Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân xã Hua La, Thành phố Sơn La (Trang 34)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Địa bàn nghiên cứu

Xã Hua La là một xã thuộc thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Xã Hua La (TP.Sơn La, tỉnh Sơn La) có 15 bản với 1752 hộ dân và 7397 nhân khẩu sinh sống. Xã có 5 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm đa số. Xã Hua La có diện tích 41,88 km², mật độ dân số đạt 149 người/km1. ( Báo cáo của chính quyền đia phương)

28

Về vị trí địa lý: Xã Hua La là vùng lãnh thỗ thuộc vùng núi rộng, hiểm trở. Xã nằm trong vùng kaste hóa mạnh, thông thường chất này ngấm vào các nguồn nước đặc biệt là nguồn nước giếng người dân xã Hua La vẫn đang dùng cho sinh hoạt, là một trong những chất mà nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận cho người dùng. Chính điều này cũng ảnh hướng đến sức khỏe của người dân hiện tại và tương lai. Quan sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, bản thân nguồn nước giếng ở Hua La cũng bị ô nhiễm và người dân thường dùng nước mưa để nấu ăn nhưng vì nguồn nước mưa không đủ cung cấp sinh hoạt cho người dân nên người dân dùng nước giếng thay thế. Xét về tính chất độc hại của Kaste cho thấy ngoài việc gây sỏi thận điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân. Sự hình thành chất kaste hóa mạnh một phần được tạo ra từ địa hình chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, thế đất dốc dưới 250 chiếm tỷ lệ thấp. Khí hậu thành phố chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông khô lạnh, ít mưa. Do địa hình nghiêng dốc, nên vào các tháng này thường có lũ lụt, đất bị rửa trôi mạnh, bạc màu nhanh. Với gió Tây khô nóng gây thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế đặc biệt sản xuất nông - lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Về kinh tế: Xã Hua La là một xã thuộc thành phố Sơn La, trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên hệ thống trường học, trạm y tế, đường, điện đã mở rộng

Về văn hóa – xã hội: An ninh trật tự, trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, có điểm bưu điện văn hóa xã, bê tông hóa được 950m đường trục bản, cứng hóa được hơn 4km đường lên nương và giải cấp phối đường bản Nẹ Nưa được 3km đường trục bản. Hiện xã đang triển khai rải cấp phối đường trục bản 1,5km tại bản San và cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa bản Lụa.

Về yếu tố dân tộc: Hua La là một xã gần 90% là người dân tộc Thái, chính điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp sự phát triển chung của Sơn La nói chung và xã Hua La nói riêng. Đông nhất là dân tộc Thái các dân tộc còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Mỗi dân tộc vẫn giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hoá truyền

29

thống, hoà nhập làm phong phú, đa dạng bản sắc dân tộc, bao gồm văn học nghệ thuật, lịch sử, tín ngưỡng. Tính dân tộc ở cộng đồng Xã Hua La cũng gây khó khăn trong việc đi lại của người dân, việc trồng trọt và chăn nuôi. Hơn thế, điều này cũng ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT của người dân. Yếu tố tôn giáo quyết định hành vi và ý thức tham gia BHYT của người dân. Xã Hua La là một xã đa số người dân thuộc dân tộc thiểu số chính điều này cũng gây khó khăn trong công tác tuyên truyền và tư vấn người dân tham gia BHYT của cán bộ tại địa bàn nghiên cứu.

Giáo dục: Số trường họcbậc mầm non, tiểu học và THCS xã Hua La còn hạn chế. Ngoài việc còn phải học trong những phòng tạm, tranh tre thì con đường đến trường của thầy trò nơi đây cực kỳ vất vả, nhất là sau mỗi trận mưa do hệ thống đường khó khăn. Chính vì vậy, vấn đề giáo dục đang là vấn đề nan giải ở xã Hua La.

