Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút khách dụ lịch Úc đến Việt Nam (Trang 113)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Tuy Úc đƣợc đánh giá là một trong những thị trƣờng du lịch lớn và tiềm năng nhất đối với Việt Nam nhƣng số lƣợng khách du lịch Úc đến Việt Nam lần đầu, lần thứ hai và thứ ba có sự khác biệt. Theo kết quả điều tra của tác giả thì 84% du khách đến Việt Nam lần đầu tiên, 11% du khách đến lần thứ hai, 1% du khách đến lần thứ ba và chỉ có 2% du khách đến lần thứ ba trở lên. Dù số lƣợng phiếu điều tra không nhiều nhƣng điều đó cho thấy những giải pháp đã triển khai của Việt Nam trong việc thu hút khách Úc có những hạn chế nhất định:

Chất lƣợng nguồn nhân lực

Thực tế nhiều năm qua, số lƣợng khách du lịch Úc vào Việt Nam tuy có tăng nhƣng tốc độ tăng trƣởng vẫn chƣa xứng với tiềm năng của đất nƣớc ta, điều đáng uồn là số lƣợng du khách quay lại lần thứ 2, 3 không nhiều. Có nhiều nguyên nhân, trong đó phải nói đến đội ngũ hƣớng dẫn viên nói tiếng Anh – đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của tour, đội ngũ này tuy nhiều nhƣng lại thiếu sự quản lý trong việc sử dụng nên ảnh hƣởng tiêu cực đến thị trƣờng gửi khách Úc. Số lƣợng HDV có chứng chỉ hành nghề HDV du lịch quốc tế nói đƣợc tiếng Anh nhiều nhƣng chất lƣợng đáng lo ngại, nhiều du khách nói rằng thực tế HDV yếu về kiến

114

thức văn hóa, lịch sử Việt Nam. Mặt khác, họ lại tỏ ra rất hào hứng khi đƣa du khách vào các điểm mua sắm đƣợc chi trả hoa hồng.

Ngoài ra, các nhân viên phục vụ trong ngành đƣợc đào tạo theo tiêu chuẩn, kĩ năng nghề quốc tế còn rất ít. Hiện nay, chúng ta đã xây dựng Bộ Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) nhƣng chỉ có số ít những cơ sở lớn, có chính sách đào tạo tốt mới gửi nhân viên đi học và thi lấy chứng chỉ. Nhƣ vậy, nguồn nhân lực của Việt Nam đạt chất lƣợng chƣa đồng đều, không có tính chuyên nghiệp cao.

Công tác xúc tiến, quảng bá

Một nguyên nhân quan trọng không thể không nhắc đến là công tác xúc tiến, quảng bá ở tầm quốc gia đối với thị trƣờng Úc còn chƣa liên tục, yếu và khâu tổ chức thiếu chuyên nghiệp, ngành du lịch chƣa đƣợc đầu tƣ kinh phí và lực lƣợng xứng tầm; chƣa tổ chức nghiên cứu thị trƣờng, thị hiếu của khách du lịch Úc để xây dựng đƣợc bộ sản phẩm riêng biệt cho riêng đối tƣợng khách này, chƣa tham gia thƣờng xuyên, định kỳ các hội chợ du lịch, tổ chức các sự kiện thu hút nhiều sự quan tâm tại thị trƣờng Úc…

Cạnh tranh không lành mạnh

Có ngày càng nhiều các công ty du lịch đón khách quốc tế vào Việt Nam, ngoài những công ty lớn, có tên tuổi, chỗ đứng trên thị trƣờng thì còn có những công ty nhỏ lẻ. Công ty nhỏ lẻ thƣờng cung cấp cho du khách những dịch vụ kém hơn với mức giá cao so với số tiền mà du khách bỏ ra hoặc khi du khách lựa chọn tour du lịch có giá rẻ hơn thƣờng mang lại chất lƣợng dịch vụ thấp. Nhƣ vậy, du khách cảm thấy hụt hẫng, thất vọng khi trải nghiệm thực tế sản phẩm của “dịch vụ

vô hình” này.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Chỉ tập trung ở một số đô thị, thành phố lớn mà không phân bổ đều trên cả nƣớc và sự hoạt động theo mùa của các cơ sở kinh doanh du lịch phía Bắc đã gây ra hiện tƣợng tập trung khách quá tải ở một số nơi vào thời điểm cao vụ làm ảnh hƣởng môi trƣờng, ảnh hƣởng đến khả năng bền vững. Mặt khác, Du lịch Việt Nam

