Thực trạng giải pháp thu hút khách du lịch Úc của cơ quan quản lý du

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút khách dụ lịch Úc đến Việt Nam (Trang 89)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Thực trạng giải pháp thu hút khách du lịch Úc của cơ quan quản lý du

Phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan tại Việt Nam

Ngành du lịch tuy là ngành tổng hợp, dựa trên sự phối kết hợp của nhiều cơ quan, ban ngành khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chƣa có sự liên kết chặt chẽ

90

giữa các tổ chức khác nhau để làm tăng số lƣợng du khách Úc đến Việt Nam. Cụ thể:

Việc lƣu trữ thông tin về giới tính, nghề nghiệp, mục đích… của du khách Úc nhập cảnh vẫn chỉ đƣợc Cục Xuất nhập cảnh và Đại sứ quán Việt Nam tại Canberra, Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney lƣu giữ, không đƣợc gửi cho các công ty/ đại lý du lịch để làm tài liệu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thị trƣờng thƣờng xuyên về thị trƣờng khách.

Ngành y tế chƣa quản lý sát sao các hàng quán phục vụ cho du khách, tình trạng thức ăn kém vệ sinh đƣợc bày bán tràn làn vẫn diễn ra trên mọi miền đất nƣớc. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp lữ hành muốn để du khách thƣởng thức ẩm thực đƣờng phố của Việt Nam nhƣng đều không đƣợc các đối tác gửi khách chấp nhận bởi việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất khách, ảnh hƣởng lớn đến uy tín của hãng với du khách. Ngoài ra, việc khám chữa bệnh cho du khách quốc tế ở các bệnh viện công không linh hoạt. Du khách cần phải khai báo tên tuổi, xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác sau đó mới đƣợc tiến hành khám chữa. Một HDV chuyên dẫn khách nƣớc ngoài phàn nàn: “Tôi có kinh nghiệm rất nhiều năm trong nghề hướng dẫn, mỗi lần du khách có vấn đề về sức khỏe, tôi thường lựa chọn những bệnh viện quốc tế hoặc phòng khám International SOS để được khám chữa nhanh chóng. Trước đây, chưa có kinh nghiệm, tôi thường đưa du khách vào bệnh viện công nhưng các bác sĩ y tá luôn đòi hỏi xuất trình rất nhiều giấy tờ rồi mới tiến hành công việc chuyên môn.”

Ngành công thƣơng chƣa quản lý tốt các cửa hàng chuyên phục vụ khách du lịch đạt chất lƣợng cao. Hầu hết các “điểm dừng chân” trên đƣờng dài hoặc các điểm mua bán sản phẩm du lịch là do các doanh nghiệp tƣ nhân tự phát thành lập. Các “điểm dừng chân” đƣợc các doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ, xây dựng là tốt, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của ngƣời dân địa phƣơng nhƣng chất lƣợng hàng hóa cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ chƣa đƣợc đảm bảo, chƣa có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nƣớc. Dựa trên mối quan hệ và chính sách hoa hồng với HDV, lái xe và các công ty lữ hành, nhiều cửa hàng cạnh tranh nhau bằng chính sách chi trả hoa

91

hồng, chi trả hoa hồng càng cao thì có đƣợc lƣợng khách vào mua sắm cửa hàng càng nhiều, hoàn toàn không phải bản thân cửa hàng có nhiều sản phẩm chất lƣợng tốt, giá tốt.

Việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phƣơng thực hiện chƣa hiệu quả. Có thể thấy rất rõ, các vùng biển của Việt Nam thƣờng bán các sản phẩm lƣu niệm giống nhau về kiểu dáng và màu sắc, không có tính đặc trƣng (các loại vòng, đèn trang trí làm từ các loại ốc biển, các hàng quán bán cùng loại món ăn…). Nhƣ vậy, du khách cảm thấy nhàm chán khi đi nhiều địa phƣơng nhƣng lại chỉ đƣợc trải nghiệm những điều giống nhau.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, chƣa có các biện pháp khuyến khích việc cạnh tranh lành mạnh, nêu ra biện pháp loại bỏ các công ty cạnh tranh thiếu lành mạnh trong hoạt động kinh doanh du lịch; kêu gọi việc liên kết mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp du lịch trong nƣớc trong hoạt động xúc tiến, quảng bá để thu hút khách, tạo ra liên minh trong việc thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam…