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Xã Hua La nằm cách thành phố Sơn La gần 5 km nhưng hiện nay hầu hết người dân ở xã Hua La đều không có nguồn nước sạch để dùng. Hiện nguồn nước duy nhất của người dân nơi đây là lấy nước từ các “ mó nước” ở trên núi xuống hoặc sử dụng nước giếng. Tuy nhiên, các nguồn nước này đang ngày càng trở nên khan hiếm và ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Theo phản ánh của người dân xã Hua La, mặc dù chưa đến mùa khô nhưng hiện nay hai nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt là các mó nước ở trên núi và giếng nước đã dần cạn kiệt, người dân phải sử dụng nguồn nước hết sức tiết kiệm. Điều đáng nói là các nguồn nước này lại ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Xã Hua La có 15 bản thì mới chỉ có 3 bản được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, còn lại các bản khác, thậm chí cả khu trung tâm xã, trạm y tế xã, các trường học đều phải sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Do nước giếng ngày càng bị ô nhiễm bởi các loại hóa chất do người dân ở địa phương dung nhiều thuốc sâu diệt cỏ nên nguồn nước giếng, song cũng bị nhiễm độc nên nhiều người đã không sử dụng nước giếng để ăn uống tuy nhiên cho sinh hoạt thì vẫn dùng vì người dân bị thiếu nguồn nước sạch. Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi phát hiện tại địa bàn nghiên cứu người dân đa số dùng nước mưa để chỉ uống và nấu thức ăn còn sinh hoạt thì dùng các nguồn nước

30

khác. Những hộ gia đình dùng nước giếng để sinh hoat cho dù người dân vẫn biết nước giếng tại địa bàn cũng bị nhiễm độc. Chính vì vậy, việc tham gia và sử dụng thẻ BHYT của người dân lại vô cùng quan trọng hơn bao giờ hết.

Nghiên cứu đề tài này tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, vấn đề về sức khỏe đang là vấn đề cần quan tâm hơn bao giờ hết đặc biệt ở xã còn khó khăn như Hua La. Nhưng với đặc thù là vùng kinh tế khó, địa hình hiểm trở, văn hóa và dân tộc trở thành thách thức và rào cản trong việc tiếp cận BHYT của người dân tại địa bàn nghiên cứu.

31

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƢỜI DÂN XÃ HUA LA

2.1. Nhu cầu tham gia BHYT của ngƣời dân xã Hua La

Nghiên cứu về nhu cầu tham gia BHYT của cộng đồng hiện nay là một vấn đề có vai trò quan trọng bởi kết quả nghiên cứu phản ánh được tỷ lệ tham gia BHYT của người dân. Đồng thời qua kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách BHYT thể hiện tính hiệu quả cũng như những hạn chế để Nhà nước và các cơ quan chức năng có được những cơ sở khoa học để tiếp tục phát triển và mở rộng chính sách đối với toàn dân một cách có hiệu quả.

Ở nước ta, trong những năm qua, tỷ lệ người tham gia BHYT ngày càng tăng “2008 tỷ lệ dân số Việt Nam tham gia BHYT đạt 47,1%; năm 2009 là 58,2%; diện bao phủ BHYT ở nước ta năm 2010 là 58,5%. Năm 2012 có 59,4% và năm 2013 tỷ lệ tham gia BHYT nước ta là 63,6% [2]

Kết quả trên chứng tỏ Đảng và Nhà nước đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc triển khai các loại hình BHYT ở nước ta. Tuy nhiên, nhu cầu thực tế trong xã hội luôn luôn biến đổi đòi hỏi Nhà nước cũng như các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu để bổ sung chính sách sao cho phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tiễn của xã hội và Hua La cũng là một xã nằm trong thực tiễn đó.

Nghiên cứu này chúng tôi cũng hướng tới tìm hiểu nhu cầu tham gia BHYT của người dân tại địa bàn nghiên cứu để đưa ra những chính sách phù hợp với đặc trưng xã Hua La nhằm có những chính sách bổ sung kịp thời với điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa tại địa bàn. Tìm hiểu về nhu cầu tham gia BHYT của người dân địa bàn nghiên cứu trước hết cần xem xét BHYT cần thiết đối với người dân Hua La như thế nào. Đo mức độ cần thiết của BHYT đối với người dân nông thôn, tác giả đưa ra thang đo với 4 mức độ cần thiết khác nhau được trình bày qua biểu đồ sau:

32

26%

59,5%

2,3% 12,1%

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Không biết

Qua kết quả nghiên cứu tại địa bàn xã Hua La cho thấy: Trong tổng số 175 người được điều tra cho biết người dân có nhu cầu có thẻ BHYT là rất cao chiếm 86% trong đó gần 60% trong tổng số người tham gia BHYT là cần thiết, tỷ lệ rất cần thiết chiếm 26% và tỷ lệ rất nhỏ cho rằng thẻ bảo hiểm không cần thiết chỉ chiếm 2,3%.

