Việc xác định khối lượng nguyên liệu phù hợp với thiết bị chưng cất là rất cần thiết, nó đảm bảo sao cho có thể sử dụng tối đa thể tích thiết bị mà không ảnh nhiều
đến hiệu suất thu hồi tinh dầu. Chúng tôi tiến hành chưng cất tinh dầu từ lá tía tô với các tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/thể tích thiết bị chưng cất khác nhau từ CT16 đến CT20 và so sánh hiệu suất thu nhận tinh dầu nhằm lựa chọn tỷ lệ nguyên liệu/thể tích thiết bị thích hợp nhất. Kết quả thể hiện ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/thể tích thiết bịđến hiệu suất thu nhận tinh dầu Tỷ lệ khối lượng NL/VTB (kg/l) Trọng lượng tinh dầu thu được (g) Hiệu suất thu nhận tinh dầu (%) CT16 3,42 82,25a CT17 3,40 82,80ab CT18 3,38 82,28cd CT19 3,37 82,12bc CT20 3,32 80,98d
( Ghi chú: NL: nguyên liệu, VTB: thể tích thiết bị
Các số liệu theo cột có các số mũ khác nhau là có giá trị khác nhau có ý nghĩa
Nhìn chung khi ta thay đổi tỉ lệ kích thước nguyên liệu từ CT16 đến CT19 thì hiệu suất thu nhận cũng như trọng lượng tinh dầu thu có sự biến đổi không đáng kể. Qua kết quả khảo sát cho thấy rằng: khi tỷ lệ nguyên liệu/thể tích thiết bị càng nhỏ thì hiệu suất thu nhận tinh dầu càng tăng. Tuy nhiên ở các mức tỷ lệ < CT19 thì hiệu suất thu nhận tinh dầu lại giảm đáng kể. Hiệu suất thu nhận tinh dầu ở CT16 và CT19 thì không có sự chênh lệch nhiều, mặt khác để tận dụng tối đa thể tích thiết bị và hiệu quả
kinh tế trong quá trình sản xuất, vì vậy chúng tôi lựa chọn tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/ thể tích thiết bị chưng cất thích hợp nhất cho quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô
ở CT17 (0,4 kg/l). Công thức này được sử dụng trong các thí nghiệm tiếp theo.
4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh dầu từ lá tía tô