115

còn thiếu những khu nghỉ dƣỡng cao cấp vung biển, vùng núi để thu hút khách cao cấp Úc để thu đƣợc nhiều lợi nhuận mà không cần tăng lƣợng khách. Ngoài ra, Du lịch Việt Nam còn thiếu tiện nghi vui chơi giải trí nhƣ các công viên chuyên đề, các dịch vụ trò chơi giải trí tiêu khiển ở các vùng biển, các khu nghỉ dƣỡng là nguyên nhân làm giảm ngày lƣu trú của khách du lịch do không đem lại cho khách trải nghiệm chất lƣợng cao. Do đó, khách quay trở lại Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ rất thấp trong khi thu nhập du lịch của Việt Nam cũng không cao. Những yếu tố này làm giảm khả năng bền vững của sản phẩm du lịch. Đối với khách Úc, các dịch vụ của Việt Nam còn chƣa hấp dẫn nhiều vì chƣa đáp ứng tốt các nhu cầu của khách, phong cách phục vụ chƣa hoàn hảo.

Sản phẩm du lịch

Việt Nam có tiềm năng về các sản phẩm du lịch nghỉ dƣỡng, có nhiều điểm tham quan về văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới, thƣởng thức đồ ăn, mua sắm và du lịch biển đã đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu cho khách Úc nhƣng chúng ta hiện thiếu nhiều sản phẩm du lịch đáp ứng từng phân khúc thị trƣờng cho khách du lịch Úc nhƣ các sản phẩm du lịch gia đình, sản phẩm du lịch nghỉ dƣỡng chữa bệnh, sản phẩm du lịch trăng mật cho ngƣời mới kết hôn, sản phẩm du lịch phục vụ đối tƣợng khách có nhu cầu lƣu trú dài ngày… Ngoài ra, một số sản phẩm, dịch vụ khác cũng đƣợc khá nhiều công chúng Úc quan tâm là các sản phẩm du lịch biển, du lịch sinh thái, làm đẹp, tiếp xúc và trải nghiệm cuộc sống tại cộng đồng dân cƣ. Nhìn chung, khả năng cung về du lịch của Việt Nam còn thiếu đồng bộ, thiếu các sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng cao có thể đáp ứng yêu cầu của khách du lịch Úc.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài nƣớc, sản phẩm du lịch Việt Nam còn rất hạn chế, mới dựa chủ yếu vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái có sẵn, không thể hiện ƣu thế trên thị trƣờng. Giá trị gia tăng trong s ản phẩm thấp hơn nhiều so với mức trung bình thế giới. Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và phát triển thị trƣờng chƣa đƣợc tổ chức khoa học, chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp rất hạn chế trong đầu tƣ sử dụng và ứng dụng công nghệ

116

thông tin, công cụ toán học, thống kê vào nghiên cứu thị trƣờng để tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng nhằm tạo ra sản phẩm mới phù hợp. Đa số doanh nghiệp lữ hành thƣờng thụ động, không chắc chắn về thị trƣờng, không tạo ra đƣợc những sản phẩm mới đón đầu nhu cầu của thị trƣờng, đáp ứng nhanh thay đổi đa dạng của thị trƣờng quốc tế.

Tính đa dạng: Các chƣơng trình du lịch cho khách quốc tế nói chung, khách

du lịch Hàn Quốc nói riêng phần lớn dựa trên kinh nghiệm và thông tin ít ỏi, đôi khi đã lạc hậu và đƣợc chào bán trên hầu nhƣ các thị trƣờng. Nhiều doanh nghiệp lữ hành mới thành lập đã sao chép chƣơng trình của các công ty khác.

Tính độc đáo: các chƣơng trình du lịch của Việt Nam chƣa tạo nên khác biệt

so với các nƣớc trong khu vực.

Tính ổn định của chất lượng: các công ty lữ hành luôn trong tình trạng báo

động về chất lƣợng dịch vụ ở một khâu nào đó, một nơi nào đó và thời điểm nào đó. Điều này làm cho khách hàng nghi ngờ về chất lƣợng sản ph ẩm của lữ hành Việt Nam. Trong khi đó, vấn đề này ở các nƣớc trong khu vực ít phải quan tâm đến.

