Phương pháp phân tích tài liệu

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân xã Hua La, Thành phố Sơn La (Trang 54)

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1.Phương pháp phân tích tài liệu

23,8% 7,1% 14,3% 14,3% 2,4% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Chính quyền địa phương Đại lý bán thẻ BHYT tại phường/xã Nhờ người thân Tại cơ quan, đơn vị lao động Tại cơ quan BHXH Quận/Huyên

Khác

Nguồn thông tin người dân nghe nói về BHYT có ý nghĩa rất quan trọng quyết định trực tiếp và gián tiếp trong việc tham gia BHYT của người dân tại địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu tại địa bàn cho thấy nguồn thông tin người dân nghe nói về BHYT đa dạng và phong phú. Trong các nguồn thông tin người dân nghe nói về BHYT tại địa bàn nghiên cứu tỷ lệ chiếm 38% nguồn từ chính quyền địa phương. Đại lý bán thẻ BHYT tại phường/xã chiếm 23,8% và tỷ lệ thấp nhất là các nguồn khác chiếm 2,4%.

So sánh kết quả nghiên cứu này với nghiên cứu tại xã Yên Thường, Gia Lâm cho thấy, nguồn thông tin từ đài, báo, truyền hình đạt hiệu quả rất cao “chiếm 63,6%” [16]. Nghiên cứu của Lương Quỳnh Trang tại Tam Chương cho thấy người dân tại địa bàn nghiên cứu đã phát huy rất tốt các phương tiện truyền thông và tỷ lệ này chiếm rất cao 71,4%. Lý giải điều này người dân cho biết do người dân hàng ngày theo dõi thông tin qua các kênh truyền thông, hộ nào cũng có ti vi thì có đài,

48

báo [15]. So với Hua La tỷ lệ nguồn thông tin BHYT biết được qua các phương tiện truyền thông như đài báo, ti vi nằm trong khoảng khác chiếm 2,4%. Điều này cho thấy, địa bàn cư trú có tác động rất lớn đến nguồn thông tin về BHYT của người dân. Qua đây, phản ánh một thực tế rằng: Xã Hua La là một xã thuộc vùng núi rộng hiểm trở, địa hình phức tạp, phương tiện đi lại khó khăn chính điều này cũng ảnh hưởng tới việc tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi. Có những trường hợp gia đình có ti vi hay đài nhưng khả năng bắt sóng kém dẫn đến việc tiếp cận nguồn thông tin BHYT qua nguồn này trở thành rào cản và thách thức cho người dân xã nói riêng và cán bộ làm công tác tuyên truyền nói chung. Nghiên cứu tại địa bàn cho thấy, tỷ lệ người dân có điện thoại, ti vi, truyền hình cáp, sách báo tại Hua La chỉ có 9,7% tỷ lệ rất thấp. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, tỷ lệ người dân không có điện thoại, ti vi, truyền hình cáp, sách, báo tại địa bàn chiếm tỷ lệ rất cao 90,3%. Điều này phản ánh một thực tế rằng: về phương tiện truyền thông tại xã Hua La rất thiếu thốn và nghèo nàn. Phương tiện truyền thông đại chúng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm giúp người dân có thể hiểu được rõ bản chất, mục đích cũng như ý nghĩa của việc tham gia BHYT cũng như các lĩnh vực khác trong đời sống. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu một lần nữa cho thấy phương tiện truyền thông đại chúng tại địa bàn nghiên cứu có nhiều hạn chế. Điều này trở thành rào cản, thách thức rất lớn cho người dân. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng có ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT của người dân tại địa phương. Đài truyền thanh xã cũng là công cụ quan trọng đối với chính quyền địa phương trong việc tuyền tải thông tin đến từng người dân tuy nhiên tại chính quyền địa phương công tác này còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

Như vậy, qua nghiên cứu định lượng và định tính chúng tôi đã tìm ra nguyên nhân vì sao người dân ở đây ai cũng biết về BHYT và ai cũng biết nguồn tham gia BHYT một phần nguyên nhân chính là do trước đó cách đây 6 năm 100% người dân xã Hua La được tham gia BHYT toàn dân mà không phải mất tiền. Đây là một trong cách chính sách áp dụng cho vùng dân tộc nghèo, dân tộc thiểu số có ý nghĩa rất lớn trong công tác chăm sóc chữa bệnh cho người dân. Chính điều này đã tạo

49

điều kiện cho người dân xã Hua La am hiểu về bảo hiểm y tế, các thông tin cơ bản, nội dung và hình thức khám chữa bệnh. Khi bảo hiểm y tế toàn dân không còn được áp dụng tại địa bàn thì người dân cũng biết BHYT thay thế. Về cơ bản BHYT và BHYT toàn dân cũng có ý nghĩa, nội dung như các loại BHYT nói chung.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu định lượng và định tính về nguồn tham gia và sự hiểu biết về BHYT, 100% người dân đều nghe nói và biết về BHYT nhưng tỷ lệ người dân tham gia BHYT tại địa bàn còn thấp. Chính kết quả này cũng phản ánh thực tế điều kiện kinh tế của người dân và cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo cho các đề tài khác liên quan trong tương lai.

Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy:

“Ở đây, chúng tôi không có tivi hay các thiết bị hiện đại như ở Hà Nội, dân nghèo làm gì có. Có người mua về bắt sóng kém thế được vài hôm là hỏng nên không ai mua ti vi đâu” (Nam, 56 tuổi, người tham gia BHYT tự nguyện xã HuaLa)

Theo ý kiến trên cho thấy, địa bàn cư trú cũng ảnh hưởng đến việc tiếp cận các phương tiện truyền thông của người dân. Xã Hua La với đặc trưng là vùng núi hiểm trở, phương tiện đi lại khó khăn, vùng phủ sóng kém vì vậy một số người dân đã mua Ti vi hay đài tuy nhiên do độ phù, tần sóng kém vì vậy các phương tiện chỉ dùng vài lần là không bắt được sóng hay bắt sóng không đều chính điều này ảnh hưởng đến tâm lý của người dân vì vậy người dân tuyền miệng nhau và cuối cùng tỷ lệ người dân có ti vi, đài để dùng tại địa bàn là rất ít.

Nghiên cứu đối tượng 22 tuổi cho biết :

“Em biết nguồn thông tin này không phải qua Tivi hay đài báo mà từ mấy người bán BHYT ở xã nói miệng” (Nam, 22 tuổi, người không tham gia BHYT xã Hua La)

Ý kiến trên cũng cho thấy, công tác tuyên truyền BHYT qua các nguồn thông tin địa chúng tại địa bàn nghiên cứu gặp còn nhiều khó khăn một phần do bản chất địa hình của xã Hua La. Hình thức tuyền miệng thông tin cho nhau nghe cũng phát huy được hiệu quả trong việc tiếp cận nguồn BHYT.

50

“Chú tham gia BHYT nhiều năm nên khi nào hết hạn BHYT là đi mua tiếp, đến xã lúc nào người ta cũng bán. Nếu người ta không nhắc nhở chú cũng tự giác đi mua” (Nam, 52 tuổi, người tham gia BHYT tự nguyện tại xã Hua La)

Điều này cũng phản ánh một thực tế, đối với người tham gia BHYT thì người dân hầu như không cần có sự tuyên tuyền của người bán BHYT thì người dân cũng ý thức được địa điểm mua, thời gian mua BHYT.

Ghi nhận ở khía cạnh khác chúng tôi thấy:

“Em cũng nghe BHYT một vài lần, có lần có người bảo em mua nhưng em không mua (BHYT) nên từ đó ít khi người ta bảo em mua”( Nam, 22 tuổi, người không tham gia BHYT)

Ý kiến trên cho thấy, cán bộ xã bán BHYT có tác động rất lớn tới tỷ lệ tham gia BHYT của người dân. Tuy nhiên, tại địa bàn nghiên cứu kết quả trên cũng cho thấy cán bộ làm công tác tuyên truyền vẫn còn tồn tại hạn chế. Ví dụ cán bộ tuyên truyền cho người dân 1 vài lần nhưng tại thời điểm đó người dân chưa có điều kiện tham gia hoặc không tham gia nên cán bộ cũng để như thế không thuyết phục hay nổ lực những lần tiếp theo để giúp người dân hiểu rõ bản chất BHYT để tham gia BHYT như trường hợp trên.

