Quyền của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

Một phần của tài liệu bảo hiểm khách du lịch trong nước theo pháp luật việt nam (Trang 40)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.1.1 Quyền của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

Thứ nhất, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm,69 theo đó doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền thu phí của bên mua bảo hiểm ởđây là khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khách du lịch nước, điều này

đểđổi lấy việc cam kết trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có đầy đủ năng lực pháp luật để áp dụng các biện pháp nhưđình chỉ, hủy bỏ, chế tài, thu thêm phí...nếu như bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụđóng phí bảo hiểm hay các nghĩa vụ khác có quy định trong hợp đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước.

Thứ hai, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền yêu cầu bên tham gia bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm,70 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền biết rõ vềđối tượng của hợp đồng, một khi có được những thông tin đầy đủ và chính xác thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sẽ thuận lợi trong việc quản lý hợp đồng cũng như thực hiện nghĩa vụ của mình khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Quyền lợi của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng chính là nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm. Tại điều 573 Bộ

luật Dân sự 2005 có quy định: “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ thông tin có liên quan đến đối tượng, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết”, đó là nghĩa vụ thông tin của bên mua bảo hiểm.

66Điều 29, Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010.

67

Khoản 1, Điều 28, Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010.

68Điều 19, Quy tắc bảo hiểm khách du lịch trong nước của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh.

69Điểm a, khoản 1, Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010.

Việc cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm là rất quan trọng, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến việc chi trả tiền bảo hiểm, tiền bồi thường sau này cũng như phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Thứ ba, doanh nghiệp kinh bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20, Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010. Khoản 2 Điều 19 quy định: “Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường; không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này”.71

Đối với khoản 2 Điều 20 quy định: “Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian bảo hiểm còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm”. Việc quy định như

vậy sẽ gây thiệt thòi cho bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. Trong trường hợp có yếu tố làm tăng mức độ rủi ro, cần thiết phải phân biệt là do nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan, nếu mức độ rủi ro tăng lên do yếu tố chủ quan như

người được bảo hiểm tham gia các trò chơi có tính chất nguy hiểm , khả năng bị tai nạn hay thương tật cao hay việc cố ý gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân... thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm. Ngược lại, nếu rủi ro tăng lên do nguyên nhân khách quan như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu... thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không thể lấy đó làm căn cứđể tăng thêm phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận với bên mua bảo hiểm. Trong quan hệ bảo hiểm, tính không xác định là một trong những yếu tố của rủi ro, là động cơđể bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng, nên doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không thể vì quyền lợi của riêng mình mà tự ý tăng phí bảo hiểm hay đình chỉ hợp đồng khi nguyên nhân làm tăng yếu tố rủi ro là khách quan. Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 573 và khoản 2 Điều 574 Bộ luật Dân sự 2005 là trong trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp sai thông tin nhằm giao kết hợp đồng để được hưởng tiền bảo hiểm thì bên

71Điểm c, Khoản 2, Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010: “Thông báo trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”.

bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng. Bên cạnh đó nếu bên được bảo hiểm có lỗi không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại đã ghi trong hợp đồng thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để bên được bảo hiểm thực hiện biện pháp đó; nếu hết thời hạn mà các biện pháp phòng ngừa vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp

đồng hoặc không trả tiền bảo hiểm khi thiệt hại xảy ra do các biện pháp phòng ngừa không thực hiện được.

Tại khoản 3 Điều 50 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010 về đảm bảo an toàn quy định: “Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn

định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp đảm bảo an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm”. Việc quy định về đảm bảo an toàn như vậy là để hạn chế hậu quả của những rủi ro xảy ra và để ngăn chặn tình trạng người hưởng quyền lợi bảo hiểm cố ý

để mặc cho hậu quả xảy ra dẫn đến việc khắc phục hậu quả mất nhiều thời gian của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đồng thời chi trả tiền bảo hiểm nhiều hơn so với khi hậu quảđược ngăn chặn kịp thời, giúp cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tiết kiệm chi phí và nâng cao ý thức về bảo vệđối tượng bảo hiểm của các bên trong quan hệ bảo hiểm.

Thứ tư, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.72

Thứ năm, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật về

bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.73 Việc áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất để hạn chế tối đa hậu quả của rủi ro. Trường hợp người tham gia bảo hiểm phải gọi cảnh sát trong trường hợp tính mạng bị đe dọa hay phải gọi cấp cứu nếu sức khỏe có vấn đề và các biện pháp có thể hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả do rủi ro. Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thể thông báo, hướng dẫn cho người tham gia bảo hiểm những việc cần thiết để bảo vệ đối tượng bảo hiểm. Trong một số trường hợp, những ý kiến đó thuộc

72Điểm d, khoản 1, Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010.

