Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 45)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý

Thanh Trì là huyện ngoại thành nằm ở phía Nam và Đông Nam của thành phố

Hà Nội vị trí địa lý nằm trong khoảng: Từ 20050' đến 21000' vĩ độ Bắc và từ 105045'

đến 105056' kinh độĐông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau: - Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội;

- Phía Nam giáp huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội; - Phía Đông giáp huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên;

- Phía Tây giáp quận Hà Đông và quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Hình 3.1. Sơđồ và vị trí huyện Thanh Trì

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 6.292,71 ha, bao gồm 16 đơn vị hành chính (01 thị trấn và 15 xã). Địa bàn huyện có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua: Đường sắt thống nhất Bắc - Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 1B, đường thuỷ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 (sông Hồng)... Đây là những thuận lợi cơ bản để huyện trở thành điểm trung chuyển hàng hoá từ thành phố đi các tỉnh, cũng như từ các tỉnh về thành phố. Qua

đó đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai.

b. Địa hình, địa mạo

Thanh Trì là vùng đất trũng ven đê ở phía Nam thành phố với độ cao trang bình từ 4 - 4,5m, thấp hơn so với khu vực khác của thành phố. Địa hình dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Toàn bộ lãnh thổ huyện được phân định thành hai vùng chính, vùng bãi ven sông và cùng nằm giữa đê sông Hồng với diện tích khoảng 2.000 ha, độ cao trung bình của vùng là từ 8 - 9 m, trong đó các khu dân cư cao hơn từ 8 - 9,5m. Các vùng bãi canh tác thấp hơn từ 7 - 7,5 m chạy ven đê còn có nhiều đầm hồ trũng là nơi giữ nước khi sông cạn. Do nằm ngoái

đê nên vùng này thường bị ngập nước vào mùa lũ.

Vùng nội đồng gồm toàn bộ phần còn lại của huyện với diện tích khoảng 7.830 ha. Độ cao trung bình của vùng 4 - 5 m, phía Đông quốc lộ 1A thấp hơn từ 3,5 - 4,5m, còn phía Tây quốc lộ 1A cao hơn từ 5 - 5,5m, toàn vùng bị chia cắt bởi các trục giao thông quốc lộ 1A, đường Pháp Vân - Yên Sở, đường 70 và các con sông tiêu nước thải của thành phố như sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ, sông Tô Lịch... Do đó đã hình thành các ô nhỏ khó thoát nước với nhiều đầm, mộng trũng hay bị

ngập úng hàng năm khi có mưa lớn và nước của các con sông lên cao. Do địa hình thấp, trũng nhất thành phố, nên nước thải của nội thành hầu hết dồn về đây, nếu không được xử lý tốt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Toàn bộ lãnh thổ huyện Thanh Trì nằm trên vùng có nền địa chất công trình thuộc loại trung bình (kém thuận lợi) và xấu (không thuận lợi), vì vậy khi xây dựng cần phải có các biện pháp kỹ thuật cần thiết để loại trừ những ảnh hưởng xấu trong thi công và để tăng tuổi thọ của công trình.

c. Khí hậu

Huyện Thanh Trì có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa chủ yếu trong năm: Mùa nóng và mùa lạnh. Các tháng 4, 10 được coi như những tháng chuyển tiếp. Nhiệt độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Kcal/m2/tháng. Lượng mưa trung bình năm 1.649 mm, lượng bốc hơi trung bình năm 938 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm 83%. Trong năm có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng 5 - 7 cơn bão. Bão mạnh nhất lên tới cấp 9, cấp 10 làm đổ cây cối và gây thiệt hại lớn cho mùa màng. Bão thường trùng với thời kỳ nước sông Hồng lên cao đe dọa không chỉ sản xuất nông nghiệp và cảđời sống của người dân.

