0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Thực trạng

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM KHÁCH DU LỊCH TRONG NƯỚC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 58 -58 )

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2.1 Thực trạng

Về cách thức xử lý và hệ quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong Bộ luật Dân sự và Luật kinh doanh bảo hiểm chưa được chặt chẽ và thống nhất. Theo quy định trong Bộ luật Dân sự, khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối thì có thể yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sựđó là vô hiệu.119

Về mặt lý luận, một hành vi bị coi là lừa dối khi giao kết hợp đồng thông thường được xác định dựa trên những tiêu chí sau:120

Một là, đưa ra các thông tin sai lệch về một sự việc.

Hai là, bản thân người đưa ra thông tin đó biết rõ ràng thông tin đó sai lệch sự thật.

Ba là, với chủ ý làm cho người nghe tin vào thông tin đó.

Bốn là, người nhận thông tin đó đã tin tưởng vào thông tin đó nên đã giao kết hợp đồng.

Năm là, có thiệt hại xảy ra.

Nếu dựa vào các tiêu chí trên đây thì hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật

đã có đủ cơ sởđể kết luận đây là hành vi lừa dối. Vì thông tin này đã được đưa ra, có nội dung với chủ ý làm cho người nghe tiếp nhận và tin vào thông tin này là có thật để đi đến quyết định giao kết hợp đồng. Bộ luật Dân sự và Luật kinh doanh bảo hiểm có sự phân biệt khác nhau giữa hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật và hành vi lừa dối, nên dẫn đến quy định về hậu quả pháp lý trong từng trường hợp này là khác nhau, chính vì việc cung cấp thông tin là không bắt buộc mà dựa trên sự thỏa thuận tự

nguyện của hai bên đã được người viết đã trình bày ở mục 2.4.3.2, nên việc cung cấp thông tin sai của bên mua bảo hiểm không nằm ngoài mục đích trục lợi bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường.121 Theo quy định của Bộ luật Dân sự và Luật kinh doanh bảo hiểm thì hành vi lừa dối để giao kết hợp đồng sẽ dẫn đến hợp

đồng vô hiệu.122 Còn hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật sẽ dẫn đến hậu quả

119

Điều 132, Bộ luật Dân sự năm 2005.

120

Phí Thị Quỳnh Nga, Lý luận và thực tiễn áp dụng quy định về hành vi lừa dối trong Luật kinh doanh bảo hiểm, đăng trên trang web vietnamese-law-consultancy.com. [ Truy cập ngày 20/11/2014].

121

Phí Thị Quỳnh Nga, Lý luận và thực tiễn áp dụng quy định về hành vi lừa dối trong Luật kinh doanh bảo hiểm, đăng trên trang web vietnamese-law-consultancy.com. [ Truy cập ngày 20/11/2014].

122

bên kia có thể đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng.123 Theo thống kê của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, hiện tượng khách hàng có hành vi lừa dối trong giao kết hợp đồng bảo hiểm nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm đang diễn ra ngày càng phổ biến và thường biểu hiện qua một sốđặc điểm sau:

Người được bảo hiểm đã điều trị bệnh (thuộc trường hợp những bệnh không chấp nhận bảo hiểm) trước khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực dưới tên người khác.

Quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm và người được bảo hiểm ít ràng buộc về mặt huyết thống.

Các thông tin về rủi ro xảy ra và quá trình cấp cứu, điều trị không logic giữa các giấy tờ và chứng từ do người yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm cung cấp.

Khai báo rủi ro xảy ra trong hoàn cảnh đặc biệt: tự ngã, tai nạn xảy ra trong

đêm không có mặt của công an…124

Do sự thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với những người có liên quan như: y bác sĩ, những người làm chứng trong các vụ tổn thất... Ví dụ: Mua chuộc bác sĩ để dựng lên bệnh, làm giả hoặc kê những đơn thuốc

đắt tiền đểđòi được số tiền bảo hiểm nhiều hơn.125

Trong số những dấu hiệu kể trên, hiện tượng trục lợi bảo hiểm thường diễn ra phổ biến nhất là việc khách hàng kê khai không trung thực về tình trạng sức khỏe của người được bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm - một phần của hợp đồng bảo hiểm. Trong thực tiễn xét xử đã có không ít những vụ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm liên quan đến việc người mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật khi giao kết hợp

đồng nhưng lại được Tòa án tuyên là hợp đồng vô hiệu, bị hủy bỏ và doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại số phí bảo hiểm đã nộp cho người mua bảo hiểm.

