Tốc độ chưng cất được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm của thể tích nước chưng thu được trong khoảng thời gian 1 giờ. Tốc độ chưng cất càng cao thì thời gian chưng cất sẽ càng ngắn lại và hiệu quả sử dụng thiết bị tăng lên, giảm công lao động. Tuy nhiên, khi tốc độ chưng cất quá cao thì lượng tinh dầu không kịp khuếch tán ra nước và do đó lượng nước chưng cũng tăng lên. Điều đó làm tổn thất nhiều tinh dầu và chi phí hơi nước cho một đơn vị sản phẩm cũng tăng lên.
Tốc độ chưng cất được chúng tôi khảo sát từ CT21 đến CT25. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh dầu được thể hiện ở
bảng 4.7.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tốc độ chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh dầu Tốc độ chưng cất (lít/h) Trọng lượng tinh dầu thu được (g) Hiệu suất thu nhận tinh dầu (%) CT21 3,18 77,49e CT22 3,37 82,12d CT23 3,45 83,98c CT24 3,50 85,37a CT25 3,46 84,23b
(Ghi chú: các số liệu theo cột có các số mũ khác nhau là có giá trị khác nhau có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α = 5%).
Từ kết quả của bảng 4.7 cho thấy khi tốc độ chưng cất tinh dầu thay đổi thì hiệu suất thu nhận cũng như trọng lượng tinh dầu cũng biến đổi. Tuy nhiên tốc độ chưng cất nhỏ hơn CT23 thì hiệu suất thu nhận tinh dầu bị giảm đi do lượng tinh dầu không kịp khuếch tán vào nước và bị tổn thất trong nước chưng. Còn ở CT25 tốc độ chưng cất tinh dầu cũng giảm so với CT24 điều này là do khi tốc độ chưng cất tinh dầu quá cao, khả năng khuếch tán của tinh dầu ra nước sẽ giảm, lượng tinh dầu không kịp khuếch tán sẽ còn sót trong nguyên liệu, vì khi tốc độ chưng cất tăng thì đồng nghĩa thời gian chưng cất sẽ giảm. Như vậy, tốc độ chưng cất thích hợp nhất cho quá trình chưng cất tinh dầu tía tô là CT24 (35 lít/h). Tốc độ này được sử dụng cho các thí nghiệm nghiên cứu tiếp theo.
4.7. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước ngưng đến hiệu suất thu nhận tinh dầu lá tía tô