Do chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa nên khí hậu ở đây biến động thất thường, ảnh hưởng sâu sắc tới mùa vụ trong việc sản xuất nông nghiệp và cả quá trình sinh trưởng của các loại cây trồng. Thanh Trì có mùa đông lạnh và khô nhưng chỉ trong thời gian ngắn đầu mùa đồng, đầu mùa xuân nhiệt độ không khí đã ấm lên, có mưa phùn nên độẩm cao phù hợp với các loại cay rau, quả ôn đới phát triển. Nếu đảm bảo được các điều kiện vật tư, kỹ thuật có thể phát triển cây vụ đông rải rộng trên diện tích đất canh tác của huyện.

d. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt sông Hồng có lưu lượng rất lớn nhưng có hàm lượng cặn cao, Thanh Trì lại ở hạ lưu thành phố nên hiện chưa đề cập đến khai thác nước mặt sông Hồng đoạn chảy qua huyện để phục vụ cho sinh hoạt. Mặt khác, Thanh Trì là vùng trũng chứa tất cả các loại nước thải, nước mưa từ nội thành dồn xuống nên nguồn nước mặt bị ô nhiễm khá nặng. Ngoài ra, căn cứ các tài liệu thăm dò, trữ

lượng nước ngầm vùng Thanh Trì khá phong phú. Tuy nhiên chất lượng nước ngầm không được tốt, do có hàm lượng sắt cao, đặc biệt có hàm lượng NH4 vượt tiêu chuẩn rất khó xử lý và cao gấp nhiều lần cho phép.

* Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 6.292,71 ha, chiếm 6,83% diện tích tự nhiên của toàn thành phố (là huyện có diện tích tự nhiên đứng thứ 5 trong tổng số 14 quận, huyện). Đất đai chủ yếu được kiến tạo trên đất phù sa, có 80% là đất thịt, còn lại là cát phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm có độ phì nhiêu cao phù hợp với phát triển trồng lúa, rau màu và hoa...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 Do hiểu rõ chất đất, trong những năm gần đây người dân trong huyện đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị cao gấp 5 đến 10 lần giá trị cây lúa.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giai đoạn 2009 - 2013, kinh tế huyện tăng trưởng bình quân 12,75 %/năm, trong đó cao nhất là ngành dịch vụ đạt 19,64%/năm, ngành công nghiệp đạt 12,99%/năm, trong đó riêng xây dựng đạt 33,15%/năm, thấp nhất là ngành nông nghiệp chỉ tăng trưởng với mức bình quân đạt 3,00%/năm.

Kinh tế của huyện giai đoạn 2009 - 2013 có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng giá trị cơ cấu của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (45,6% năm 2009 tăng lên 61,2% năm 2013) và dịch vụ - thương mại (14,6% năm 2009 tăng lên 18,1% năm 2013), giảm dần tỷ trọng của ngành sản xuất nông nghiệp (39,8% năm 2009 giảm xuống 20,7% năm 2013). Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có sự chuyển dịch tăng mạnh nhất và là khu vực chiếm vai trò chủđạo trong cơ cấu kinh tế của cả huyện; Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại có sự chuyển dịch ổn định song tốc độ còn chậm.

Hình 3.2. Tăng trưởng kinh tế huyện Thanh Trì giai đoạn 2009 - 2013

b. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

14 ,6 0 %3 9 ,8 0 % 3 9 ,8 0 % 4 5,6 0 % 2 0 ,70 % 18 , 10 % 6 1,2 5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

20092013 2013

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Tính đến hết ngày 31/12/2012, huyện Thanh Trì có 215.680 người, mật độ dân số trung bình 3.427,5 người/km2. Lực lượng lao động trên địa bàn huyện chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ (chiếm 58,6% tổng số

lao động trên địa bàn). Trong những năm qua, nguồn lao động của huyện tăng bình quân 3,9% năm, tốc độ tăng lao động chủ yếu từđịa phương, ngoài ra cũng do dòng lao động tăng cơ học từ các tỉnh khác. Nhìn chung lực lượng lao động của huyện cũng tương đối trẻ, với 42,6% số lao động dưới 35 tuổi, độ tuổi từ 35 - 55 chiếm 51,2%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53%; đã giải quyết việc làm cho 5.580 lao

động. Thu nhập bình quân trên đầu người đến năm 2013 đạt 13,3 triệu đồng. Không có sự khác biệt lớn về giới trong lực lượng lao động, lao động nữ chiếm 47,1%, nam chiếm 52,9%. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự phân tầng xã hội đang diễn ra; số

hộ giàu chiếm 29,7%, hộ nghèo chiếm 2,8%.

