Nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm

Một phần của tài liệu bảo hiểm khách du lịch trong nước theo pháp luật việt nam (Trang 47)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.2.2Nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm

Khi tham gia du lịch, khách du lịch có thể yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mua bảo hiểm cho mình như vậy khách du lịch có thể tự mua bảo hiểm cho mình mà không cần phải thông qua doanh nghiệp kinh doanh du lịch, như vậy khách du lịch ởđây vừa là người yêu cầu bảo hiểm và cũng là người được bảo hiểm. Do đó,

92Điều 11, Quy tắc bảo hiểm khách du lịch trong nước của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh và của Tổng công ty bảo hiểm BIDV.

93

Khoản 2, Điều 12, Quy tắc bảo hiểm khách du lịch trong nước của Tổng công ty bảo hiểm BIDV và của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh.

nghĩa vụ của người được bảo hiểm trong trường hợp này cũng sẽ là nghĩa vụ của người yêu cầu bảo hiểm mà ở phần 2.4.3.2 người viết sẽđề cập đến.

2.4.3 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khách.

Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian là bán sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ

khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ.

Sản phẩm trung gian do các doanh nghiệp lữ hành cung cấp: trong hoạt động này các đại lý không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà hoạt động như một đại diện bán sản phẩm du lịch của các nhà sản xuất khác. Các sản phẩm trung gian bao gồm:

đại lý đặt chỗ, bán vé máy bay và các phương tiện vận chuyển khác; dịch vụ môi giới cho thuê phương tiện vận chuyển; môi giới bán bảo hiểm du lịch; đăng ký, đặt chỗ và bán các chương trình du lịch; đăng ký, đặt chỗ trong khách sạn; tư vấn du lịch…

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong hợp đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước là bên yêu cầu bảo hiểm, là bên tham gia bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Bên tham gia bảo hiểm phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.94 Riêng đối với bên tham gia bảo hiểm là tổ chức ở đây là doanh nghiệp kinh doanh du lịch thì chỉ có tư cách pháp nhân về năng lực pháp luật.

Bên tham gia bảo hiểm phải có quan hệ với đối tượng bảo hiểm. Vì đối tượng

đồng bảo hiểm may rủi, luật không cho phép yêu cầu bảo hiểm cho những đối tượng không có mối quan hệ với đối tượng bảo hiểm chỉ vì hám lợi được bồi thường hoặc trong quá trình giao kết hợp đồng đối tượng bảo hiểm không tồn tại.95

Có sự thỏa thuận về nộp phí bảo hiểm. Tức là, bên tham gia bảo hiểm đã có sự

thỏa thuận đồng ý về những quy định liên quan đến đóng phí bảo hiểm.

Tại Việt Nam, dựa trên cơ sở phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, các doanh nghiệp lữ hành được chia làm hai loại là: doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa. Doanh nghiệp lữ hành nội địa chỉ được phép kinh doanh trên thị trường nội địa.96 Tại Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013, sửa

94

Xem Điều 14, 22, 23, 86, 91 Bộ luật Dân sự năm 2005.

95

Ths Võ Thị Pha: Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Nhà xuất bản Tài chính, 2005. Trang 88.

96

http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-mot-so-thuc-trang-va-giai-phap-thuc-day-hoat-dong-kinh-doanh-lu-hanh- noi-dia-tai-cong-ty-lu-hanh-hanoitourist-43387/. [Truy cập ngày 15/9/2014].