Việc phối hợp xúc tiến, quảng bá sản phẩm giữa cơ quan quản lý du lịch Việt Nam với cơ quan du lịch quốc gia Úc chƣa nhiều. Việc thiết lập cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin, hình ảnh về điểm đến du lịch giữa hai nƣớc chỉ dừng lại ở các buổi hội thảo, hội nghị, roadshow, chƣa đƣợc duy trì đều đặn theo định kỳ.

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines hiện đã mở đƣờng bay thẳng tới một vài thành phố lớn của Úc nhƣ Sydney, Melbourne. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, chƣa có buổi nhóm họp cụ thể nào giữa các doanh nghiệp du lịch với hãng hàng không để cùng nhau lên kế hoạch thu hút nhiều hơn nữa khách Úc đến Việt Nam.

Về cơ chế, chính sách của Việt Nam

Khung pháp lý, các chuẩn mực về du lịch bƣớc đầu đƣợc hình thành, từng bƣớc tạo điều kiện đƣa ngành du lịch phát triển theo hƣớng hiện đại, đáp ứng những yêu cầu, chuẩn mực quốc tế. Theo kết quả nghiên cứu về Khả năng cạnh tranh du lịch và lữ hành năm 2013 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện thì chính sách của

92

Nhà nƣớc Việt Nam đối với du lịch đƣợc đánh giá khá cao, đạt 5,2 điểm trên 6 điểm tối đa và đứng thứ 70 trong số 140 nƣớc đƣợc khảo sát. Mặc dù vậy, các chính sách và quy định liên quan tới du lịch của Việt Nam không đƣợc đánh giá cao mà chỉ đƣợc xếp vào tốp cuối của bảng xếp hạng, ở vị trí 60/140 với 4,60 điểm. Khung pháp luật nói chung (bao gồm cả các yếu tố bền vững về môi trƣờng, an ninh và an toán, vệ sinh và sức khỏe) cũng ở vị trí thấp, đứng thứ 88. Nguồn: Diễn đàn Kinh tế thế giới (2013)

Tuy nhiên, cũng theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (2013), Việt Nam lại đứng thứ 16 trong top 25 quốc gia có thể xin visa dễ dàng, đạt 140,3 điểm và đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng.

Đối với thị trƣờng Úc thì chính sách visa của Việt Nam cũng đã có những ảnh hƣởng tích cực đến việc thu hút và khai thác thị trƣờng Úc tới Việt Nam, đó là: cấp visa chỉ trong vòng 4 – 5 ngày làm việc và công dân Úc đến Việt Nam bằng đƣờng hàng không có thể xin visa ngay tại sân bay với điều kiện đã điền đơn qua mạng internet trƣớc 2 ngày. Nếu Việt Nam có thể thực hiện việc miễn visa cho khách Úc nhƣ khách đến từ các quốc gia nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Nga, Phần Lan… thì lƣợng khách Úc chắc chắn sẽ tăng lên do kết hợp đƣợc nhiều lợi thế: vị trí địa lý gần với đƣờng bay thẳng, không phải làm visa, điểm đến an toàn...

Hơn nữa, Đảng và Nhà nƣớc có sự quan tâm chú trọng phát triển du lịch. Tình hình chính trị xã hội ổn định; kinh tế tăng trƣởng, đất nƣớc hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng sâu sắc và toàn diện với chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa phƣơng hóa, muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nƣớc; vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế luôn đƣợc cải thiện, đƣợc sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là hợp tác trong khối ASEAN là những điều kiện thuận lợi mở đƣờng cho du lịch phát triển.

