8. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Điều kiện địa lý, dân tộc tác động đến việc tham gia BHYT của người dân xã
Nghiên cứu tại địa bàn xã Hua La chúng tôi nhằm mục đích hướng tới tìm hiểu thực trạng và các yếu tố tác động đến việc tham gia BHYT của người dân. Xã Hua La là một xã thuộc thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Xã Hua La (TP.Sơn La, tỉnh Sơn La) có 15 bản với 1752 hộ dân và 7397 nhân khẩu sinh sống. Xã có 5 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm đa số. Xã Hua La có diện tích 41,88 km², mật độ dân số đạt 149 người/km2.3
Về về vị trí địa lý: Xã Hua La là vùng lãnh thỗ thuộc vùng núi rộng, hiểm trở. Xã nằm trong vùng kaste hóa mạnh, địa hình chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, thế đất dốc dưới 250 chiếm tỷ lệ thấp. Một số khu vực có các phiêng bãi tương đối bằng phẳng thuận lợi
69
cho sản xuất nông nghiệp. Khí hậu thành phố chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông khô lạnh, ít mưa. Do địa hình nghiêng dốc, nên vào các tháng này thường có lũ lụt, đất bị rửa trôi mạnh, bạc màu nhanh. Với gió Tây khô nóng gây thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế đặc biệt sản xuất nông - lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Về yếu tố tôn giáo: Hua La là một xã gần 90% là người dân tộc, chính điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp sự phát triển chung của Sơn La nói chung và xã Hua La nói riêng. Đông nhất là dân tộc Thái các dân tộc còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Mỗi dân tộc vẫn giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hoá truyền thống, hoà nhập làm phong phú, đa dạng bản sắc dân tộc, bao gồm văn học nghệ thuật, lịch sử, tín ngưỡng. Tính dân tộc ở cộng đồng Xã Hua La cũng gây khó khăn trong việc đi lại của người dân, việc trồng trọt và chăn nuôi. Hơn thế, điều này cũng ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT của người dân. Yếu tố tôn giáo quyết định hành hi và ý thức tham gia BHYT của người dân. Xã Hua La là một xã đa số người dân thuộc dân tộc thiểu số chính điều này cũng gây khó khăn trong công tác tuyên truyền và tư vấn người dân tham gia BHYT của cán bộ tại địa bàn nghiên cứu.
Với đặc trưng là một xã miền núi nghèo, vùng núi hiểm trở, phương tiện đi lại khó khăn và đặc trưng là người mang văn hóa dân tộc, kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy:
Bảng 8: Thành phần dân tộc tại xã Hua La
Dân tộc Tần số (n) Tần suất (%)
Kinh 6 3,4
Khác 169 96,6
Tổng 175 100
Như vậy, theo kết quả nghiên cứu định lượng tại xã Hua La cho thấy, thành phần dân tộc chiếm tỷ lệ rất cao tại địa bàn chiếm 96,6%, chính yếu tố dân tộc là một trong những yếu tố tác động đến việc người dân có tham gia BHYT của người dân.
Ngoài ra, yếu tố giới tính cũng góp phần nhỏ vào tỷ lệ tham gia BHYT của người dân, kết quả nghiên cứu cho thấy:
70
Bảng 9: Tỷ lệ tham gia BHYT của nam và nữ (%)
Thông tin Nam giới Nữ giới Tổng Có tham gia BHYT 47,6 52,4 100 Không tham gia BHYT 72,2 27,8 100
Nghiên cứu với mẫu 175 người tại Hua La có 42 người tham gia BHYT và 133 người không tham gia BHYT. Trong tổng số người tham gia BHYT thì có 47,6% là nam giới, tỷ lệ này thấp hơn so với nữa giới chiếm 52,4%. Tuy nhiên trong tổng số người không tham gia BHYT thì có tới 72,2% lại là nam giới và tỷ lệ thấp 27,8% nữ giới tại địa bàn nghiên cứu. Điều này chứng tỏ yếu tố giới tính tác động đến việc tham gia BHYT của người dân xã Hua La.
Như vậy, giữa tỷ lệ tham gia BHYT và không tham gia BHYT có sự chênh lệch giữa nam và nữ giới. Tại địa bàn nghiên cứu tỷ lệ tham gia BHYT của nữ giới cao hơn so với nam giới. Kết quả nghiên cứu này, mở ra hướng nghiên cứu định hướng trong tương lai liên quan đến BHYT như: Nguyên nhân tỷ lệ nam giới tham gia BHYT cao hơn so với nữ giới và một số chủ đề liên quan đến BHYT.