117

Tiểu kết chƣơng 2

Vận dụng các cơ sở lý luận đã đƣợc nêu ra trong chƣơng 1 cùng với việc khai thác các số liệu từ nguồn dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, chƣơng 2 đã phân tích và tổng hợp có hệ thống tổng quan về thị trƣờng gửi khách Úc nhƣ: các đặc điểm về đất nƣớc, con ngƣời, vị trí địa lý, dân số, kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, mùa du lịch…; đặc điểm thị trƣờng gửi khách Úc đi nƣớc ngoài và đến Việt Nam, bao gồm: giới tính, nhóm tuổi, quy mô, tốc độ tăng trƣởng, nghề nghiệp, thời gian lƣu trú trung bình… Bên cạnh đó, chƣơng 2 còn đƣa ra thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch Úc của cơ quan quản lý du lịch và các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam hiện nay, nêu bật những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của du lịch Việt Nam trên các lĩnh vực cơ chế, chính sách, phát triển sản phẩm, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch… đối với thị trƣờng khách này.

Tuy tác giả chỉ có điều kiện phát phiếu điều tra trong phạm vi Hà Nội nhƣng theo nhận định của mình, sự khác biệt giữa khách du lịch Úc đến Hà Nội và đến các vùng khác của cả nƣớc có thể coi là tƣơng đồng. Bởi khách du lịch Úc thƣờng đi theo chƣơng trình du lịch dài ngày với các điểm du lịch dọc theo đất nƣớc, điểm đầu hoặc cuối là Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội, nên các ý kiến nhận định của khách Úc đến Hà Nội cũng gần nhƣ giống với khách Úc đến Việt Nam. Đặc điểm chung về du khách Úc nhƣ độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp là giống nhau với đối tƣợng khách du lịch Úc trên cả nƣớc. Về mức chi tiêu, lựa chọn điểm tham quan, sự hài lòng với sản phẩm, dịch vụ… là khác nhau bởi sản phẩm du lịch ở mỗi địa phƣơng sẽ có những tác động khác nhau lên du khách.

Các nhận định, phân tích về thị trƣờng khách du lịch Úc ở chƣơng 2 là nội dung rất cơ bản làm căn cứ thực tiễn cho đề tài nghiên cứu chƣơng 3 về đề xuất một số giải pháp thu hút khách Úc đến Việt Nam.

118

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ÚC ĐẾN VIỆT NAM 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Định hướng của ngành du lịch Việt Nam

Trong “Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” có ghi rõ quan điểm phát triển nhƣ sau:

“Coi trọng thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến; duy trì các thị trƣờng truyền thống và thị trƣờng có nguồn khách lớn; đảm bảo tăng trƣởng ổn định lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó tập trung thu hút phân đoạn thị trƣờng có khả năng chi trả cao, du lịch dài ngày.”

“Thu hút, phát triển mạnh thị trƣờng khách quốc tế gần: Đông Bắc Á ( Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dƣơng (Singapore, Malaysia, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Úc).”

3.1.2. Định hướng đối với thị trường khách du lịch Úc

Căn cứ vào kết quả phiếu điều tra của tác giả, có thể rút ra một vài đặc điểm của khách du lịch Úc đến Việt Nam nhƣ sau:

- Về giới tính: Số lƣợng khách du lịch nam và nữ gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau. - Độ tuổi khách Úc đến Việt Nam đa số trong khoảng 35 – 44 tuổi.

- Nghề nghiệp chủ yếu là thƣơng gia.

- Mục đích chuyến đi là nghỉ dƣơng, tìm hiểu, khám phá chiếm nhiều nhất. - Điểm đến yêu thích đều là các điểm đã đƣợc du lịch Việt Nam khai thác

trong một thời gian dài, chủ yếu là các trung tâm du lịch lớn nhƣ Vịnh Hạ Long, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu, Hội An... Khách đến những địa điểm này vừa có thể phục vụ mục đích đi làm việc, vừa có thể kết hợp đi nghỉ dƣỡng, tham quan, khám phá…

- Khách Úc thƣờng đến Việt Nam vào mùa đối lập với đất nƣớc Úc nên tạo cho du khách trải nghiệm thú vị.

- Khả năng chi tiêu của khách Úc rất cao, lãnh đạo các công ty lữ hành lớn đánh giá du khách Úc luôn có nhu cầu chi tiêu các dịch vụ bổ sung, quà lƣu

119

niệm, khu trung tâm mua sắm… chƣa thỏa mãn đƣợc yêu cầu về chất lƣợng và số lƣợng của họ. Ngoài ra, Việt Nam còn có hiện tƣợng “hai giá”, chặt chém khách du lịch, điều này đã làm mất đi thiện cảm của du khách về Việt Nam.