đổi, bổ sung một sốđiều của Nghịđịnh số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch năm 2005, có quy định tại khoản 1, Điều 12a, kinh doanh lữ hành nội địa được tách ra làm một ngành, nghề kinh doanh độc lập riêng so với Nghị định 92/2007/NĐ-CP, theo đó doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong hợp đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước

được xem là doanh nghiệp lữ hành du lịch nội địa là doanh nghiệp lữ hành du lịch có chức năng khai thác và tổ chức các chương trình du lịch trong nước và trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh du lịch sẽ ký hợp đồng bảo hiểm du lịch với doanh nghiệp du lịch và người tham gia khi đi du lịch sẽ mua bảo hiểm du lịch mà cụ thể là bảo hiểm khách du lịch trong nước thông qua doanh nghiệp kinh doanh du lịch, vì vậy doanh nghiệp kinh doanh du lịch vừa là trung gian bảo hiểm giữa khách du lịch với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, đồng thời là người trực tiếp bán bảo hiểm du lịch cho khách du lịch, để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp kinh doanh du lịch sẽđược người viết phân tích sau đây để tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ

của doanh nghiệp kinh doanh du lịch đối với khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch có những quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:

2.4.3.1 Quyền của doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Thực hiện hợp đồng bảo hiểm là quá trình các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm. Thực hiện, chỉ có một số quyền và nghĩa vụ được nêu cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm, còn phần lớn các quyền và nghĩa vụ cơ bản được theo quy định chung của Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010, trong hợp đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước, người tham gia bảo hiểm ởđây là doanh nghiệp kinh doanh du lịch có quyền:

Thứ nhất, doanh nghiệp kinh doanh du lịch có quyền lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm uy tín hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm,97 trong hợp

đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước việc mua bảo hiểm được xác lập trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, việc lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam nhằm thể hiện được quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm trong trường hợp khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì bên tham gia bảo hiểm mới được chi trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường tổn thất, đó là căn cứ thể hiện giá trị pháp lý trong hợp đồng bảo hiểm.

Thứ hai, doanh nghiệp kinh doanh du lịch có quyền yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm, việc yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thích về các điều kiện, điều khoản là điều cần thiết ,vì trong hợp đồng bảo hiểm các thuật ngữ pháp lý về bảo hiểm cũng như các điều kiện, điều khoản có thể người tham gia bảo hiểm khó nắm bắt và hiểu hết được, việc yêu cầu như vậy nhằm giúp cho người tham gia bảo hiểm hiểu rõ hơn và có lựa chọn gói dịch vụ bảo hiểm tốt hơn cho mình trong chuyến đi và tránh trường hợp bị nhầm lẫn.98 Việc yêu cầu cấp giấy chứng nhận hoặc đơn bảo hiểm của bên tham gia bảo hiểm để làm căn cứ pháp lý khi có sự

kiện bảo hiểm xảy ra để có thể xem xét trách nhiệm bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Thứ ba, bên tham gia bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp

đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền

đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; nếu có thiệt hại phát sinh do doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.99 Ngoài ra, bên tham gia bảo hiểm có quyền đơn phương

đình chỉ thực hiện hợp đồng khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sởđể tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm mà bên tham gia bảo hiểm yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp

đồng bảo hiểm và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu trên. Bên tham gia bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng trong trường hợp này nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.100 Do đó, việc doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh du lịch đó là một hành vi lừa dối khách hàng. Hậu quả pháp lý của hành vi lừa dối đó là hợp

đồng bảo hiểm vô hiệu và việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.101

Thứ tư, bên tham gia bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.102 Trong quá trình đi du lịch khách du lịch có thể gặp rủi ro do tai nạn, bệnh tật, do đó việc mua bảo hiểm khi đi du lịch là điều cần thiết để khách du lịch khi gặp rủi ro và có thểđược

98

http://baohiemquandoi.com/bao-hiem-khach-du-lich-trong-nuoc/209-noi-dung-co-ban-cua-mot-hop-dong- bao-hiem-du-lich.html. [ Truy cập 15/9/2014].

99

Khoản 3, Điều 19, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.

100

Khoản 1, Điều 20, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.

