Vấn đề về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Một phần của tài liệu bảo hiểm khách du lịch trong nước theo pháp luật việt nam (Trang 61)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3 Vấn đề về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

3.1.3.1 Thực trạng

Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc chuyển nhượng từng loại hợp đồng bảo hiểm nói trên mà chỉ quy định chung việc chuyển nhượng tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm tại Điều 26 như sau:

“1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận về việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế”. Như người viết đã trình bày tại chương 2,131 rõ ràng, quy định về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm tại Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm còn quá chung chung và mới chỉ

dừng lại ở việc ghi nhận quyền của bên mua bảo hiểm trong việc chuyển nhượng hợp

đồng bảo hiểm cho người thứ ba và việc chuyển nhượng này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, mà chưa đề cập đến các vấn đề như: điều kiện chuyển nhượng, thủ tục chuyển nhượng, quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong quan hệ chuyển nhượng; và hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm.

Người nhận chuyển nhượng có cần phải có quyền lợi có thểđược bảo hiểm với người được bảo hiểm hay không? Việc chuyển nhượng có cần sự đồng ý của Người

được bảo hiểm hay không? Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm như thế nào trong việc chấp nhận chuyển nhượng của bên mua bảo hiểm? Bên mua bảo hiểm còn trách nhiệm gì đối với hợp đồng bảo hiểm sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được chuyển nhượng? Trường hợp sau khi bên mua bảo hiểm đã chuyển nhượng hợp đồng cho người khác, thì doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đã kê khai không trung thực Giấy yêu cầu bảo hiểm mà theo

Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm và điều khoản hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, đồng thời thu phí đến thời điểm hợp

đồng bị đình chỉ. Lúc này quyền lợi chính đáng của người nhận chuyển nhượng (người tham gia bảo hiểm mới) với tư cách là người “ngay tình” có được bảo vệ hay

131

không và phải giải quyết vấn đề này như thế nào?... Rõ ràng, đây là những nội dung quan trọng nhưng Luật Kinh doanh bảo hiểm đã bỏ ngỏ, do vậy khi có tranh chấp phát sinh không có cơ sở pháp lý để giải quyết.

3.1.3.2 Giải pháp

Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là một trong những nội dung quan trọng,

đặc thù và khá phức tạp, đòi hòi cần có sựđiều chỉnh của pháp luật. Tuy nhiên, nhưđã phân tích tại phần thực trạng của pháp luật, theo người viết thì nhà làm luật cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định này cho phù hợp và hoàn thiện nhằm đảm bảo sự công bằng về quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm. Người viết xin đưa ra kiến nghị sửa đổi cho Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 như

sau:

“1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người khác gọi là người nhận chuyển nhượng hợp đồng. Người nhận chuyển nhượng phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm. Riêng đối với trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác, thì việc chuyển nhượng hợp đồng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm.

2. Việc chuyển nhượng hợp đồng được coi là có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.

3. Kể từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận việc chuyển nhượng hợp đồng thì mọi quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm chấm dứt; đồng thời quyền, nghĩa vụ của người nhận chuyển nhượng theo hợp đồng bảo hiểm bắt đầu phát sinh và được đảm bảo đầy đủ.

4. Trường hợp sau khi bên mua bảo hiểm đã chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện và có bằng chứng chứng minh tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đã cung cấp thông tin sai sự thật hoặc che giấu thông tin mà nếu biết được thông tin đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ từ chối chấp nhận bảo hiểm, trì hoãn chấp nhận bảo hiểm hoặc chấp nhận bảo hiểm với các điều kiện kèm theo, thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng, không phải giải quyết quyền lợi bảo hiểm đối với rủi ro của đối tượng bảo hiểm và có quyền thu phí đến thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận việc chuyển nhượng hợp đồng, đồng thời hoàn trả cho bên nhận chuyển nhượng hợp đồng số phí bảo hiểm mà họ đã đóng (trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng biết được hành vi cung cấp thông tin sai sự thật hoặc che giấu thông tin sai sự thật đó của bên mua bảo hiểm)”.