Về cơ chế, chính sách của Du lịch Việt Nam, ý kiến của lãnh đạo phòng inbound Công ty du lịch Exotissimo nhận xét nhƣ sau: “Một số cơ chế, chính sách

93

quyết hoặc triển khai chậm, thiếu đồng bộ ở các ngành và địa phương như chính sách visa, việc kiểm tra chất lượng của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, các cơ sở kinh doanh nhà hàng... Trong hoạch định chính sách vẫn còn tư tưởng bao cấp, chưa bắt kịp xu thế hội nhập như: chưa có chính sách ưu tiên huy động nguồn lực, nhất là nội lực để phát triển du lịch; thống kê du lịch hiện nay vẫn là khâu yếu, ảnh hưởng rất lớn đến công tác đánh giá, điều hành hoạt động du lịch…”

Môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam vẫn chƣa thực sự bình đẳng. Tính minh bạch, công khai của nền kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nƣớc còn thấp. Đặc biệt, những thay đổi đột ngột trong thông tƣ, hƣớng dẫn của các Bộ không đƣợc dự báo trƣớc, ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng đầu tƣ.

Việc thực thi pháp luật không nghiêm túc, nhƣ việc các hƣớng dẫn viên không có thẻ hoặc thẻ đã hết hạn mà vẫn đi dẫn khách diễn ra thƣờng xuyên.

Đầu tƣ cho xúc tiến, quảng bá du lịch những năm gần đây đã đƣợc quan tâm, nhƣng nhìn chung còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu sự phối hợp, thiếu cơ chế huy động nguồn lực và nhất là thiếu tài chính để thực hiện.

- Theo Điều 9, Các khoản chi đƣợc trừ và không đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, Luật số: 32/2013/QH13 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã nêu: “Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân,

khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ.” Đối với doanh nghiệp du lịch, khi tiến hành việc xúc tiến, quảng bá cho một thị trƣờng khách, chi phí cho quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại… không đƣợc vƣợt quá 15% tạo trở ngại không nhỏ cho hoạt động của doanh nghiệp. Đối với thị trƣờng truyền thống, đã đạt đƣợc số lƣợng khách tƣơng đối lớn thì việc chi cho quảng cáo có thể đƣợc điều chỉnh giảm, nhƣng đối với một thị trƣờng khách mới, tiềm năng, có sức chi trả cao thì chi phí quảng cáo phải lớn hơn rất nhiều lần. Trƣởng phòng Thị trƣờng công ty Vietnamtourism – Hanoi cho rằng: “Mỗi doanh nghiệp đều nhận thức các khoản này là khoản chi bắt buộc để tồn tại, để cạnh tranh được, để tăng thị phần và để gia

94

tăng lợi nhuận của chính họ. Họ không có lý do gì để chi tiền nhiều hơn nhằm giảm lợi nhuận của họ và dẫn đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Đặt ra giới hạn tỉ lệ chi trong khi hầu hết các nước không áp dụng theo tôi không phải là một cách làm hay mà còn tự trói tay các doanh nghiệp của chúng ta trong cạnh tranh.”

Tổ chức bộ máy ngành Du lịch thiếu tính kế thừa, chƣa hoàn thiện, chƣa ngang tầm với vị trí, vai trò, yêu cầu phát triển của ngành Du lịch và thiếu tính thống nhất về mô hình tổ chức ở các địa phƣơng, nhƣ:

- Việc đăng ký cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lƣu trú gần nhƣ không có. Khách du lịch gần nhƣ chỉ dựa vào thông tin tra cứu đƣợc và kinh nghiệm bản thân khi sử dụng dịch vụ du lịch tại Việt Nam, không có cơ sở pháp lý để du khách đặt niềm tin. Mặc dù việc này đã đƣợc hƣớng dẫn thực hiện chi tiết trong thông tƣ số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Ngày 12/4/2012, Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định Ban hành Bộ tiêu chí Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh áp dụng đối với các cơ sở lƣu trú du lịch tại Việt Nam. Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh là nhãn hiệu cấp cho các cơ sở lƣu trú du lịch đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Cơ sơ lƣu trú du lịch đƣợc cấp Nhãn Bông sen xanh là đơn vị đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trƣờng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lƣợng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng và phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, số lƣợng cơ sở lƣu trú đƣợc gắn nhãn Bông sen xanh là không nhiều, nhƣ ở Hà Nội tính đến tháng 7/2013 mới có 3 khách sạn đƣợc Tổng cục Du lịch cấp chứng nhận đạt tiêu chí Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh. Đó là Khách sạn Hòa Bình đạt cấp độ 4, Intercontinental Hanoi Westlake và Sheraton Hà Nội đều đạt cấp độ 5. Theo kết quả điều tra của các chuyên gia dự án EU (Chƣơng trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng và xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ), có tới 34% du khách sẵn sàng chi trả thêm để ở những khách sạn thân thiện với môi trƣờng và cho các lựa chọn du

