Lý thuyết về thứ bậc nhu cầu Maslow

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân xã Hua La, Thành phố Sơn La (Trang 32)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2.Lý thuyết về thứ bậc nhu cầu Maslow

Một trong hai lý thuyết mà đề tài sử dụng để phân tích, lý giải thực trạng và các yếu tố tác động đến việc tham gia BHYT của người dân xã Hua La là “thuyết nhu cầu” của Maslow. “Theo lý thuyết của ông thì nhu cầu của con người hình thành taọ nên một hệ thống và có thứ bậc từ nhu cầu đơn giản đến nhu cầu cao nhất như nhu cầu: ăn ở, mặc đi lại, cho đến nhu cầu tự khằng định mình và được người khác thừa nhận” [33]. Hệ thống đó được trình bày như sau:

26

Hình 1. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow

Nhu cầu tự khẳng định

Nhu cầu tôn trọng:

tôn trọng tuổi tác, nghề, uy tín…

Nhu cầu giao tiếp:

(Nhu cầu xã hội:liên doanh, liên kết)

Nhu cầu an toàn: môi trường không độc hại..

Nhu cầu sinh lý: ăn, mặc, ở, đi lại

Nhu cầu sinh lý: các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại.

Nhu cầu an toàn: môi trường làm việc không độc hại, không bị nguy hiểm Nhu cầu được giao tiếp: liên kết, liên doanh với xã hội, với người khác

Nhu cầu tôn trọng: được người khác tôn trọng tuổi, tác, địa vị, được người khác biết đến, được tán thành

Nhu cầu khẳng định: Nhu cầu được hoàn thiện, được khẳng định và thừa nhận. Theo Maslow, tầm quan trọng của các nhu cầu được được sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên theo thang nhu cầu: từ mức thấp nhất đến mức thứ năm.

Vấn đề sức khỏe của mỗi cá nhân con người là rất quan trọng bởi nó không chỉ liên quan đến khả năng sống như đi lại, làm việc mà còn liên quan đến thu nhập,

27

tâm lý, khả năng phát triển và sự thành công của từng cá nhân. Do vậy một trong những nhu cầu cần thiết của con người là nhu cầu chăm sóc sức khỏe – y tế. Tuy nhiên không phải ai, bất cứ lúc nào cũng đủ điều kiện để được chăm sóc một cách tốt nhất. Trong xã hội còn không ít những người không có khả năng chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà họ cần đến sự giúp đỡ của cộng đồng, Nhà nước và các tổ chức xã hội. Chính vì vậy, BHYT là một trong những hình thức hiệu quả giúp đỡ các thành viên của cộng đồng tránh được những rủi ro về sức khỏe và tài chính.

Xã Hua La với đặc trưng là vùng núi hiểm trở, phương tiện đi lại khó khăn, tình hình văn hóa, xã hội còn chưa phát triển thì tất yếu việc tham gia BHYT của người dân chưa phải là nhu cầu hàng đầu và thiết yếu.

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi áp dụng lý thuyết để cho rằng nhu cầu con người được tạo nên một hệ thống và có thứ bậc, từ nhu cầu đơn giản như ăn ở, mặc, đi lại cho đến nhu cầu tự khẳng định mình và được người khác thừa nhận. Lý thuyết này cũng cho thấy, có những đối tượng nghiên cứu cho dù điều kiện khó khăn nhưng người dân vẫn tham gia BHYT đó cũng là một sự nổ lực trong công tác chăm sóc sức khỏe cũng như bản thân người tham gia BHYT đã ý thức được những rủi ro và bệnh tật mà họ có thể mắc phải. Vấn đề sức khỏe đối với mỗi cá nhân con người là quan trọng bởi nó không đơn thuần liên quan đến việc đi lại, làm việc mà còn liên quan đến thu nhập, tâm lý, khả năng phát triển. Do vậy, một trong những nhu cầu cần thiết của con người là được chăm sóc sức khỏe – y tế. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để tham gia y tế trong khi chi phí ăn ở, đi lại, sinh hoạt của người dân vẫn còn thiếu thốn. Vì vậy, sự lựa chọn tham gia BHYT thể hiện một phần nhu cầu không nhỏ của người dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân xã Hua La, Thành phố Sơn La (Trang 32)