Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất hơi nước đến hiệu suất thu nhận tinh dầu được thể hiện dưới trong bảng 4.5 dưới đây.
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của áp suất hơi đến hiệu suất thu nhận tinh dầu Áp suất hơi
nước (atm)
Trọng lượng tinh dầu
thu được (g) Hiệu suất thu nhận tinh dầu (%)
CT11 3,12 76,02d
CT12 3,21 78,30c
CT13 3,28 81,00b
CT14 3,40 82,76a
CT15 3,33 80,98b
(Ghi chú: các số liệu theo cột có các số mũ khác nhau là có giá trị khác nhau có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α = 5%).
Chưng cất tinh dầu có nồi hơi riêng có nhiều ưu điểm, một trong những ưu
điểm lớn so với phương pháp chưng cất trực tiếp là dễ dàng điều chỉnh áp suất và có thểđẩy nhanh tốc độ chưng cất bằng cách tạo áp suất hơi nước cao. Tuy nhiên, nếu áp suất hơi nước quá cao có thể gây ra nhiều biến đổi không mong muốn như sự phân hủy một số thành phần hóa học dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm cũng như hiệu suất thu nhận tinh dầu. Vì vậy, đối với mỗi loại nguyên liệu khác nhau cần tìm được áp
suất hơi nước thích hợp cho hiệu quả chưng cất tinh dầu cao nhất. Qua kết quả trong bảng 4.5 có thể nhận thấy khi tăng dần áp suất hơi nước từ CT11 đến CT15 thì hiệu suất thu nhận tinh dầu cũng như trọng lượng tinh dầu thu được cũng tăng. Tuy nhiên dựa vào kết quả phân tích trong bảng 4.5 ta lựa chọn áp suất hơi nước thích hợp cho quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô là CT14 với hiệu suất đạt 82,77%. Mặt khác, tại áp suất này chất lượng tinh dầu vẫn tốt, mùi vị không bị thay đổi. Nhưng khi áp suất hơi cao hơn 2,0 atm, một số thành phần tinh dầu bắt đầu bị phân huỷ bởi áp suất cao nên tinh dầu có mùi vị lạ, hiệu suất thu nhận tinh dầu giảm xuống. Áp suất hơi CT14 (2 atm) được lựa chọn cho các thí nghiệm tiếp theo.
4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/thể tích thiết bị chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh dầu tía tô