3.4 Các yếu tố khác nhƣ: nguồn nƣớc
Bảng 10: Nguồn nước sinh hoạt (%) Nguồn nước dùng cho sinh hoạt
Tần suất (n) Tần số (%)
Nước máy 8 4,6
Nước giếng khoan 2 1,1
Nước giếng đào 150 85,7
Nước ao, hồ, sông, suối 4 2,3
Nước mưa 1 0,6
Nguồn nước khác 10 5,7
71
Xã Hua La là vùng lãnh thỗ thuộc vùng núi rộng, hiểm trở. Xã nằm trong vùng kaste hóa mạnh, thông thường chất này ngấm vào các nguồn nước đặc biệt là nguồn nước giếng người dân xã Hua La vẫn đang dùng cho sinh hoạt, là một trong những chất mà nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận cho người dùng. Chính điều này cũng ảnh hướng đến sức khỏe của người dân hiện tại và tương lai. Quan sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, bản thân nguồn nước giếng ở Hua La cũng bị ô nhiễm và người dân thường dùng nước mưa để nấu ăn nhưng vì nguồn nước mưa không đủ cung cấp sinh hoạt cho người dân nên người dân dùng nước giếng thay thế. Xét về tính chất độc hại của Kaste cho thấy ngoài việc gây sỏi thận, kaste còn là chất gây ung thư. Sự hình thành chất kaste hóa mạnh một phần được tạo ra từ địa hình chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo.
Kết quả nghiên cứu định lượng tại xã Hua La cho thấy, có 150 người trong tổng số 175 người chiếm 85,7% người dân hiện đang dùng nước giếng đào cho sinh hoạt. Đây là mối đe họa rất lớn tới sức khỏe người dân trong tương lai. Chính bản thân người dân cũng ngại khi dùng nguồn nước giếng đào tuy nhiên do khan hiếm nguồn nước và nguồn nước khác cũng ô nhiễm nên việc sử dụng nước mưa thay thế không đủ vì vậy người dân vẫn dùng nước giếng đào cho dù biết đó là nguồn nước không an toàn và đe dọa tới sức khỏe người dân.
“ Đây là nguồn nước mưa mấy hôm trước chị lấy được để dành nhưng không đủ để sinh hoạt nên chị dùng thêm nước giếng, nước giếng ở đây bẩn lắm, có màu đục, vàng, một phần tự nhiên và một phần do người dân thường xuyên phun thuốc diệt cỏ nên nguồn nước dễ bị hỏng” ( nữ, 45 tuổi, người tham gia BHYT tự nguyện tại Hua La. Nguồn nước là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe người dân, nguồn nước bị ô nhiễm là thảm họa cho người tiêu dùng. Thông thường, ở các khu công nghiệp ở nước ta hay các vùng xây dựng các khu chế phẩm thường gây ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước ngấm qua lòng đất, ngấm sâu vào nước giếng, ao hồ, trũng tạo thành nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm. Người dân dùng nguồn nước như vậy, hiện tại bị bệnh liên quan đến mắt, da như bệnh vẩy nến, bệnh
72
đau mắt hột, bệnh nhiễm âm đạo và các bệnh ngoài da khác. Và đặc biệt đó là nguồn sống cho các mầm bệnh hiểm nghèo ẩn chứa và sinh sôi. Nghiên cứu này, chúng tôi lo ngại và rất cần sự quan tâm của chính quyền, Đảng và Nhà nước cần quan tâm tới người dân xã Hua La nhiều hơn nữa không những trong lĩnh vực y tế mà đặc biệt về nước sạch và điện đường, trường, trạm.
Nghiên cứu về nghề nghiệp tại địa bàn cho thấy:
Bảng 11 : Nghề nghiệp của người dân xã Hua La Nghề nghiệp người dân xã Hua La
Tần số (n) Tần suất (%) Nông dân 154 88,0 Cán bộ hưu trí 3 1,7 Giáo viên 2 1,1 Bộ đội/công an 2 1,1 Kinh doanh/buôn bán 5 2,9 Cán bộ chính quyền/đoàn thể 2 1,1 Khác 7 4,0 Tổng 175 100,0
Thành phần chủ yếu tại địa bàn nghiên cứu là nông dân chiếm 88%. Với tỷ lệ nông dân cao và địa hình vùng núi rộng, hiểm trở, phương tiện đi lại khó khăn. Ngoài nông nghiệp người dân không có nghề phụ hay thu nhập nào khác. Nghề làm ruộng không đủ gạo để ăn, phải đi đong thêm gạo ví dụ như trường hợp nữ, 56 tuổi cho biết đi chợ mỗi lần bán được 20 bó rau, mỗi bó 1,000 và phải lấy số tiền đó để đong gạo. Qua bảng số liệu cũng cho thấy, nghề nghiệp chủ yếu của người dân là nông thôn chính điều này cũng là rào cản, thách thức rất lớn đối cán bộ xã, cán bộ làm công tác bán BHYT và ngay chính cho bản thân người dân.