So sánh với kết quả nghiên cứu định lượng của Nghiêm Xuân Nam tại Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội cho thấy có tới “68,5% cho rằng BHYT hiện nay rất cần thiết đối với người dân nông thôn, cần thiết chiếm 15%” [16].

Như vậy, việc cần thiết tham gia BHYT tại Yên Thường (chiếm 83,5%) và Hua La (chiếm 86%) xấp xỉ như nhau tuy nhiên khác nhau về mức độ. Ở Yên Thường tỷ lệ rất cần thiết chiếm 68,5% còn xã Hua La chiếm 26% cho rằng rất cần thiết.

Yên Thường thuộc vùng Hà Nội vì vậy về phương tiện đi lại khám chữa bệnh thuận tiện còn xã Hua La với địa hình khó khăn, vùng núi hiểm trở việc tham gia BHYT đã khó khăn, việc đi lại để khám chữa bệnh bằng BHYT lại càng khó khăn hơn. Hiện nay trong lĩnh vực khám chữa bệnh ở các cơ sở khám bệnh ở nước ta có tình trạng người dân thành thị tham gia BHYT và khi khám bệnh họ khám bằng thẻ

33

BHYT nhưng một số người chỉ dùng kết quả xét nghiệm, lâm sàng của bệnh viện và họ không dùng thuốc được cấp theo BHYT. Vì thực tế cho thấy, cho dù khám bệnh theo BHYT hay dịch vụ thì các bác sỹ vẫn cho kết quả xét nghiệm như nhau. Trang thiết bị, kỹ thuật khám BHYT hay khám dịch vụ về cơ bản như nhau chính điều này cũng thu hút tham gia BHYT của người dân đô thị vẫn chiếm tỷ lệ cao như hiện nay là điều dễ hiểu.

Như vậy giữa 2 nghiên cứu có sự tương đồng về nhu cầu tham gia BHYT của người dân, điều này cho thấy việc Đảng và Nhà nước tăng cường công tác mở rộng và đầu tư chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở nước ta là chính sách phù hợp và mang ý nghĩa nhân văn, tiến bộ xã hội. Mặt khác, nghiên cứu này cũng thể hiện mong muốn của những người làm công tác tuyên truyền BHYT và cán bộ y tế trong việc nâng cao sức khỏe và nhận thức khám chữa bệnh cho người dân địa phương.

Kết quả nghiên cứu định lượng tại xã Hua La cũng cho thấy, người dân đánh giá khá cao về tầm quan trọng của thẻ BHYT. Áp dụng lý thuyết nhu cầu Maslow vào đề tài cho thấy, vấn đề sức khỏe đối với mỗi cá nhân con người là rất quan trọng bởi không chỉ nó liên quan đến khả năng sống như đi lại, làm việc mà còn liên quan đến thu nhập, tâm lý, khả năng phát triển. Do vậy một trong những nhu cầu cần thiết của mỗi con người là được chăm sóc sức khỏe – y tế. Chính vì vậy, cho dù điều kiện kinh tế khó khăn nhưng có một số người dân vẫn tham gia BHYT vì họ ý thức đặt nhu cầu chăm sóc sức khỏe là nhu cầu thiết yếu và cần phải có. Ví dụ như đối tượng phỏng vấn sau:

“Với điều kiện khó khăn như tôi, việc mua BHYT rất cần, chẳng may mình có việc gì mà không đóng BHYT thì tiền đâu, bán nhà cũng không giải quyết được” (Nữ, 45 tuổi, người tham gia BHYT tự nguyện xã Hua La)

Ý kiến trên phản ánh thức tế, những đối tượng tham gia BHYT cũng đã ý thức được nhu cầu an toàn của bản thân. Cho dù điều kiện kinh tế khó khăn nhưng đối tượng vẫn xem nhu cầu trước mắt phải đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân cả

34

hiện tại và tương lai. Người dân đã phòng bị và mong muốn tránh được những tình huống, trường hợp rủi ro có khả năng xảy ra trong cuộc sống.

