Ngày 01 tháng 10 năm 1990, sau hơn một năm rưỡi thử nghiệm, Luật tố tụng hành chính Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực. Trong đó, quy định Trung Quốc không lập ra hệ thống tòa án hành chính mà trong Tòa án nhân dân lập ra các tòa chuyên trách về hành chính và áp dụng thủ tục quy định tại Luật tố tụng hành chính. Điều 11 Luật tố tụng hành chính Trung Quốc quy định 8 loại việc thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án. Ngoài 8 loại việc này, Luật tố tụng hành chính Trung Quốc cũng dự
liệu rằng Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hành chính mà các văn bản luật và pháp quy trao thẩm quyền cho (Nguyễn Thị Anh Thư, 2014).
1.2.5. Hàn Quốc
Hàn Quốc là đất nước theo mô hình nhất hệ tài phán, nghĩa là chỉ có một hệ thống Tòa án, có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính…; không có một hệ thống tài phán hành chính riêng chuyên xét xử các khiếu kiện hành chính. Do không có Tòa án hành chính độc lập nên thủ tục xét xử các vụ án hành chính ở Hàn Quốc có một số nét đặc thù. Theo Luật tố tụng hành chính của Hàn Quốc, trình tự tố tụng hành chính chia làm ba giai đoạn: (1) Đơn khiếu nại về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 quan đó giải quyết; (2) Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của cơ quan quản lý hoặc đã quá hai tháng tính từ khi có đơn khiếu nại mà cơ quan bị khiếu nại vẫn không giải quyết, bên khiếu kiện có quyền gửi đơn khởi kiện tới Tòa án có thẩm quyền xét xử để yêu cầu giải quyết. Theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, Tòa án có thẩm quyền xét xử các vụ kiện hành chính là Tòa án cao cấp; (3) Bất cứ
bên nào không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án cao cấp đều có quyền kháng án lên Tòa án tối cao (Nguyễn Thị Anh Thư, 2014).
Nói chung, thủ tục tố tụng phải qua giai đoạn giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước bị kiện là bắt buộc. Tuy nhiên, vụ kiện có thểđược đưa ra xét xử tại Tòa án mà không cần có quyết định giải quyết của cơ quan đã ra quyết định giải quyết của cơ quan đã ra quyết định hành chính bị kiện trong một số trường hợp. Việc
đưa vụ kiện ra xét xử nói chung không loại trừ hiệu lực thi hành của quyết định hành chính bị kiện (Nguyễn Thị Anh Thư, 2014).