3.5.Cơ sở vật chất tại các cơ sở y tế hiện nay tại xã Hua La.
Cơ sở vật chất cũng là một yếu tố nhỏ cũng có tác động trực tiếp và gián tiếp đến tỷ lệ tham gia BHYT tại địa bàn nghiên cứu. Theo đánh giá của người dân cơ sở vật chất ở tuyến trạm y tế xã Hua La:
73
Biểu đồ 12: Đánh giá của người dân về cơ sở vật chất tại trạm y tế xã Hua La hiện nay (%) Tốt 14% Bình thường 82% Không tốt 2% Không biết 2%
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân đánh giá về chất lượng cơ sở vật chất trạm y tế xã Hua La mức bình thường chiếm tỷ lệ rất cao 82%. Theo quan sát tại cơ sở trạm y tế xã Hua La cho thấy: về cơ bản trạm y tế được xây dựng theo kiểu nhà 1 tầng kiên cố với 1 dãy phòng gồm 6 phòng bao gồm cả phòng chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng làm việc của trạm trưởng trạm y tế. Tuy nhiên so với cơ sở vật chất ở tuyến tỉnh thì cơ sở vật chất tuyến tỉnh về cơ bản tốt hơn so với trạm y tế:
Biểu đồ 13: Đánh giá của người dân về cơ sở vật chất tại tuyến tỉnh (%)
Tốt 47% Bình thường 42% Không tốt 3% Không biết 8%
74
Cơ sở vật chất ở tuyến tỉnh về cơ bản được người dân đánh giá tốt chiếm tỷ lệ tương đối 47%. Điều này cho thấy, việc đầu tư quan tâm tới cơ sở hạ tầng phục vụ khám chữa bệnh của người dân xã Hua La được Chính quyền, Đảng và Nhà nước quan tâm. Chính điều này cũng ảnh hưởng đến việc chọn nơi khám chữa của người dân. Thông thường theo quy định, nếu khám chữa bệnh, người dân đi từ trạm y tế đến tuyến huyện và tỉnh rồi chuyển tuyến trung ương nhưng phải được giấy giới thiệu của cơ sở ban đầu. Nghiên cứu tại địa bàn cho thấy, đa số người dân khi gia đình ốm/đau/bệnh tật người dân thường khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh:
Biểu đồ 14: Việc lựa chọn nơi khám chữa bệnh của người dân (%)
Bệnh viện
trung ương tuyBệnh viến tỉệnhn
Trạm y tế xã/phường Bệnh viện tư nhân Tựmua thuốc 3,4% 78,3% 12,6% 1,1% 4,6%
Như vậy, việc người dân chọn khám chữa bệnh tuyến tỉnh chiếm tỷ lệ rất cao 78,3%. Về cơ bản cơ sở vật chất ở tuyến tỉnh tốt hơn so với trạm y tế cũng là yếu tố nhỏ tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc người dân chọn nơi khám chữa bệnh. Vậy nguyên nhân vì sao người dân chọn tuyến tỉnh để khám chữa bệnh. Vậy liệu cơ sở vật chất tác động đến việc tham gia BHYT của người dân, vậy liệu người dân đánh giá như thế nào về chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh cũng như các cơ sở khám chữa bệnh cơ sở khác như thế nào? Điều này được thể hiện qua bảng sau:
75
Bảng 12: Đánh giá của người dân về chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế Hua La (%) Các cơ sở y tế Tốt Bình thường Không tốt Không biết Tổng Trạm y tế xã 15,4 80,6 0,6 3,4 100 Trung tâm y tế quận/huyện 10,9 33,1 1,7 54,3 100 Bệnh viện quận/ huyện 10,9 32,6 1,7 54,9 100 Bệnh viện tỉnh 47,4 42,3 2,9 7,4 100 Bệnh viện trung ương 38,9 16,6 0,6 44 100
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, việc khám chữa bệnh tùy theo từng loại bệnh và tình trạng sức khỏe cũng như trang thiết bị của từng cơ sở việc khám bệnh cho một cá nhân khám BHYT được tiến hành tại cơ sở thấp nhất là trạm y tế; tuyến huyện, tới bệnh viện tỉnh và cuối cùng là bệnh viện trung ương. Về cơ bản tại địa bàn nghiên cứu người dân đánh giá khá cao về tuyến bệnh viện tỉnh và trung ương. Càng lên cao thì người dân càng đánh giá cao về chất lượng khám chữa bệnh. Người dân đánh giá tốt về chất lượng khám chữa bệnh ở trạm y tế chiếm 15,4% tuy nhiên ở bệnh viện tỉnh người dân lại đánh giá cao hơn trạm y tế xã gấp 3 lần chiếm 47,4% và tỷ lệ này cũng cấp xỉ ở bệnh viện trung ương là 38,9%.