Một trong những hình thức tuyên truyền BHYT tại địa bàn Hua La là truyền miệng, ý kiến sau cho biết:

“Một phần những ai đóng BHYT mà đi khám hay nằm viện thì truyền miệng cho nhau. Người này thấy BHYT nó có lợi nên cố để mua nhưng những trường hợp như thế cũng không nhiều đâu. Ở đây ai hay mua BHYT thì lại mua còn ai chưa mua thì cũng nhờ tác động thấy mọi người xung quanh ốm đau rồi thấy hiện quả tác dụng thẻ BHYT rồi mới mua” (nữ, 35 tuổi, cán bộ y tế xã Hua La)

Thực tế này, phản ánh thực trạng một số cán bộ làm công tác tuyên truyền bán thẻ BHYT đã không phát huy hết khả năng trong việc giúp người dân tham gia BHYT. Thực tế, cán bộ bán thẻ BHYT tuyên truyền 1 lần hoặc 2 lần/năm rồi không chủ động để tuyên truyền thường xuyên cho người dân. Tình trạng người cán bộ nói còn người dân tham gia hay không là tùy người dân. Chính cán bộ bán thẻ BHYT

51

cũng chưa tâm huyết hay nhiệt tình để làm tốt công việc của mình. Điều này cũng góp phần rất lớn đến tỷ lệ tham gia BHYT của người dân.

2.5. Mức độ sử dụng thẻ BHYT của ngƣời dân Hua La.

Biểu đồ 5: Mức độ người dân sử dụng thẻ BHYT (%)

Rât thường xuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thường xuyên Không thường xuyên Rất không thường xuyên chưa cần sử dụng 34,1% 24,4% 36,6% 2,4% 2,4%

Qua kết quả nghiên cứu tại địa bàn, cho thấy: Mức độ sử dụng thẻ BHYT của người dân khá cao chiếm 70% trong đó 34,1% người dân rất thường xuyên sử dụng thẻ BHYT; thường xuyên là 24,4%. Tỷ lệ không thường xuyên sử dụng BHYT chiếm 36,6% và tỷ lệ rất không thường xuyên sử dụng BHYT và chưa cần sử dụng thẻ BHYT chiếm 2,4%. Mức độ sử dụng thẻ BHYT của người dân càng cao thể hiện sự quan tâm của người dân trong công tác chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Đây là chính sách rất lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe tuy nhiên trong điều kiện ở nước ta việc mua thẻ BHYT là khó việc khám chữa bệnh lại càng khó vì việc khám chữa bệnh tự cá nhân có nhu cầu thì đi khám. Trong luật BHYT nước ta hiện nay hằng năm Bộ y tế có tổ chức ở các trạm y tế xã/ phường được khám sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho đối tượng có thẻ BHYT do nhà nước cấp, đối tượng này chủ yếu là người có công với cách mạng.

52

“Chú tham gia BHYT 10 năm rồi nhưng có đi khám đâu, khoảng 5 tới 7 lần gì đó khi nào người đau thì đi thôi chứ đi khám làm gì cho mất thời gian, chú còn đi làm ăn kinh tế chứ” (Nam, 52 tuổi, người tham gia BHYT tự nguyện xã Hua La).

Ý kiến này phản ánh một thực tế, có người thường xuyên tham gia BHYT nhưng không có nghĩa người dân thường xuyên đi khám chữa bệnh hay kiểm tra sức khỏe. Việc khám sức khỏe hay khám chữa bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người dân. Một trong những lợi ích rất lớn của việc khám chữa bệnh là phát hiện ra bệnh kịp thời và chữa bệnh có hiệu quả điều trị cao. Đồng thời giúp người bệnh phòng bệnh và có chế độ chăm sóc sức khỏe. Chính vì vậy, Bộ y tế khuyến khích người dân 6 tháng 1 lần đi kiểm tra sức khỏe để tránh gặp phải các bệnh hiểm nghèo hay các bệnh khó chữa khác. Tuy nhiên, người dân có thẻ BHYT nhưng vẫn không thường xuyên đi khám chữa bệnh một phần cũng do thời gian, thủ tục khám chữa bệnh mất thời gian.

Phỏng vấn cán bộ y tế cho thấy:

“Mỗi tháng có tầm 100 lượt người tới trạm y tế để khám bẳng thẻ BHYT. Như vậy là bình thường không đông nhưng có tháng người dân khám cũng nhiều, có tháng lên tới 120 người, chúng tôi thấy như thế là người dân đã có cố gắng rồi” (Nữ, 47 tuổi, trạm trưởng trạm y tế xã Hua La)

Việc người dân thường xuyên sử dụng thẻ BHYT cũng phản ánh tính hiệu quả trong công tác chữa bệnh và sự tác động của bên cán bộ tuyên truyền. Với tư cách là người đứng đầu trạm y tế, trạm trưởng cũng thể hiện tính hiệu khả quan trong việc khám chữa bệnh của người dân.

Cùng đối tượng nghiên cứu trên, chị cho biết thêm:

“Ngoài việc người dân khám chữa bệnh ở trạm thì người dân có thể lên trực tiếp tuyến tỉnh khám luôn, cái này do ban đầu họ đăng ký khám ở xã nếu bị bệnh gì nặng thì trạm y tế xã viết giấy giới thiệu lên tỉnh còn ban đầu ai đăng ký khám ở tỉnh thì cứ lên tình khám luôn.