Bảng 3.1. Thực trạng dân số và lao động huyện Thanh Trì giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Dân số Người 204.790 212.582 215.680 2. Lao động Lao động 135.295 138.677 143.114 3. Tổng số hộ Hộ 60.461 62.837 64.521 4. Quy mô lao động Người/lao động 1,51 1,53 1,51 5. Quy mô hộ Người/ hộ 3,39 3,38 3,34

(Nguồn: UBND huyện Thanh Trì) c. Cơ sở hạ tầng

* Về giao thông

Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường do thành phố quản lý: Quốc lộ 1A có chiều dài qua huyện khoảng 6,76 km, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 8 km,

đường 70 có chiều dài qua huyện khoảng 6km, đường 70B là tỉnh lộ nối Quốc lộ 1 (tại Ngọc Hồi) với đường đê sông Hồng (tại Đông Trạch). Ngoài ra huyện có đường

đê sông Hồng dài 7km, đường Kim Giang chạy ven bờ Tây sông Tô Lịch, đường vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện thuộc địa phận xã Thanh Liệt có chiều dài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 khoảng 0,3 km. Các trục giao thông nông thôn, giao thông đô thị đã và đang được hoàn thiện đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng, các tuyến đường trong cụm công nghiệp Ngọc Hồi được xây dựng đạt tiêu chuẩn quy định.

Hiện nay, huyện đang triển khai xây dựng đề án thành lập các bãi đỗ xe tải phía Nam tại xã Ngũ Hiệp, điểm đầu cuối xe buýt tại xã Liên Ninh. Đường sắt Quốc gia gồm 2 tuyến: Tuyến đường sắt Bắc - Nam và tuyến đường sắt vành đai thành phố chạy theo hướng Đông - Tây. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Thanh Trì có các tuyến sông như: sông Hồng, sông Nhuệ và sông Tô Lịch chảy qua nhưng chỉ có sông Hồng là có thể khai thác vận tải đường thủy.

* Thủy lợi

Khu vực huyện Thanh Trì được tưới nước chủ yếu từ sông Nhuệ và một phần nhỏ từ sông Tô Lịch với hệ thống tưới được xây dựng khá hoàn chỉnh. Riêng khu vực phía Nam huyện thuộc các xã Liên Ninh, Ngọc Hồi và Đại Áng được cấp nước tưới từ

sông Hồng qua trạm bơm thuộc huyện Thường Tín - thành phố Hà Nội.

3.1.1.3. Đánh giá chung vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện a. Thuận lợi

- Thanh Trì có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài nguyên phong phú thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Đất đai được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng màu mỡ phì nhiêu, trên nền địa hình khá bằng phẳng cùng với khí hậu, thời tiết và nguồn nước ngọt dồi dào phân bốđều trên các ao hồ trong huyện nên huyện rất phù hợp cho phát triển nông nghiệp nhất là trồng lúa và các loại rau màu.

- Bên cạnh đó, sự khởi sắc trong các lĩnh vực kinh tế đã góp phần làm thay đổi diện mạo xã hội và cải thiện đời sống nhân dân trong huyện. Nhiều công trình xây dựng cơ bản được hoàn thành, hệ thống đường giao thông được củng cố, từ tỉnh lộ đến đường liên xã, liên thôn đều được bê tông hoặc nhựa hoá, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân trong huyện.

- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong huyện ngày càng được cải thiện, số hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng, chất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.

b. Khó khăn

- Do có sự phân hoá của khí hậu theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏđến đời sống và sản xuất của nhân dân trong huyện. Mùa hè, lượng mưa lớn, nước từ

thượng nguồn đổ về làm mực nước ở các sông lên cao ảnh hưởng đến diện tích canh tác của các xã phía ngoài đê. Vào mùa này, còn ảnh hưởng của giông, bão gây nhiều thiệt hại cho đời sống, sản xuất nông nghiệp, đe doạ hệ thống đê điều. Về mùa đông lượng mưa ít, mực nước sông thấp, nên cần dự trữ nước tại các ao hồ để phục vụ

canh tác trong huyện.

- Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế huyện vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế do vốn đầu của nhà nước còn hạn chế, khả năng thu hút nguồn vốn từ

bên ngoài chưa cao. Đời sống nhân dân tuy có được cải thiện nhưng còn một bộ

phận dân cư có thu nhập thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

- Cơ sở hạ tầng cơ sở kỹ thuật của huyện những năm gần đây tuy đã được quan tâm đầu tư cải thiện, nhưng đang ở tình trạng xuống cấp, thiếu đồng bộ, chưa đủ đáp

ứng cho một nền sản xuất hàng hóa và phát triển dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, chưa thu hút được nhiều từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)