Phỏng vấn sau cũng bàn về chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh cho biết: “Người ta học nhiều, đào tạo nhiều nên càng làm viện càng lớn thì người ta càng giỏi thì chất lượng khám chữa bệnh cũng tốt hơn ở trạm y tế. Mà ở trạm y tế nhỏ bé, không có cơ sở vật chất thì làm sao chất
76
lượng tốt được chứ” (Nam, 60 tuổi, tham gia BHYT bắt buộc ở xã Hua La)
Ý kiến trên cũng phản ánh được chất lượng khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh tốt hơn cũng một phần do trình độ tay nghề bác sỹ tốt, cơ sở vật chất khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh tốt hơn.
Như vậy, qua nghiên định tính và định lượng lần nữa khẳng định người dân đánh giá chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh tốt hơn các cơ sở khám chữa bệnh khác. Đó cũng là lý do khiến tỷ lệ chọn khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh cao hơn. Điều này được thể hiện rõ qua số liệu sau:
Biểu đồ 15: Nguyên nhân người dân chọn tuyến tỉnh để khám chữa bệnh (%)
Có thẻBHYT Chất lượng khám chữa bệnh tốt Thái độ phục vụ tốt Thủ tục đơn giản Chi phí hlý ợp Tiết kiệm thời gian 16,6% 33,1% 14,3% 6,3% 10,3% 7,4% 83,4 % 66,9% 85,7% 93,7% 89,7% 92,6% Có (%) Không (%)
Xét thấy, người dân có nhiều lý do để lựa chọn khám chữa bệnh tuyến tỉnh tuy nhiên tỷ lệ người dân đánh giá về chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh tốt chỉ chiếm 33,1%; thái độ phục vụ tốt chỉ chiếm 6,3% và người dân cũng cho rằng việc khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh chi phí hợp lý chỉ chiếm 10,3% và tiết kiệm thời gian chỉ chiếm 7,4%. Thực tế cho thấy, dù người dân chọn tuyến tỉnh khám nhưng không có nghĩa người dân đánh giá cao về các lý do khiến người dân chọn tuyến tỉnh. Điều này cũng phản ánh một thực trạng người dân hiện nay như việc khám
77
bệnh bằng thẻ BHYT hay dịch vụ thì thủ tục vẫn như nhau. Tuy nhiên nếu khám chữa bệnh theo BHYT thì mất nhiều thời gian hơn và thái độ phục vụ của cán bộ y tế không niềm nở, nhiệt tình như so với khám dịch vụ.
Như vậy, cơ sở vật chất tại các cơ sở khám chữa bệnh ở xã Hua La khác so với các cơ sở khám chữa bệnh ở huyện, tỉnh và trung ương. Nghiên cứu cho thấy: cơ sở vật chất có tác động đến việc lựa chọn tuyến khám chữa bệnh của người dân. Đa số khi khám chữa bệnh người dân chọn tuyến tỉnh để khám.
Xuất phát từ mục tiêu và hiệu quả của BHYT mang lại, tại địa bàn nghiên cứu chúng tôi cũng thu được kết quả như sau: Nghiên cứu đối với những người tham gia BHYT cho thấy, lợi ích mà thẻ BHYT mang lại:
Biều đồ 16: Tỷ lệ người dân hiểu biết về lợi ích của người tham gia BHYT (%)
Tiết kiệm tài chính khi ốm đau
Chia sẻ rủi ro với
cộng đồng xã hội Schính bựquan tâm cho ản thân
71,4%
26,2%
47,6%
Dựa vào biểu đồ cho thấy, lợi ích mà thẻ BHYT mang lại là rất lớn, góp phần vào xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và tiến bộ. Tiết kiệm tài chính khi ốm đau chiếm 71,4% lượt trả lời; tỷ lệ này tương đồng với chia sẻ rủi ro