3.2 Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm khách du lịch trong nước

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật

Mt là, b sung điu lut quy định v vic bt buc mua bo him cho khách du lch trong nước

Tại khoản 2, Điều 45 Luật Du lịch 2005 có quy định ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tại Điều 39, Điều 40 của luật này, doanh nghiệp kinh doanh du lịch nội địa có các quyền và nghĩa vụ “mua bảo hiểm cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu”. Đây là một quy định mở không bắt buộc khách du lịch cũng như doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải mua bảo hiểm, tuy nhiên với quy định như vậy một số doanh nghiệp sẽ thờ ơ, lợi dụng việc quy định mở này để không phải mua bảo hiểm cho khách du lịch. Hiện rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch tìm cách tránh né mua bảo hiểm này, bởi theo họ thì chi phí bảo hiểm tính vào giá thành khiến giá tour tăng lên, trong khi các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đang cố gắng cắt giảm mọi chi phí

để giảm giá thành, thu hút khách. Việc lý giải như vậy là không thuyết phục, bởi lẽ

hiện nay, phí bảo hiểm đối với loại hình bảo hiểm khách du lịch trong nước rất thấp nên việc mua bảo hiểm cho hành khách cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá thành tour, bên cạnh đó khách du lịch sẽ sẵn sàng bỏ ra một số tiền đểđược đảm bảo an toàn trong chuyến đi của họ nếu như họ được chính doanh nghiệp kinh doanh du lịch tư

vấn về những lợi ích khi tham gia loại hình bảo hiểm này. Tuy nhiên, tại Điều 40 Luật Du lịch 2005 quy định về quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch lại không quy định về việc mua bảo hiểm cho khách du lịch.

Tại Điều 40 Luật Du lịch 2005 từ khoản 1 đến khoản 6 quy định về nghĩa vụ

của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cần bổ sung thêm một điều khoản quy định về

việc mua bảo hiểm cho khách du lịch trong và ngoài nước. Cụ thể như sau: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch trong nước và ngoài nước”.

Và sửa đổi khoản 2 Điều 45 Luật Du lịch 2005 quy định: “Mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu”. Với quy định như vậy thì chỉ khi khách du lịch có yêu cầu thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch mới mua bảo hiểm cho khách du lịch, từ đó dẫn đến việc vì sự cạnh tranh trong giá tour để thu hút khách hàng mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không chủ động mua bảo hiểm cho khách du lịch du lịch dẫn đến quyền lợi cũng như tính mạng, sức khỏe của khách du lịch không được quan tâm. Vì vậy, cần phải thay đổi quy định tại khoản 2, theo ý kiến của người viết như

sau: “Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch”.

Hai là, quy định mc mua ti thiu ca tng loi hình du lch

Khi tham gia du lịch, nhất là đối với khách du lịch nội địa tham gia các tour du lịch trong nước thường là những chuyến du lịch ngắn ngày nên họ thường không quan tâm đến bảo hiểm du lịch cho chuyến đi của mình vì rủi ro là điều không ai mong muốn xảy ra khi đi du lịch và nếu như doanh nghiệp kinh doanh du lịch có mua bảo hiểm cho khách du lịch thì họ cũng không quan tâm đến số tiền bảo hiểm cũng như

mức bồi thường khi xảy ra rủi ro. Nắm bắt tâm lý đó của đa số khách du lịch, nên các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thường chỉ mua bảo hiểm ở mức thấp nhất cho hành khách để không ảnh hưởng nhiều đến giá tour và khi rủi ro xảy ra thì số tiền bồi thường lại không tương xứng với mức độ thiệt hại thật sự của khách du lịch, từđó dẫn

đến quyền lợi của khách du lịch cũng như người được bảo hiểm không được bảo vệ

kịp thời. Chính vì vậy, việc quy định cụ thể đối với từng loại hình du lịch như bảo hiểm chuyến, bảo hiểm tại khách sạn, bảo hiểm tại điểm hay nếu có tham gia các chuyến du lịch có tính chất khám phá, tham gia các trò chơi mạo hiểm, có khả năng

ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng thì luật cần có những quy định cụ thể về mức mua bảo hiểm đối với từng loại hình trên cơ sở xem xét đánh giá mức độ rủi ro cũng như

khả năng xảy ra thiệt hại đối với khách du lịch.132

Ba là, bo him trách nhim dân s ca khách du lch đối vi người th

ba và địa đim du lch

Trong chuyến hành trình của mình, ngoài những rủi ro, nguy hiểm mà chính khách du lịch là người bị thiệt hại thì bên cạnh đó, khách du lịch cũng có thể là người gây ra thiệt hại cho người thứ ba hoặc gây thiệt hại đối với cảnh quan môi trường, các giá trị nhân văn, các khu di tích lịch sử. Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sẽ nhân danh người được bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường cho người bị tổn thất. Người được bồi thường không phải là người được bảo hiểm, không phải là một trong hai bên của hợp đồng bảo hiểm, mà là người thứ ba được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm, trong trường hợp khách du lịch là người gây ra thiệt hại, tổn thất cho người thứ

ba đáng lẽ họ phải là người bồi thường tổn thất đó nhưng nếu có quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của khách du lịch đối với người thứ ba thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sẽ nhận trách nhiệm bồi thường. Với quy định thêm như vậy sẽ bảo

đảm an toàn hơn cho khách du lịch.