95

lịch bền vững, 50% du khách quốc tế sẵn sàng chi trả thêm cho những công ty mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng và hoạt động bảo tồn. Nhiều nƣớc phát triển trên thế giới, trong đó có các nƣớc EU, Mỹ, Nhật Bản, Singapore… đã áp dụng dán Nhãn xanh (hay còn gọi là nhãn sinh thái, nhãn môi trƣờng) cho cơ sở lƣu trú, sản phẩm và dịch vụ du lịch từ hàng chục năm qua. Nhƣ vậy, cần phải tiến hành việc thẩm định, dán nhãn cho các cơ sở đạt yêu cầu và điều chỉnh hoạt động của các cơ sở chƣa đủ tiêu chuẩn để góp phần thu hút khách du lịch.

Về cơ chế, chính sách của Úc và các nước trong khu vực

Chính phủ Úc đã đề ra chính sách thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác du lịch song phƣơng và đa phƣơng nhằm hạn chế các trở ngại đối với sự phát triển của du lịch quốc tế, tìm kiếm cơ hội hợp tác thƣơng mại, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ cho ngành du lịch Úc. Năm 2003, Úc đã ký văn bản hợp tác du lịch với các đối tác chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Inđônêsia; đồng thời tăng cƣờng thúc đẩy các quan hệ song phƣơng về phát triển du lịch thông qua các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) với các nƣớc Thái Lan, Singapore và Mỹ, trong đó có đề cập đến việc dỡ bỏ các rào cản về thƣơng mại du lịch, nâng cao ý thức giữa các nƣớc với tƣ cách là điểm đến du lịch và thúc đẩy các dòng khách du lịch qua lại. Úc cũng đóng vai trò tích cực trong khuôn khổ các hợp tác du lịch đa phƣơng nhƣ Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng (APEC), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO). Nhờ những điều kiện thuận lợi đó mà du lịch inbound Úc có sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với du lịch inbound, khách du lịch outbound Úc cũng tăng liên tục, đặc biệt giai đoạn 2004 - 2010, số lƣợng khách du lịch outbound Úc tăng trung bình 8,5%/năm, mức tăng rất cao so với tốc độ trung bình giai đoạn 1998-2003. Năm 2011, số lƣợng khách du lịch outbound Úc đạt mức kỷ lục gần 7,8 triệu lƣợt, tăng 9,6% so với năm 2010. [27]

Khách du lịch Úc có xu hƣớng đi du lịch nƣớc ngoài ngày càng nhiều, đặc biệt có mức chi tiêu cao hàng đầu thế giới. Nhận thức rõ vai trò của khách du lịch Úc đối với các nƣớc ASEAN, các quốc gia ASEAN đã cùng thành lập Chi hội xúc tiến Du lịch ASEAN tại Sydney (năm 2011). Đây là cơ quan xúc tiến du lịch chung

96

đầu tiên của ASEAN trong khuôn khổ thực hiện Kế hoạch chiến lƣợc phát triển du lịch ASEAN và Chiến lƣợc Marketing du lịch ASEAN. Mục tiêu của Chi hội là thúc đẩy các hoạt động xúc tiến du lịch chung nhằm tạo ý thức về thƣơng hiệu du lịch ASEAN với tƣ cách là điểm đến chung tại thị trƣờng Úc. Các nƣớc trong khu vực ASEAN thuộc nhóm các điểm đến yêu thích nhất của khách Úc. Vì vậy, việc xem xét, đề ra giải pháp tăng cƣờng thu hút khách du lịch Úc là mục tiêu quan trọng của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới. [27]

Việc xúc tiến, quảng bá

Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã triển khai một số hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Úc nhƣ: Tuần lễ văn hóa hàng không

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút khách dụ lịch Úc đến Việt Nam (Trang 89)