53

Ngoài ra, cũng có 1 số thầy lang trong xóm, người dân có đến khám và bốc thuốc tuy nhiên vì bốc thuốc mất tiền nên ai có thẻ BHYT rồi thì người ta khám theo thẻ BHYT”. (Nữ, 47 tuổi, trạm trưởng trạm y tế xã Hua La)

Theo luật BHYT người dân khi tham gia BHYT có quyền đăng ký nơi khám bệnh ban đầu khi khám chữa bệnh người dân trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu nhưng thông thường chu trình chuyển tuyến sẽ đi từ trạm y tế xã, sau đó xã giới thiệu lên huyện và từ huyện lên tỉnh và tuyến trung ương. Ý kiến trên cũng cho biết, ở địa bàn xã ngoài các trạm y tế, các tuyến huyện, tỉnh thì người dân có thể bốc thuốc ở các thầy lang tuy nhiên vì bốc thuốc mất tiền nên người dân có thẻ BHYT thì đi khám theo thẻ BHYT.

Nghiên cứu định tính cho thấy, đối tượng nào tham gia BHYT chỉ KCB ở xã hoặc tuyến tỉnh chứ người dân không KCB bằng thầy lang vì mất thêm khoản tiền. Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc, việc áp dụng lý thuyết nhu cầu và lý thuyết hành vi lựa chọn cũng cho thấy, người dân có sự tính toán, cân nhắc trong việc tham gia BHYT và KCB bằng BHYT. Đề tài này mở ra hướng nghiên cứu tương lai về đối tượng tham gia BHYT nhưng vẫn KCB bằng thuốc nam, bằng thấy lang hiện nay ở nước ta nói chung.

So sánh kết quả nghiên cứu tại xã Hua La với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu năm 2006, viện chiến lược và chính sách y tế tiến hành cuộc điều tra tình hình sử dụng BHYT, sử dụng dịch vụ y tế và chỉ tiêu y tế tại 2 tỉnh ở Hải Dương và Bắc Giang với tổng số 2394 hộ gia đình được phỏng vấn. Bên cạnh điều tra hộ gia đình khám chữa bệnh bằng BHYT. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Độ bảo phủ của BHYT tại các huyện nghiên cứu dao động từ 40 – 50%. Học sinh, sinh viên là thành phần chủ yếu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, có khoảng 70% nông dân chưa có BHYT, người nghèo chiếm tỷ trọng cao trong tổng số người tham gia BHYT tuy nhiên vẫn còn 20 – 30% hộ nghèo vẫn chưa có điều kiện tham gia bảo hiểm y tế. Đây là một khó khăn đặt ra nhiều thách thức cho các ngành y tế trong công cuộc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân đặc biệt là người dân nghèo

54

nông thôn. Tuy nhiên, cũng thừa nhận kết quả đạt được so với năm 2005, mức độ tham gia bảo hiểm y tế của người dân cao hơn, dịch vụ khám chữa bệnh bằng BHYT cao hơn. Tuy nhiên vấn đề về sơ sở vật chất, thái độ của nhân viên y tế vẫn còn là vấn đề cần phải nâng cao hơn.

Nghiên cứu tại địa bàn Hua La về tình trạng sức khỏe hiện nay với người tham gia BHYT liệu có sự tương đồng nhau hay không? Kết quả tại địa bàn xã Hua La cho thấy:

Bảng 5: Mối liên hệ giữa tình trạng sức khỏe với thẻ BHYT (%) Các loại bệnh Thẻ BHYT (%) Có thẻ (%) Không có thẻ (%) Không có bệnh gì 64,3 68,4 Bệnh mãn tính 26,2 30,8 Bệnh bẩm sinh 2,4 0 Bệnh thông thường 7,1 0,8 Tổng 100 100

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy: trong tổng số người có thẻ BHYT thì tỷ lệ không có bệnh chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 64,3%. Những người tham gia BHYT tại địa bàn nghiên cứu có 7,1% bị bệnh thông thường và 26,2% bị bệnh mãn tính. Tỷ lệ người không có thẻ BHYT bị bệnh mãn tính chiếm 30,8% và không có bệnh gì chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 68,4%.

Để xem xét các số liệu nghiên cứu trên có ý nghĩa thống kê hay không ta có

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân xã Hua La, Thành phố Sơn La (Trang 54)