132

http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Nen-bat-buoc-mua-bao-hiem-doi-voi-khach-du-lich-noi- dia/34465.vgp. [Truy cập ngày 17/11/2014].

Bn là, cn có nhng chế tài c thđối vi các doanh nghip kinh doanh du lch không mua bo him cho khách du lch ni địa

Khoản 4 Điều 35 Luật Du lịch 2005 quy định: “Được hưởng bảo hiểm du lịch và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật” là một trong những quyền mà khách du lịch có được. Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Luật Du lịch và Nghịđịnh số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 quy định chi tiết một sốđiều của Luật Du lịch thì bảo hiểm du lịch lại không bắt buộc đối với tất cả khách du lịch. Mặc dù Nghị định 92/2007/NĐ-CP có sửa đổi, bổ sung một số điều bằng Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 nhưng vẫn chưa có một điều khoản nào quy định việc chế tài dành cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch nội địa. Vẫn biết việc không bắt buộc mua bảo hiểm du lịch nhằm để thu hút khách du lịch nhưng cũng chính điều này đã khiến cho việc áp dụng các chế tài trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố rất khó khăn. Hiện nay, pháp luật mới chỉ quy định xử phạt chính đối với tổ chức kinh doanh lữ hành quốc tế

không mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài, theo đó: "Phạt tiền từ

15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch”.133 Còn đối với những trường hợp không mua bảo hiểm cho khách du lịch trong nước, khi xảy ra sự cố, việc quy mức trách nhiệm và xử lý là rất khó khăn do không có quy định cụ thể. Chính vì vậy, luật cần nên có những quy định về chế tài cũng như

mức phạt cho trường hợp không mua bảo hiểm khách du lịch trong nước. Từ đó, tạo sự an tâm cho khách du lịch, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả cho chuyến du lịch cũng như ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.134

Mặc dù trong những năm gần đây thị trường bảo hiểm khách du lịch trong nước tăng trưởng nhanh nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành bảo hiểm thì kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng phát triển ở Việt Nam, vẫn chỉ mới tiếp cận được với một lượng dân cư nhỏ, những bất cập của môi trường pháp lý có thể là vấn đềảnh hưởng quan trọng đến kết quả trên.

Trên thực tế loại hình bảo hiểm này tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, một phần do bản thân khách du lịch chưa thấy được sự cần thiết phải mua bảo hiểm và các sản phẩm bảo hiểm còn nhiều hạn chế. Sở dĩ như vậy là do khách nội địa có tâm lý “ngại” mua bảo hiểm vì sợ xui xẻo. Vì vậy, nếu có khách mua bảo hiểm du lịch thì

133

Điểm b, Khoản 5 Điều 42 Nghịđịnh 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

134 http://www.baomoi.com/Can-som-luat-hoa-viec-mua-bao-hiem-du lich/137/5742901.epi. [ truy cập ngày 17/11/2104].

chủ yếu là khách đoàn của các cơ quan đứng ra mua, còn khách lẻ rất hiếm khi mua loại bảo hiểm này.

Qua việc nghiên cứu và phân tích về bảo hiểm khách du lịch trong nước, người viết có một số giải pháp đóng góp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo hiểm du lịch cụ thể:

3.2.2 Các giải pháp khác để hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm khách du lịch trong nước

3.2.2.1 Đối với nhà nước

Hoàn thin khung pháp lý

Cho đến nay, hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường của Việt Nam về mặt số lượng thì khá nhiều, nhưng lại rất phân tán và nhiều bất cập. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như: Bộ luật Dân sự, Luật Hàng không dân dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm... Ngoài ra còn các văn bản dưới luật như

các thông tư, nghị định hướng dẫn, giải thích luật khi áp dụng, thi hành... đã gây ra không ít khó khăn trong quản lý và thi hành, cản trở việc phát triển thị trường bảo hiểm.135

Cụ thể, cần có một văn bản pháp luật mới điều chỉnh một cách cụ thể về bảo

Một phần của tài liệu bảo hiểm khách du lịch trong nước theo pháp luật việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)