101Điều 22, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.

doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường đó là trách nhiệm và cũng là cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm phải làm đối với khách du lịch và sự kiện bảo hiểm mà khách du lịch gặp phải thuộc phạm vi trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp khách du lịch gặp tai nạn dẫn đến tử vong thì người thụ

hưởng sẽđược hưởng quyền lợi từ hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp nếu bất kỳ người thụ hưởng nào chết trước người được bảo hiểm, phần quyền lợi bảo hiểm của người

đó sẽ được trả cho chủ hợp đồng hoặc người thừa kế hợp pháp của hợp đồng.103 Nếu như khách du lịch bị ốm đau, bệnh tật do tai nạn thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm, ở đây khách du lịch vừa là người tham gia bảo hiểm cũng đồng thời là người được bảo hiểm hoặc cũng có thể là người được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm.

Thứ năm, doanh nghiệp kinh doanh du lịch có quyền chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.104

Chuyển nhượng hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước nói riêng là một trong những nội dung không thể thiếu được pháp luật điều chỉnh. Bản chất của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là việc một chủ thể khác sẽ thay thế vị trí pháp lý (kế thừa quyền và nghĩa vụ) của bên mua bảo hiểm trong hợp

đồng theo đó, người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua bảo hiểm mới để tiếp tục duy trì hợp đồng và hưởng các quyền lợi khác (nếu có) theo hợp đồng.

Theo sựđiều chỉnh của luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 thì hợp đồng bảo hiểm được phân thành ba loại là: hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Sự khác biệt căn bản nhất giữa các hợp đồng bảo hiểm này là đối tượng được bảo hiểm và quyền lợi có thể được bảo hiểm. Tại Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc chuyển nhượng từng loại hợp đồng bảo hiểm nói trên mà chỉ quy định chung việc chuyển nhượng tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm.105

Rõ ràng, quy định về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm tại Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010 còn quá chung chung và mới chỉ

dừng lại ở việc ghi nhận quyền của bên mua bảo hiểm trong việc chuyển nhượng hợp

đồng bảo hiểm cho người thứ ba và việc chuyển nhượng này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, mà chưa đề cập đến các vấn đề như: điều

103

Ths Võ Thị Pha: Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Nhà xuất bản Tài chính, 2005. Trang 49.

104Điểm đ, Khoản 1, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.

105 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

http://luatminhkhue.vn/bai-viet/bat-cap-trong-quy-dinh-ve-chuyen-nhuong-hop-dong-bao-hiem.aspx. [Truy cập ngày 11/11/2014].

kiện chuyển nhượng, thủ tục chuyển nhượng, quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong quan hệ chuyển nhượng; và hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm...106 Mặt khác, hợp đồng bảo hiểm con người trong bảo hiểm khách du lịch trong nước có sự khác biệt rất lớn vềđối tượng bảo hiểm, quyền lợi có thể được bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm so với hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

lại. Do đó, khi chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo quan điểm của người viết thì cần phải có sự đồng ý của người được bảo hiểm nhằm để tránh tình trạng trục lợi trong bảo hiểm sẽđược người viết trình bày ở chương tiếp theo.

2.4.3.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Những quyền mà người tham gia bảo hiểm có thể yêu cầu đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thì bên cạnh đó người tham gia bảo hiểm cũng cần phải thực hiện những nghĩa vụ cơ bản của mình với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm như sau:

Một là, bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụđóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm,107 việc bên tham gia nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng kỳ hạn và theo phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước là một điều kiện cơ bản quyết định hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Phí bảo hiểm có thểđóng một lần hay định kỳ, tuy nhiên đối với phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước thông thường được

đóng một lần, đa số các chuyến du lịch thường là ngắn ngày có khi vài ngày, thậm chí vài giờ. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thường yêu cầu người tham gia bảo hiểm thanh toán một lần. Trong trường hợp nộp phí chậm thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ấn định một thời gian cho người tham gia bảo hiểm đóng phí. Nếu như hết thời hạn đó mà người tham gia bảo hiểm không đúng phí thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt.

Hai là, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có nghĩa vụ phải kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Những thông báo này có liên quan đến việc quản lý hợp đồng, tăng phí hay giảm phí bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước, khi

Một phần của tài liệu bảo hiểm khách du lịch trong nước theo pháp luật việt nam (Trang 47)