Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu bảo hiểm khách du lịch trong nước theo pháp luật việt nam (Trang 63)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật

Mt là, b sung điu lut quy định v vic bt buc mua bo him cho khách du lch trong nước

Tại khoản 2, Điều 45 Luật Du lịch 2005 có quy định ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tại Điều 39, Điều 40 của luật này, doanh nghiệp kinh doanh du lịch nội địa có các quyền và nghĩa vụ “mua bảo hiểm cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu”. Đây là một quy định mở không bắt buộc khách du lịch cũng như doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải mua bảo hiểm, tuy nhiên với quy định như vậy một số doanh nghiệp sẽ thờ ơ, lợi dụng việc quy định mở này để không phải mua bảo hiểm cho khách du lịch. Hiện rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch tìm cách tránh né mua bảo hiểm này, bởi theo họ thì chi phí bảo hiểm tính vào giá thành khiến giá tour tăng lên, trong khi các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đang cố gắng cắt giảm mọi chi phí

để giảm giá thành, thu hút khách. Việc lý giải như vậy là không thuyết phục, bởi lẽ

hiện nay, phí bảo hiểm đối với loại hình bảo hiểm khách du lịch trong nước rất thấp nên việc mua bảo hiểm cho hành khách cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá thành tour, bên cạnh đó khách du lịch sẽ sẵn sàng bỏ ra một số tiền đểđược đảm bảo an toàn trong chuyến đi của họ nếu như họ được chính doanh nghiệp kinh doanh du lịch tư

vấn về những lợi ích khi tham gia loại hình bảo hiểm này. Tuy nhiên, tại Điều 40 Luật Du lịch 2005 quy định về quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch lại không quy định về việc mua bảo hiểm cho khách du lịch.

Tại Điều 40 Luật Du lịch 2005 từ khoản 1 đến khoản 6 quy định về nghĩa vụ

của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cần bổ sung thêm một điều khoản quy định về

việc mua bảo hiểm cho khách du lịch trong và ngoài nước. Cụ thể như sau: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch trong nước và ngoài nước”.

Và sửa đổi khoản 2 Điều 45 Luật Du lịch 2005 quy định: “Mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu”. Với quy định như vậy thì chỉ khi khách du lịch có yêu cầu thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch mới mua bảo hiểm cho khách du lịch, từ đó dẫn đến việc vì sự cạnh tranh trong giá tour để thu hút khách hàng mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không chủ động mua bảo hiểm cho khách du lịch du lịch dẫn đến quyền lợi cũng như tính mạng, sức khỏe của khách du lịch không được quan tâm. Vì vậy, cần phải thay đổi quy định tại khoản 2, theo ý kiến của người viết như

sau: “Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch”.

Hai là, quy định mc mua ti thiu ca tng loi hình du lch

Khi tham gia du lịch, nhất là đối với khách du lịch nội địa tham gia các tour du lịch trong nước thường là những chuyến du lịch ngắn ngày nên họ thường không quan tâm đến bảo hiểm du lịch cho chuyến đi của mình vì rủi ro là điều không ai mong muốn xảy ra khi đi du lịch và nếu như doanh nghiệp kinh doanh du lịch có mua bảo hiểm cho khách du lịch thì họ cũng không quan tâm đến số tiền bảo hiểm cũng như

mức bồi thường khi xảy ra rủi ro. Nắm bắt tâm lý đó của đa số khách du lịch, nên các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thường chỉ mua bảo hiểm ở mức thấp nhất cho hành khách để không ảnh hưởng nhiều đến giá tour và khi rủi ro xảy ra thì số tiền bồi thường lại không tương xứng với mức độ thiệt hại thật sự của khách du lịch, từđó dẫn

đến quyền lợi của khách du lịch cũng như người được bảo hiểm không được bảo vệ

kịp thời. Chính vì vậy, việc quy định cụ thể đối với từng loại hình du lịch như bảo hiểm chuyến, bảo hiểm tại khách sạn, bảo hiểm tại điểm hay nếu có tham gia các chuyến du lịch có tính chất khám phá, tham gia các trò chơi mạo hiểm, có khả năng

ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng thì luật cần có những quy định cụ thể về mức mua bảo hiểm đối với từng loại hình trên cơ sở xem xét đánh giá mức độ rủi ro cũng như

khả năng xảy ra thiệt hại đối với khách du lịch.132

Ba là, bo him trách nhim dân s ca khách du lch đối vi người th

ba và địa đim du lch

Trong chuyến hành trình của mình, ngoài những rủi ro, nguy hiểm mà chính khách du lịch là người bị thiệt hại thì bên cạnh đó, khách du lịch cũng có thể là người gây ra thiệt hại cho người thứ ba hoặc gây thiệt hại đối với cảnh quan môi trường, các giá trị nhân văn, các khu di tích lịch sử. Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sẽ nhân danh người được bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường cho người bị tổn thất. Người được bồi thường không phải là người được bảo hiểm, không phải là một trong hai bên của hợp đồng bảo hiểm, mà là người thứ ba được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm, trong trường hợp khách du lịch là người gây ra thiệt hại, tổn thất cho người thứ

ba đáng lẽ họ phải là người bồi thường tổn thất đó nhưng nếu có quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của khách du lịch đối với người thứ ba thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sẽ nhận trách nhiệm bồi thường. Với quy định thêm như vậy sẽ bảo

đảm an toàn hơn cho khách du lịch.

