Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút khách dụ lịch Úc đến Việt Nam (Trang 128)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

129

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, kể cả các doanh nghiệp nhỏ đều cần đầu tƣ một bộ phận hoặc một phòng ban riêng biệt để tiến hành việc nghiên cứu thị trƣờng vốn đƣợc coi là vô cùng quan trọng trong việc thu hút du khách Úc trên thị trƣờng hiện nay. Ngoài việc quan sát trực tiếp, phỏng vấn những khách hàng không hài lòng và bị mất quyền lợi, lấy thông tin kết quả nghiên cứu khảo sát… đƣợc thực hiện phần nào bởi các nhân viên chuyên môn nhƣ hƣớng dẫn viên, nhân viên buồng, nhân viên lễ tân… thì các phòng ban chuyên trách về nghiên cứu thị trƣờng phải là đầu tàu đƣa ra những phƣơng hƣớng nghiên cứu, tổng hợp dữ liệu cũng nhƣ đƣa ra kết quả nghiên cứu để có đƣợc những sản phẩm dễ dàng thu hút du khách nhất.

Để thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trƣờng khách du lịch Úc, doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần tập trung đầu tƣ một số điểm sau:

- Bồi dƣỡng kiến thức về nghiên cứu thị trƣờng cho cán bộ chuyên trách. - Lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn nguồn kinh phí hợp lý cho việc nghiên cứu thị trƣờng.

- Thực hiện dịch vụ tƣ vấn cho khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp.

3.2.2.2. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch

Các lợi thế và ƣu tiên phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam hiện nay nhƣ du lịch biển đảo, du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch sinh thái gắn với cộng đồng cần đƣợc nghiên cứu, định hƣớng sao cho phù hợp hơn nữa với thị hiếu của khách du lịch Úc. Về loại hình cụ thể, nên tập trung sản phẩm du lịch nghỉ dƣỡng biển gắn với các di tích văn hóa lịch sử, đặc biệt là các di sản thế giới cùng với văn hóa địa phƣơng. Nhƣ vậy, cả 03 khu vực Bắc, Trung, Nam đều có sản phẩm để quảng bá đối với thị trƣờng Úc. Sản phẩm du lịch cụ thể cần ƣu tiên nhƣ sau:

Du lịch nghỉ dƣỡng biển đảo hƣớng đến đối tƣợng ngƣời cao tuổi và khách trẻ tuổi đi tuần trăng mật ở khu vực Nam Trung bộ - từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Thời gian nên tập trung vào khoảng tháng 6 – 9 do thời tiết ở Việt Nam ấm áp trong khi ở Úc là mùa đông. Hơn nữa, đây cũng là mùa thấp điểm khách du lịch quốc tế ở Việt Nam nên số lƣợng phòng và khả năng cung ứng dịch vụ nói chung đƣợc đảm bảo. Các sản phẩm phụ trợ bao gồm du lịch văn hóa – di sản ở Huế, Hội An; du lịch

