Nguyên liệu sau khi mua vềđược bảo quản ở nơi thoáng mát và ở nhiệt độ bình thường (20 – 350C) theo đúng điều kiện thực tế của sản xuất trong nước. Việc khảo sát
ảnh hưởng của thời gian lưu trữđến quá trình khai thác tinh dầu nhằm có thể xác định thời gian lưu trữ tối đa, thích hợp cho mục đích khai thác và thu nhận tinh dầu.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lưu trữ nguyên liệu đến hiệu suất thu nhận tinh dầu được thể hiện trong bảng 4.3 dưới đây
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ nguyên liệu đến hiệu suất thu nhận tinh dầu Thời gian lưu trữ, h Độẩm (%) Trọng lượng tinh dầu thu được (g) Hiệu suất thu nhận tinh dầu (%) (theo lượng TD trong nguyên liệu
tươi) CT1 82,00 3,35 81,63a CT2 71,33 5,25 80,29b CT3 61,66 6,85 78,39c CT4 54,00 7,63 72,80d CT5 45,66 8,57 69,16e
(Ghi chú: các số liệu theo cột có các số mũ khác nhau là có giá trị khác nhau có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α = 5%).
Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 4.3 cho ta thấy việc khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu trữđến quá trình khai thác tinh dầu rất quan trọng, nhằm có thể xác định thời gian lưu trữ tối đa, thích hợp cho mục đích khai thác và thu nhận tinh dầu. Nhìn chung khi thay đổi thời gian lưu trữ từ CT1 đến CT5 thì hiệu suất thu nhận tinh dầu trong nguyên liệu giảm đi đáng kể. Với thời gian lưu trữ nguyên liệu tương ứng với CT1 là cho hiệu suất là cao nhất 81,63%, rất nhiều người có thể nhầm tưởng rằng khi hiệu suất cao thì lượng tinh dầu thu được nhiều. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi các thông sô nghiên cứu là như nhau. Trong trường hợp này khi tăng dần thời gian lưu trữ
nguyên liệu từ CT1 đến CT5 thì đồng nghĩa với nó là hàm ẩm trong nguyên liệu giảm dần, nếu hàm ẩm quá thấp sẽ gây khó khăn cho quá trình làm nhỏ nguyên liệu sau này, cũng như gây thất thoát tinh dầu trong quá trình làm nhỏ nguyên liệu. Mặc khác nhìn vào bảng 4.3 ta thấy ở CT3 với hàm ẩm là 61,66%, hiệu suất là 78,39% và lượng tinh dầu thu được là 6,85%. Càng tăng thời gian bảo quản thì lượng tinh dầu thu được cũng tăng lên, tuy nhiên khi bảo quản nguyên liệu ở thời gian quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu tía tô sau này do tinh dầu rất dễ bị oxy hóa, sẽ làm biến chất và giá trị cũng giảm đi. Do đó ta chọn CT3 (thời gian lưu trữ là 48h) cho các thí nghiệm tiếp theo.
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô
Các thí nghiệm được tiến hành trên thiết bị chưng cất tinh dầu thực nghiệm thể
tích 10l, ở cùng một điều kiện công nghệ như sau:
- Tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/thể tích thiết bị chưng cất (NL/VTB): 0,30 g/l (khối lượng mẫu cho vào là 3,0 kg)
- Áp suất chưng cất 1,5 atm - Tốc độ chưng cất: 20 lít/h - Nhiệt độ nước ngưng: 30oC - Thời gian chưng cất: 150 phút.
Nguyên liệu được làm nhỏ, rây qua mặt sàng các kích thước khác nhau. Kích thước nguyên liệu được khảo sát lần lượt là CT6; CT7; CT8; CT9; CT10. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.4.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu lá tía tô đến hiệu suất thu nhận tinh dầu Kích thước nguyên liệu lá tía tô, mm Trọng lượng tinh dầu thu được (g) Hiệu suất thu nhận tinh dầu (%) CT6 3,28 79,84b CT7 3,35 81,63a CT8 3,19 77,81c CT9 2,96 72,12d CT10 2,74 66,68e
(Ghi chú: các số liệu theo cột có các số mũ khác nhau là có giá trị khác nhau có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α = 5%).
Dựa vào kết quả phân tích trong bảng 4.4 ta thấy khi thay đổi kích thước nguyên liệu từ CT6 đến CT10 thì hiệu suất thu nhận tinh dầu cũng như trọng lượng
tinh dầu thu được đều có sự biến đổi. Về nguyên tắc khi kích thước của nguyên liệu càng nhỏ thì quá trình thoát tinh dầu ra khỏi nguyên liệu càng nhanh dẫn đến tốc độ và hiệu suất chưng cất tinh dầu càng cao. Tuy nhiên, ở kích thước d ≤ 2 mm, hiệu suất thu nhận tinh dầu lại nhỏ hơn so với nguyên liệu được sử lý ở chế độ 2,0 < d ≤ 4,0 mm. Điều này có thể lý giải là do nguyên liệu khi quá nhỏ, dễ bị thất thoát tinh dầu trong quá trình làm nhỏ. Hơn nữa khi đó, nguyên liệu sẽ bị bết dính làm cho quá trình xâm nhập của hơi nước và khuếch tán tinh dầu gặp khó khăn.
Dựa vào hiệu suất thu nhận, ta dễ dàng lựa chọn kích thước của nguyên liệu thích hợp cho quá trình chưng cất tinh dầu là CT7 (2,0 < d ≤ 4,0). Sự lựa chọn này
được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.
4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất hơi nước đến hiệu suất thu nhận tinh dầu tía tô