (%) 2009 14 12 85,71 8 57,14 2010 20 17 85,00 12 60,00 2011 24 22 91,67 15 62,50
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 2012 23 21 91,30 15 65,22 2013 28 25 89,29 18 64,29 Tổng 109 97 88,99 68 62,39
(Nguồn: UBND huyện Thanh Trì)
Kết quả bảng 3.9 cho thấy công tác hòa tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
đạt hiệu quả cao, giúp giải quyết nhanh chóng phần lớn các vụ tranh chấp đất đai, người dân qua đó sẽ không phải đơn thư, khiếu kiện đến các cấp có thẩm quyền mất nhiều thời gian công sức, giảm tải được các vụ việc khiếu kiến lên cấp trên.
Như vậy, phần lớn các dạng tranh chấp này đều được giải quyết theo con
đường hòa giải ở cấp cơ sở. Đối với những tranh chấp đất đai sau khi hòa giải tại cấp xã không thành, cán bộ cấp cơ sở hướng dẫn người dân lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết là gửi đơn lên cơ quan hành chính cấp huyện để giải quyết đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà người dân chưa có GCN QSDĐ hoặc hướng dẫn người dận lựa chọn khởi kiện ra tòa với trường hợp tranh chấp đất đai mà người dân
đã có GCN QSDĐ hoặc các tranh chấp tài sản gắn liền với đất.
Như vậy, với việc được hướng dẫn cụ thể như trên người dân sẽ hiểu và nắm rõ hơn về thẩm quyền giải quyết vụ việc mà họđang gặp phải đểđến đúng nơi, gặp
đúng người có chức năng, nhiệm vụ giải quyết vụ việc của họ, tránh được việc cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm hướng dẫn chưa đúng, đùn đẩy trách nhiệm, công việc mà đáng nhẽ ra đó là nhiệm vụ, công việc của họ mà họ không giải quyết, khiến người dân phải đi lòng vòng làm tốn thời gian, công sức của người dân, mất niềm tin ở người dân.
b. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai
Ngoài các trường hợp đã được hòa giải thành ở cơ sở, các trường hợp còn lại
được gửi đến cơ quan hành chính để giải quyết. Trong giai đoạn 2009 - 2013, trên
địa bàn huyện Thanh Trì có 41 trường hợp cần phải thực hiện giải quyết tranh chấp
đất đai ở cơ quan hành chính cấp huyện (Bảng 3.10).
Bảng 3.10. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Thanh Trì giai đoạn 2009 - 2013
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 Năm Số vụ Số vụđã giải quyết Tỷ lệ (%) Số vụ tồn đọng Tỷ lệ (%) 2009 6 6 100,00 0 0,00 2010 8 8 100,00 0 0,00 2011 9 9 100,00 0 0,00 2012 8 7 87,50 1 12,50 2013 10 7 70,00 3 30,00 Tổng 41 37 90,24 4 9,76
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 Kết quả bảng 3.10 cho thấy trong giai đoạn 2009 - 2013, số vụ tranh chấp đất
đai trên địa bàn huyện Thanh Trì có xu hướng tăng dần nhưng hầu hết các vụ tranh chấp đất đai đã được giải quyết 37/41 (chiếm 90,24%) và đang tiếp tục giải quyết 03 vụ
còn tồn lại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng các vụ tranh chấp đất đai có xu hướng tăng dần qua các năm do nền kinh tếđất nước ta thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường, Nhà nước thực hiện chính sách mới về quản lý đất đai. Đất đai trở thành một tư
liệu sản xuất quan trọng và là một tài sản có giá đối với với mọi người dân. Trong khi
đó, chính quyền một số địa phương đã “chưa làm đúng pháp luật", chưa công khai, minh bạch, dân chủ; hệ thống quản lý vềđất đai thiếu khoa học. Hệ thống pháp luật
điều chỉnh lĩnh vực này vừa thiếu vừa không thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo nhau làm cho tình hình thêm phức tạp.
Kết quả điều tra 16 hộ có đơn thư tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì đối với công tác giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan nhà nước
được thể hiện ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp đất đai và ý kiến, nhận thức của người dân về tranh chấp đất đai
Chỉ tiêu phiSốếu T(%) ỷ lệ 1. Nội dung tranh
chấp đất đai
Tranh chấp về ranh giới đất 12 75,0 Tranh chấp về QSDĐ, tài sản gắn liền
với đất trong quan hệ ly hôn, thừa kế 2 12,5
Tranh chấp ngõ đi chung 2 12,5 2. Kết quả giải quyết vụ việc Đồng ý 15 93,75 Không đồng ý 1 6,25 3. Thái độ của người giải quyết tranh chấp đất đai Nhã nhặn, lịch sự 15 93,75 Thiếu lịch sự 1 6,25 4. Thời gian giải quyết Nhanh 0 0 Kịp thời 15 93,75 Chậm 1 6,25 Quá chậm 0 0 5. Nắm nội dung của Luật Đất đai Có 3 18,75 Không 0 0
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 Có nhưng không cụ thể 13 81,25 Kết quả tổng hợp ở bảng 3.11 cho thấy: phần lớn tranh chấp đất đai tập trung vào dạng tranh chấp về ranh giới thửa đất (chiếm 75,0%). Hầu hết người dân đều
đồng tình với phương án giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước (chiếm 93,75%) do đa phần các tranh chấp này diện tích tranh chấp không nhiều, các hộ
dân sau khi được UBND xã hòa giải đã tự thỏa thuận với nhau để đảm bảo quyền lợi của họ và vẫn giữ được tình cảm hàng xóm với nhau. Theo nhận định của số đông người dân tham gia phỏng vấn, thời gian giải quyết tranh chấp đất đai là kịp thời (chiếm 93,75%), các quyết định giải quyết tranh chấp là không dễ thực hiện do
để thực hiện các quyết định này phải có sự đồng tình của những người liên quan, một bên đồng ý nhưng một bên chưa đồng ý thì sẽ khó thực hiện. Hầu hết người dân chưa nắm rõ được chính sách pháp luật đất đai, quy trình thủ tục giải quyết khiếu nại, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là của cơ quan nào vì vậy cơ quan nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền pháp luật để người dân hiểu và áp dụng vào cuộc sống đảm bảo quyền lợi của người sử dụng.
3.2.3. Đánh giá chung về thực trạng giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2009 - 2013