73

dạng yêu cầu mà người tham gia bảo hiểm buộc phải thực hiện nếu như muốn được bảo hiểm. Tuy nhiên, khi mua bảo hiểm, rõ ràng khách du lịch không muốn rủi ro xảy ra với bản thân của mình, họ cũng không mong muốn những tổn thất này thì đương nhiên doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng không muốn gánh chịu. Như vậy, trong khả năng của mình, bên mua bảo hiểm cần phải thực hiện những hành vi nhằm ngăn chặn rủi ro, đồng thời nếu rủi ro đang thực sự xảy ra thì họ cũng phải có nghĩa vụ ngăn ngừa tối đa rủi ro có thể xảy ra. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro.74 Những chi phí cần thiết, hợp lí đểđề phòng, hạn chế rủi ro và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm do doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chi trả.75

Trong trường hợp bên được bảo hiểm có lỗi không thực hiện các biện pháp phòng ngừa đã ghi trong hợp đồng, thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền

ấn định một thời hạn nếu các biện pháp phòng ngừa vẫn không thực hiện thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng hoặc tăng phí bảo hiểm mà không cần hỏi ý kiến của bên mua bảo hiểm.76

Việc áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro là điều hết sức quan trọng, không chỉ đối với bên tham gia bảo hiểm mà còn về phía doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Vì khi áp dụng các biện pháp đề phòng hay hạn chế rủi ro, trước tiên sẽ

giúp cho bên tham gia bảo hiểm đảm bảo được an toàn về tính mạng, sức khỏe cũng như tài sản của bản thân, đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hạn chế được một phần chi trả tiền bảo hiểm cũng như tránh được tình trạng bên mua bảo hiểm cố ý để mặc cho hậu quả khi sự kiện xảy ra sau đó đòi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm bồi thường thiệt hại.

Thứ sáu, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra

đối với tài sản và trách nhiệm dân sự.77 Trong trường hợp có sự kiện bảo hiểm xảy ra mà tổn thất của người được bảo hiểm là do lỗi của người thứ ba khác gây ra, trường hợp trong quá trình đi du lịch khách du lịch gặp tai nạn do người khác gây ra, nếu doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đã tiến hành bồi thường cho người được bảo hiểm hay trả tiền cho người thụ hưởng thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền đòi lại từ người thứ ba số tiền mà mình đã bồi thường. Để thực hiện quyền đòi lại thì

74

Khoản 1,2 Điều 50, Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010.

75

Khoản 3, Điều 46, Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010.

76

Khoản 3, Điều 50, Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010.

77

doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền yêu cầu phía người được bảo hiểm hay người thụ hưởng cung cấp mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba gây ra thiệt hại. Trong mọi trường hợp, số tiền đòi lại từ

người thứ ba không bao giờ vượt quá số tiền mà doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

đã trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.

2.4.1.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

Thứ nhất, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.78 Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thể giải thích cho bên tham gia bảo hiểm khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh du lịch bằng lời nói hoặc văn bản, thông thường các điều khoản, điều kiện bảo hiểm, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải giải thích bằng văn bản hoặc có thể qua trung gian bảo hiểm như đại lý bảo hiểm đại diện cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm giải thích nhằm giúp cho người tham gia bảo hiểm hiểu rõ về nội dung của hợp đồng mà từđó có lựa chọn loại hình bảo hiểm đúng đắn, phù hợp với mục đích chuyến đi du lịch của mình để được bảo vệ một cách tốt nhất.79 Nghĩa vụ giải thích không phải là nghĩa vụđược thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, nhưng lại rất quan trọng vì đây là tiền đề để thiết lập hợp đồng bảo hiểm hợp pháp, có hiệu quả.

Thứ hai, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có nghĩa vụ cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.80 Theo quy định thông thường, sau khi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ký tên, đóng dấu chấp nhận vào giấy yêu cầu bảo hiểm, tức là hợp đồng bảo hiểm đã

được lập xong, dựa vào hợp đồng bảo hiểm doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải kịp thời cấp cho người tham gia bảo hiểm đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm.81 Vì vậy, sau khi giao kết xong hợp đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch hay khách du lịch, việc cấp giấy này còn thể hiện được giá trị pháp lý của các bên nhằm để giải quyết, xử lý khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Thứ ba, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự

78Điểm a, khoản 2, Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010.

79

http://baohiemquandoi.com/bao-hiem-khach-du-lich-trong-nuoc/205-tai-sao-nen-mua-bao-hiem-du-lich.html. [Truy cập ngày 19/9/2014].

80Điểm b, khoản 2, Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010.

81

GS. TSKH Trương Mộc Lâm – Lưu Nguyên Khánh: Một sốđiều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 2005. Trang 115.

kiện bảo hiểm,82 đây là vụ chính đáng của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, thể

hiện được sự cam kết chặt chẽ giữa hai bên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm, đồng thời nâng cao uy tín của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra đã có đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải giải quyết đầy đủ theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm cho khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Nếu như

hợp đồng bảo hiểm không có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ

Một phần của tài liệu bảo hiểm khách du lịch trong nước theo pháp luật việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)