Ngoài những nguyên nhân trên thì nguyên nhân trục lợi bảo hiểm còn do các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ít trao đổi thông tin với nhau. Do thị trường bảo hiểm luôn sôi động, phức tạp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm luôn giữ bí mật thông tin. Vì vậy, có một số hình thức trục lợi xuất hiện ở doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm này, chưa xuất hiện ở doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khác, nhưng do các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không


123

Khoản 2, Điều 573 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Khoản 2,3, Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

124

Phí Thị Quỳnh Nga, Lý luận và thực tiễn áp dụng quy định về hành vi lừa dối trong Luật kinh doanh bảo hiểm, đăng trên trang web vietnamese-law-consultancy.com. [ Truy cập ngày 20/11/2014].

125

PGS.TS Nguyễn Văn Định: Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, 2009. Trang 220.

thường xuyên trao đổi thông tin nên không nắm kịp thời để tránh các hành vi trục lợi

đó của một số cá nhân, tổ chức.126

Mặt khác, không chỉ khách hàng trục lợi mà thời gian gần đây nhiều vụ trục lợi do chính nhân viên hoặc đại lý của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện. Nhiều đại lý cố tình “thông đồng” với khách hàng ký kết hợp đồng bảo hiểm, dù khách hàng đang mắc bệnh (thuộc trường hợp những bệnh không chấp nhận bảo hiểm).127

Chính vì vậy, khi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phát hiện ra hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời

điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.128 Và trong trường hợp này hợp đồng bảo hiểm được xem là vô hiệu.129

Đồng thời, cơ quản quản lý cần sớm có các quy định buộc các cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin có liên quan đến người mua bảo hiểm khi có yêu cầu…, để xử lý trục lợi bảo hiểm dễ dàng, giúp thị trường bảo hiểm phát triển toàn diện, an toàn, lành mạnh.130

3.1.2.2 Giải pháp

Để đảm bảo tính đặc thù của quan hệ bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm mà pháp luật cần quy định cụ thể rõ về hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin sai. Cụ thể, nếu hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật xảy ra trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm để bên kia giao kết hợp đồng thì trường hợp này hợp

đồng được xem là vô hiệu. Có nghĩa là, nếu trong trường hợp này, bên bị lừa dối được quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Nói cách khác, nếu có rủi ro xảy ra cũng không phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước, nếu có hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để duy trì hợp đồng bảo hiểm

126

http://www.tapchitaichinh.vn/Phap-luat-Kinh-doanh/Can-bo-sung-toi-danh-truc-loi-bao-hiem-vao-Luat- Hinh-su/52600.tctc. [Truy cập ngày 10/10/2014].

127

http://www.tapchitaichinh.vn/Phap-luat-Kinh-doanh/Can-bo-sung-toi-danh-truc-loi-bao-hiem-vao-Luat- Hinh-su/52600.tctc. [Truy cập ngày 10/10/2014].

128Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, sung bổ năm 2010.

129

Hợp đồng bảo hiểm đương nhiên sẽ bị vô hiệu khi được hai bên giao kết trong các tình huống, sự kiện mang tính lừa dối, trục lợi bảo hiểm. Điểm c, d, Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.Về mặt lý luận, nếu có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng thì hợp đồng đó phải vô hiệu vì đã không tuân thủ nguyên tắc trung thực khi giao kết. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, nếu một bên bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Điều 132 Bộ Luật dân sự năm 2005).

130

http://www.tapchitaichinh.vn/Phap-luat-Kinh-doanh/Can-bo-sung-toi-danh-truc-loi-bao-hiem-vao-Luat- Hinh-su/52600.tctc. [Truy cập ngày 12/11/2014].

thì pháp luật nên quy định thuộc trường hợp được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, khi đó quyền và nghĩa vụ của các bên chấm dứt từ thời điểm bên mua cung cấp thông tin sai sự thật.

3.1.3 Vấn đề về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

3.1.3.1 Thực trạng

Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc chuyển nhượng từng loại hợp đồng bảo hiểm nói trên mà chỉ quy định chung việc chuyển nhượng tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm tại Điều 26 như sau:

“1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận về việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế”. Như người viết đã trình bày tại chương 2,131 rõ ràng, quy định về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm tại Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm còn quá chung chung và mới chỉ

dừng lại ở việc ghi nhận quyền của bên mua bảo hiểm trong việc chuyển nhượng hợp

đồng bảo hiểm cho người thứ ba và việc chuyển nhượng này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, mà chưa đề cập đến các vấn đề như: điều kiện chuyển nhượng, thủ tục chuyển nhượng, quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong quan hệ chuyển nhượng; và hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm.