130

lịch sử và sông nƣớc ở miền Nam (Tp. Hồ Chí Minh, sông nƣớc đồng bằng sông Cửu Long, địa đạo Củ Chi); du lịch lịch sử, văn hóa và thiên nhiên ở miền Bắc (Hà Nội, Hạ Long, Sa Pa). Thời gian lƣu trú khoảng 20 ngày, trong đó có 10 ngày ở miền Trung, thời gian còn lại ở miền Bắc hoặc/và miền Nam. Thách thức lớn nhất cần vƣợt qua trong việc thu hút phân khúc này đến từ sự cạnh tranh của Thái Lan (với khoảng cách tƣơng đồng, tiếp cận thuận lợi hơn do không cần visa, dịch vụ tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, công tác quảng bá xúc tiến mạnh mẽ, thƣờng xuyên hơn). Du lịch đi xuyên Việt hƣớng đến đối tƣợng trẻ và trung niên, đi theo hình thức tự do đặt các dịch vụ riêng lẻ và kết hợp đặt các tour khi đến Việt Nam. Thời gian tập trung vào hai khoảng là tháng 6 – 9 (thời tiết ở Việt Nam thuận lợi hơn so với Úc, lại là mùa thấp điểm ở Việt Nam) và tháng 9 đến tháng 3 năm sau (cuối năm, mùa du lịch ở Úc đồng thời cũng là mùa lễ hội ở Việt Nam, hơn nữa thời tiết ở Việt Nam nói chung cũng thuận lợi đối với khách du lịch Úc). Thời gian lƣu trú khoảng 21 ngày, trong đó mỗi khu vực khoảng 07 ngày. Các điểm du lịch chính ở miền Bắc là Hà Nội, Hạ Long, Cát Bà và Sa Pa; ở miền Trung là Phong Nha – Kẻ Bàng, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Mỹ Sơn, Nha Trang, Phan Thiết; ở miền Nam là Tp. Hồ Chí Minh, sông nƣớc đồng bằng sông Cửu Long và địa đạo Củ Chi. Chƣơng trình xuyên Việt cũng có thể rút ngắn hoặc thêm thời gian ở mỗi miền tùy theo thời gian và nhu cầu của khách. Việt Nam không chịu nhiều áp lực cạnh tranh đối với phân khúc này do có ƣu thế về sự đa dạng các điểm đến cùng với sự mới mẻ, hấp dẫn riêng của từng vùng, đa số vẫn còn các giá trị nguyên sơ, chƣa bị tác động nhiều bởi thƣơng mại hóa nhƣ ở các nƣớc khác.

Du lịch chuyên đề ở từng vùng, hoặc theo chủ đề cụ thể ở nhiều vùng dành cho khách ít thời gian hơn hoặc khách đến Việt Nam nhiều lần, muốn tìm hiểu sâu về một chủ đề cụ thể. Ví dụ, khách muốn du lịch khám phá, mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng có thể đến khu vực miền núi và trung du phía Bắc; khách muốn tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa Việt Nam có thể đến Hà Nội và cả các vùng khác; khách muốn tìm hiểu văn hóa và thiên nhiên Nam Bộ có thể đến đồng bằng sông Cửu Long; khách muốn tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam có thể chỉ đến

131

Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung... Đối tƣợng khách đối với sản phẩm du lịch theo chuyên đề/ chủ đề này thuộc nhiều nhóm lứa tuổi khác nhau.

3.2.2.3. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch

Theo định hƣớng sản phẩm nêu trên, công tác xúc tiến quảng bá hƣớng đến thị trƣờng Úc đƣợc xác định nhƣ sau:

- Về phân khúc thị trƣờng theo mục đích:

+ Ƣu tiên trƣớc hết đến nhóm khách du lịch với mục đích nghỉ dƣỡng với mức chi tiêu cao, thời gian lƣu trú dài với nội dung quảng bá tập trung vào các khu nghỉ dƣỡng biển đảo kết hợp các điểm văn hóa, lịch sử ở các miền. Độ tuổi đối với phân khúc này khá rộng, tuy nhiên nên tập trung vào lứa tuổi từ trung niên (khoảng 40) trở lên với mục đích nghỉ ngơi, thƣ giãn và ngƣời đã nghỉ hƣu (60 trở lên) với mục đích chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngoài ra, cũng có thể thu hút khách du lịch trẻ (khoảng 25-40 tuổi) đi tuần trăng mật.

+ Ƣu tiên tiếp theo hƣớng đến đối tƣợng đi với mục đích tìm hiểu, khám phá tự do, tự đặt dịch vụ riêng lẻ hoặc kết hợp dịch vụ riêng lẻ (ví dụ vé máy bay và khách sạn) với các tour tại điểm. Đối tƣợng này có mức chi tiêu thấp hơn nhƣng lƣu trú dài ngày, thƣờng đi xuyên Việt đến nhiều điểm đa dạng khách nhau. Nhóm tuổi đối với phân khúc này thƣờng dƣới 40 tuổi, đi theo đôi hoặc nhóm bạn nhỏ.