132

http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Nen-bat-buoc-mua-bao-hiem-doi-voi-khach-du-lich-noi- dia/34465.vgp. [Truy cập ngày 17/11/2014].

Bn là, cn có nhng chế tài c thđối vi các doanh nghip kinh doanh du lch không mua bo him cho khách du lch ni địa

Khoản 4 Điều 35 Luật Du lịch 2005 quy định: “Được hưởng bảo hiểm du lịch và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật” là một trong những quyền mà khách du lịch có được. Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Luật Du lịch và Nghịđịnh số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 quy định chi tiết một sốđiều của Luật Du lịch thì bảo hiểm du lịch lại không bắt buộc đối với tất cả khách du lịch. Mặc dù Nghị định 92/2007/NĐ-CP có sửa đổi, bổ sung một số điều bằng Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 nhưng vẫn chưa có một điều khoản nào quy định việc chế tài dành cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch nội địa. Vẫn biết việc không bắt buộc mua bảo hiểm du lịch nhằm để thu hút khách du lịch nhưng cũng chính điều này đã khiến cho việc áp dụng các chế tài trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố rất khó khăn. Hiện nay, pháp luật mới chỉ quy định xử phạt chính đối với tổ chức kinh doanh lữ hành quốc tế

không mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài, theo đó: "Phạt tiền từ

15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch”.133 Còn đối với những trường hợp không mua bảo hiểm cho khách du lịch trong nước, khi xảy ra sự cố, việc quy mức trách nhiệm và xử lý là rất khó khăn do không có quy định cụ thể. Chính vì vậy, luật cần nên có những quy định về chế tài cũng như

mức phạt cho trường hợp không mua bảo hiểm khách du lịch trong nước. Từ đó, tạo sự an tâm cho khách du lịch, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả cho chuyến du lịch cũng như ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.134

Mặc dù trong những năm gần đây thị trường bảo hiểm khách du lịch trong nước tăng trưởng nhanh nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành bảo hiểm thì kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng phát triển ở Việt Nam, vẫn chỉ mới tiếp cận được với một lượng dân cư nhỏ, những bất cập của môi trường pháp lý có thể là vấn đềảnh hưởng quan trọng đến kết quả trên.

Trên thực tế loại hình bảo hiểm này tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, một phần do bản thân khách du lịch chưa thấy được sự cần thiết phải mua bảo hiểm và các sản phẩm bảo hiểm còn nhiều hạn chế. Sở dĩ như vậy là do khách nội địa có tâm lý “ngại” mua bảo hiểm vì sợ xui xẻo. Vì vậy, nếu có khách mua bảo hiểm du lịch thì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

133

Điểm b, Khoản 5 Điều 42 Nghịđịnh 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

134 http://www.baomoi.com/Can-som-luat-hoa-viec-mua-bao-hiem-du lich/137/5742901.epi. [ truy cập ngày 17/11/2104].

chủ yếu là khách đoàn của các cơ quan đứng ra mua, còn khách lẻ rất hiếm khi mua loại bảo hiểm này.

Qua việc nghiên cứu và phân tích về bảo hiểm khách du lịch trong nước, người viết có một số giải pháp đóng góp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo hiểm du lịch cụ thể:

3.2.2 Các giải pháp khác để hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm khách du lịch trong nước

3.2.2.1 Đối với nhà nước

Hoàn thin khung pháp lý

Cho đến nay, hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường của Việt Nam về mặt số lượng thì khá nhiều, nhưng lại rất phân tán và nhiều bất cập. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như: Bộ luật Dân sự, Luật Hàng không dân dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm... Ngoài ra còn các văn bản dưới luật như

các thông tư, nghị định hướng dẫn, giải thích luật khi áp dụng, thi hành... đã gây ra không ít khó khăn trong quản lý và thi hành, cản trở việc phát triển thị trường bảo hiểm.135

Cụ thể, cần có một văn bản pháp luật mới điều chỉnh một cách cụ thể về bảo hiểm khách du lịch trong nước để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.