- Nguồn thông tin của du khách vẫn chủ yếu lấy qua mạng internet.

3.2. Giải pháp thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam

3.2.1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý du lịch

3.2.1.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Tăng cƣờng trao đổi thẳng thắn giữa các doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý du lịch với các tổ chức liên quan nhằm giải quyết những vƣớng mắc liên quan đến chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về thị trƣờng khách du lịch Úc.

Hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về du lịch, tạo ra môi trƣờng kinh doanh du lịch và môi trƣờng du lịch ổn định để giảm thiểu việc lách luật trong hoạt động kinh doanh du lịch, có chính sách khuyến khích, ƣu tiên tốt hơn nữa đối với các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ vào ngành du lịch, thực hiện tốt hơn nữa việc thanh tra hoạt động du lịch trên cả nƣớc…

Cải tiến quy trình cấp visa tại cửa khẩu, hƣớng tới việc khách du lịch có thể xin cấp và đƣợc cấp visa ngay tại cửa khẩu hoặc visa trực tuyến (E-visa), xây dựng đề án, lộ trình miễn visa cho công dân Úc vào Việt Nam.

Nghiên cứu khả năng thành lập Văn phòng Đại diện Du lịch Việt Nam tại Sydney trong giai đoạn 2016 – 2020.

3.2.1.2. Nhóm giải pháp về phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan

Đề nghị Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an), đặc biệt là bộ phận lƣu trữ thông tin về công dân nƣớc ngoài vào Việt Nam để có thông tin đầy đủ, chính xác về lứa tuổi, nghề nghiệp, mục đích, điểm đến của khách du lịch Úc đến Việt Nam, từ đó có thể đánh giá đầy đủ về thị trƣờng. Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch,

120

các hãng hàng không và các cơ quan truyền thông Úc thông tin rõ ràng về chính sách mở cửa và các quy định về visa của Việt Nam.

Thiết lập cơ chế thông tin định kỳ giữa Bộ Ngoại giao, đặc biệt là Đại sứ quán Việt Nam tại Canberra và Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney để cập nhật, đánh giá thông tin về khách du lịch Úc sang Việt Nam, phối hợp tổ chức các sự kiện xúc tiến, quảng bá.

Thƣờng xuyên nhóm họp, trao đổi với ngành y tế, ngành công thƣơng… cũng nhƣ các cơ quan quản lý du lịch địa phƣơng để có những phƣơng án hỗ trợ việc phát triển du lịch hiệu quả nhất.

Phối hợp với Vietnam Airlines nhằm tìm hiểu sâu hơn về các xu hƣớng của thị trƣờng khách du lịch Úc theo các nguồn khác nhau; kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau tổ chức các sự kiện xúc tiến quảng bá.

Phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam để phổ biến các thông tin, định hƣớng và tổ chức hội thảo thƣờng niên về thị trƣờng Úc.

Phối hợp với cơ quan du lịch quốc gia Úc để tổ chức các hoạt động giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam tại Úc.

3.2.1.3. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá

- Về các chƣơng trình phát động thị trƣờng (Roadshow): Tập trung vào thành phố là thủ phủ của các bang có nhiều khách du lịch, cụ thể theo thứ tự ƣu tiên nhƣ sau: Sydney (thủ phủ bang New South Wales), Melbourne (thủ phủ bang Victoria), Brisbane (thủ phủ bang Queensland) và Perth (thủ phủ bang Tây Úc). Do kinh phí hạn chế, nên mỗi năm tổ chức phát động thị trƣờng ở 02 thành phố, 02 năm đầu tổ chức ở Sydney và Melbourne, năm 2014 và 2015 tổ chức ở Sydney và lần lƣợt là Brisbane và Perth.

- Về các chƣơng trình FAM trip & Press trip: Mỗi năm mời 01 đoàn FAM & Press của Úc đến Việt Nam khảo sát và đƣa tin về du lịch Việt Nam vào cuối năm để quảng bá cho mùa khách du lịch nghỉ dƣỡng vào giữa năm, giới thiệu tập trung vào các sản phẩm du lịch biển đảo ở khu vực miền Trung, kết hợp với các điểm đến văn hóa, lịch sử khác ở cả 03 miền.

121

- Tham gia Lễ hội ẩm thực Việt Nam tại Úc trên cơ sở phối hợp giữa Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam tại Úc và Vietnam Airlines.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút khách dụ lịch Úc đến Việt Nam (Trang 113)