Người nhận chuyển nhượng có cần phải có quyền lợi có thểđược bảo hiểm với người được bảo hiểm hay không? Việc chuyển nhượng có cần sự đồng ý của Người

được bảo hiểm hay không? Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm như thế nào trong việc chấp nhận chuyển nhượng của bên mua bảo hiểm? Bên mua bảo hiểm còn trách nhiệm gì đối với hợp đồng bảo hiểm sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được chuyển nhượng? Trường hợp sau khi bên mua bảo hiểm đã chuyển nhượng hợp đồng cho người khác, thì doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đã kê khai không trung thực Giấy yêu cầu bảo hiểm mà theo

Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm và điều khoản hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, đồng thời thu phí đến thời điểm hợp

đồng bị đình chỉ. Lúc này quyền lợi chính đáng của người nhận chuyển nhượng (người tham gia bảo hiểm mới) với tư cách là người “ngay tình” có được bảo vệ hay

131

không và phải giải quyết vấn đề này như thế nào?... Rõ ràng, đây là những nội dung quan trọng nhưng Luật Kinh doanh bảo hiểm đã bỏ ngỏ, do vậy khi có tranh chấp phát sinh không có cơ sở pháp lý để giải quyết.

3.1.3.2 Giải pháp

Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là một trong những nội dung quan trọng,

đặc thù và khá phức tạp, đòi hòi cần có sựđiều chỉnh của pháp luật. Tuy nhiên, nhưđã phân tích tại phần thực trạng của pháp luật, theo người viết thì nhà làm luật cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định này cho phù hợp và hoàn thiện nhằm đảm bảo sự công bằng về quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm. Người viết xin đưa ra kiến nghị sửa đổi cho Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 như

sau:

“1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người khác gọi là người nhận chuyển nhượng hợp đồng. Người nhận chuyển nhượng phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm. Riêng đối với trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác, thì việc chuyển nhượng hợp đồng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm.

2. Việc chuyển nhượng hợp đồng được coi là có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.

3. Kể từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận việc chuyển nhượng hợp đồng thì mọi quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm chấm dứt; đồng thời quyền, nghĩa vụ của người nhận chuyển nhượng theo hợp đồng bảo hiểm bắt đầu phát sinh và được đảm bảo đầy đủ.

4. Trường hợp sau khi bên mua bảo hiểm đã chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện và có bằng chứng chứng minh tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đã cung cấp thông tin sai sự thật hoặc che giấu thông tin mà nếu biết được thông tin đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ từ chối chấp nhận bảo hiểm, trì hoãn chấp nhận bảo hiểm hoặc chấp nhận bảo hiểm với các điều kiện kèm theo, thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng, không phải giải quyết quyền lợi bảo hiểm đối với rủi ro của đối tượng bảo hiểm và có quyền thu phí đến thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận việc chuyển nhượng hợp đồng, đồng thời hoàn trả cho bên nhận chuyển nhượng hợp đồng số phí bảo hiểm mà họ đã đóng (trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng biết được hành vi cung cấp thông tin sai sự thật hoặc che giấu thông tin sai sự thật đó của bên mua bảo hiểm)”.

3.2 Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm khách du lịch trong nước

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật

Mt là, b sung điu lut quy định v vic bt buc mua bo him cho khách du lch trong nước

Tại khoản 2, Điều 45 Luật Du lịch 2005 có quy định ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tại Điều 39, Điều 40 của luật này, doanh nghiệp kinh doanh du lịch nội địa có các quyền và nghĩa vụ “mua bảo hiểm cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu”. Đây là một quy định mở không bắt buộc khách du lịch cũng như doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải mua bảo hiểm, tuy nhiên với quy định như vậy một số doanh nghiệp sẽ thờ ơ, lợi dụng việc quy định mở này để không phải mua bảo hiểm cho khách du lịch. Hiện rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch tìm cách tránh né mua bảo hiểm này, bởi theo họ thì chi phí bảo hiểm tính vào giá thành khiến giá tour tăng lên, trong khi các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đang cố gắng cắt giảm mọi chi phí

để giảm giá thành, thu hút khách. Việc lý giải như vậy là không thuyết phục, bởi lẽ

hiện nay, phí bảo hiểm đối với loại hình bảo hiểm khách du lịch trong nước rất thấp

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM KHÁCH DU LỊCH TRONG NƯỚC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 58 -58 )

×