Không chỉ nam giới mà nữ giới cũng ý thức được việc tham gia BHYT:

“ Chú cần BHYT, không có BHYT đau ốm khổ lắm” (Nam, tuổi, 52 tuổi, tham gia BHYT tự nguyện xã Hua La)

Tuy nhiên không phải bất cứ ai và bất cứ đối tượng nào và bất cứ lúc nào cũng vượt qua khó khăn về kinh tế để tham gia BHYT ví dụ đối tượng 22 tuổi sau:

“Em cũng nghe mấy anh cán bộ BHYT bảo BHYT khám tốt, em cũng cần có thẻ nhưng em không có tiền và đi lại khám bệnh ở tỉnh khó khăn, đi xa lắm” (Nữ, 22 tuổi, không tham gia BHYT)

Một trong những nguyên nhân và cũng là khó khăn trong việc người dân không tham gia BHYT là phương tiện đi lại khó khăn và không có điều kiện kinh tế để tham gia BHHYT cho dù người dân vẫn có nhu cầu tham gia.

Không chỉ người tham gia BHYT mà cả những người không tham gia BHYT và cả cán bộ y tế, cán bộ làm công tác tuyên truyền cũng có cho biết nhu cầu tham BHYT:

“BHYT là cần thiết chẳng qua người dân không có tiền thì chịu. Giả sử ốm đâu người ta ra trạm xá khám mà không mất tiền thì BHYT nào chẳng cần thiết, người dân cũng muốn mua” (Nữ, 47 tuổi, Trạm trưởng trạm y tế xã Hua La)

Ý kiến của cán bộ y tế cũng phản ánh nguyện vọng của người dân trong việc tham gia BHYT. Người dân cần và có nhu cầu tham gia BHYT tuy nhiên do điều kiện kinh tế khó khăn nên người dân không thể tham gia BHYT.

Như vậy, BHYT là cần thiết đối với người dân xã Hua La tuy nhiên người dân thật sự có tham gia BHYT hay không. Trong bối cảnh nhu cầu tham gia BHYT tại Hua La cao như vậy, tỷ lệ người dân thực sự tham gia BHYT là như thế nào. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tham gia BHYT của người dân xã Hua La dưới sẽ thể hiện rõ điều đó.

35

Bảng 3: Tỷ lệ tham gia BHYT

Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Tham gia BHYT 42 24,0

Không tham gia BHYT 133 76,0

Tổng số 175 100,0

Tìm hiểu về tỷ lệ tham gia BHYT của người dân xã Hua La, kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số 175 đối tượng nghiên cứu chỉ có 42 người tham gia BHYT đồng nghĩa với việc chỉ có 24% người dân tham gia BHYT tại xã Hua La. Tỷ lệ người dân không tham gia BHYT lớn gấp 3 lần so với người tham gia BHYT chiếm 76%. Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy, người dân xã Hua La có nhu cầu tham gia BHYT rất cao chiếm 86% nhưng tỷ lệ tham gia BHYT là 24%. Điều này cho thấy có sự chênh lệch giữa nhận thức người dân về BHYT và hành vi tham gia BHYT của người dân xã Hua La. Vậy có những rào cản nào tác động đến việc tham gia BHYT của người dân, điều này làm rõ ở chương 3.

Để đánh giá khách quan về tỷ lệ tham gia BHYT ở xã Hua La cao hay thấp so với mặt bằng chung của cả nước nghiên cứu này so sánh với một số nghiên cứu khác tiến hành ở một số tỉnh của nước ta và kết quả thu được như sau:

So sánh với Tam Quang, Nghệ An nghiên cứu của Lương Quỳnh Trang năm 2012 cho thấy có “6967/7162 người ở xã Tam Quang tham gia BHYT đạt 97,6%” [15].

Như vậy, tỷ lệ tham gia BHYT xã Hua La thấp hơn 4 lần so với tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở xã Tam Quang, Nghệ An.

Như vậy xét về phạm vi địa lý, xã Hua La tỷ lệ tham gia BHYT không những thấp hơn Yên Thường hơn 3,2 lần mà còn thấp hơn so với Tam Quang, Nghệ An.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân xã Hua La, Thành phố Sơn La (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)