Đổi mi cơ chế qun lý nhà nước đối vi th trường bo him

Việc đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong đó có bảo hiểm du lịch là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Đây chính là một giải pháp không thể thiếu trong hệ thống giải pháp vĩ mô nhằm thúc đẩy sự

phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Thời gian qua, thực hiện những cam kết mở

cửa hội nhập nền kinh tế theo các hiệp định song phưng, đa phương ký với các nước, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực trong việc đổi mới quan điểm, cách thức quản lý của Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nhưng sự đổi mới còn ở mức hạn chế. Những bất cập trong lĩnh vực quản lý nhà nước như sự thống nhất cơ quan quản lý, cơ chế, chính sách quản lý, hay những thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý hoặc các hoạt động kiểm tra giám sát vẫn tồn tại. Chính những bất cập này đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp cho quá trình hoạt động, kinh doanh trên thị trường, ảnh

135

PGS.TS Nguyễn Như Tiến, Thị trường bảo hiểm Việt Nam, cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập,

hưởng đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của thị trường. Vì vậy cần có sự đổi mới nhanh chóng cơ chế quản lý Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm.136

Tăng cường kim tra, giám sát hot động ca th trường bo him và tuyên truyn, giáo dc pháp lut bo him

Để tạo ra sự phát triển toàn diện, an toàn và lành mạnh cho thị trường bảo hiểm Việt Nam thì một giải pháp không thể thiếu được đối với cơ quan quản lý nhà nước đó là tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường. Những năm gần đây, quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm rất cao,

đây là thành tựu đạt được trong quá trình mở cửa hội nhập, song bên cạnh đó nó cũng kéo theo nhiều vấn đề phức tạp. Hoạt động kiểm tra giám sát thị trường bảo hiểm cần tập trung vào những công việc sau đây:

Kiểm tra giám sát các hoạt động soạn thảo hợp đồng bảo hiểm và định phí bảo hiểm, xóa bỏ các hoạt động bất hợp pháp của cá nhân và các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Xây dựng chỉ tiêu mang tính khách quan và công khai cho việc kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường.

Thống nhất cơ quan kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường để tránh chồng chéo hiện nay nhiều cơ quan có thể

tham gia giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm như: Viện kiểm sát, công an, thuế, thanh tra nhà nước, thanh tra tài chính...).

Để chấm dứt tình trạng có quá nhiều hoạt động bất hợp pháp trên thị trường bảo hiểm như hiện nay, rõ ràng cần phải kiểm tra kỹ tư cách pháp nhân của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, kiểm tra giám sát chặt chẽđể có đánh giá toàn diện hoạt

động kinh doanh, quản lý và khả năng tài chính của doanh nghiệp nhằm kịp thời uốn nắn điều chỉnh hoặc xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.137

3.2.2.2 Đối với ngành du lịch để hoàn thiện pháp luật bảo hiểm khách du lịch trong nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Du lịch và bảo hiểm khách du lịch trong nước có mối quan hệ tương hỗ với nhau, phát triển du lịch cũng là cơ sởđể phát triển loại hình bảo hiểm du lịch mà đặc biệt là bảo hiểm khách du lịch trong nước. Vì vậy, có một số giải pháp kiến nghị với ngành du lịch một vài vấn đề sau:

136

PGS.TS Nguyễn Như Tiến: Thị trường bảo hiểm Việt Nam, cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập,

Nhà xuất bản lý luận chính trị Hà Nội, 2006. Trang 159-160.

137

PGS.TS Nguyễn Như Tiến: Thị trường bảo hiểm Việt Nam, cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập,

Thứ nhất, xây dựng một chiến lược phát triển cụ thể lâu dài. Trong đó phải tập trung nghiên cứu đưa ra những sản phẩm du lịch độc đáo, vừa đa dạng đặc trưng của Việt Nam, trên cơ sở phát huy tiềm năng về các giá trị nhân văn và cảnh quan thiên nhiên, để thu hút khách đến nhiều lần và nghỉ ngơi dài ngày. Đồng thời, phải có sự

phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, vùng, địa phương tạo môi trường văn minh hấp dẫn du khách.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Tăng cường thông tin đối ngoại, thông tin du lịch trên phương tiện thông tin đại chúng trong nước như phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, các báo lớn và ở nước ngoài. Đầu tư cho tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua chương trình hành động quốc gia về du lịch. Các doanh nghiệp du lịch và hàng không Việt Nam, các doanh nghiệp và cơ quan ngoại giao, thông tấn báo chí, các cơ quan tuyên truyền

đối ngoại cần đầu tư cho tuyên truyền quảng bá đất nước, con người, sản phẩm Việt Nam và quảng cáo sản phẩm của bản thân doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, còn phải huy động được các tổ chức quốc tế, các hãng du lịch, hãng hàng không nước

Một phần của tài liệu bảo hiểm khách du lịch trong nước theo pháp luật việt nam (Trang 63)