- Về tham dự các hội chợ du lịch quốc tế chuyên nghiệp: Từ năm 2013, tham dự Hội chợ AIME (Asia-Pacific Incentives and Meetings Expo) tổ chức vào Quý I hàng năm tại Melbourne.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng:

+ Cần xác định, phân bổ ngân sách cho công tác nghiên cứu thị trƣờng hàng năm thích đáng.

+ Đặt ra mục tiêu cho công tác nghiên cứu thị trƣờng thƣờng xuyên, đột xuất để nắm rõ xu hƣớng thị trƣờng, xác định thị trƣờng mục tiêu, trọng điểm từng giai đoạn, cho giải pháp tình thế…

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh, thông tin, thƣ viện ấn phẩm… làm tƣ liệu cho ấn phẩm quảng bá trong các kì hội chợ.

132

- Xây dựng hệ thống thông tin, cập nhật thể hiện đƣợc các điểm mạnh, các điểm đặc trƣng của các vùng miền, các điểm du lịch, các tài nguyên du lịch đặc thù để có đủ thông tin cho lập luận quảng cáo và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch.

3.2.2.4. Nhóm giải pháp về phát triển nhân lực du lịch

Giải pháp phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch

Phát triển mạng lƣới cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch mạnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập; tăng cƣờng đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch, quan tâm tới kĩ năng nghề du lịch.

Rà soát lại mạng lƣới đào tạo về du lịch. Tập trung đầu tƣ cho các cơ sở trực tiếp đào tạo về du lịch, đảm bảo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực về phân bố theo vùng miền, chất lƣợng giảng dạy, điều kiện cơ sở giảng dạy.

Nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo khác có giảng dạy về du lịch, đảm bảo yêu cầu chung về nội dung đào tạo, trình độ đào tạo.

Giải pháp về chuẩn hóa nhân lực du lịch

Do là ngành kinh tế đang trên đà phát triển, cơ cấu nhân lực ngành du lịch còn có những sự bất hợp lí nhất định nhƣ bất hợp lí trong cơ cấu theo ngành nghề chuyên môn, theo giới tính và độ tuổi hay sự phân bố không đồng đều nhân lực giữa các địa phƣơng trong cả nƣớc, nhiều nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch, điểm du lịch hấp dẫn nhƣng lại thiếu nhân lực hoặc nhân lực chất lƣợng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển.

Du lịch còn là ngành có yêu cầu cao về nhân lực sử dụng ngoại ngữ. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, đến hết năm 2010, chúng ta có khoảng 60% lao động trong lĩnh vực biết và sử dụng các ngoại ngữ khác nhau trong đó có tiếng Anh chiếm tỷ lệ cao nhất với con số khoảng 42% nhân lực toàn ngành.

Để chuẩn hóa đƣợc đội ngũ nhân lực phục vụ cho các thị trƣờng khách nói chung và thị trƣờng khách Úc nói riêng, chúng ta cần phải xây dựng chuẩn trƣờng đào tạo du lịch, hoàn thiện các chƣơng trình đào tạo và khung đào tạo. Tăng cƣờng liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Gắn kết đào

133

tạo với sử dụng trên cơ sở vừa đáp ứng yêu cầu ngành vừa thực hiện liên kết vùng. Khuyến khích đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, nhu cầu xã hội.

Tổ chức các lớp tập huấn thƣờng xuyên về nghiệp vụ, chuyên môn cho các hƣớng dẫn viên trẻ, mới vào nghề. Các hƣớng dẫn viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm có thể đƣợc mời đến chia sẻ kinh nghiệm. Ngoài ra, chúng ta cần phải tăng cƣờng lực lƣợng thanh tra đội ngũ hƣớng dẫn viên để kịp thời chấn chỉnh những sai phạm ngay tại điểm tham quan, du lịch, tránh tình trạng sử dụng “sitting guide”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút khách dụ lịch Úc đến Việt Nam (Trang 128)