Vai trò người dân trong việc tham gia giám sát, quản lý và sử dụng tà

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã đức long huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 57)

Người dân tham gia giám sát các công trình của thôn xóm trong khuôn khổ kế hoạch đã được xây dựng trước. Quá trình tham gia giám sát được thực hiện do người dân bầu ra ban giám sát và được xã xác nhận. Kết hợp với một số thành viên của xã được phân công xuống giám sát các công trình của thôn, xóm đối với một số công trình yêu cầu kỹ thuật cao thì thuê thêm chuyên gia giám sát từ bên ngoài để đảm bảo chất lượng của các công trình đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra.

Đối với hoạt động làm đường bê tông nông thôn mỗi thôn, xóm tự cử ra ban giám sát. Ban giám sát này tự chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng, giám sát và hướng dẫn thi công công trình cho người dân. Hoạt động này do người dân tự thi công thực hiện nên đã gắn kết tinh thần trách nhiệm của người dân với từng hoạt động của thôn xóm. Từ đó, nâng cao ý thức của người dân về vai trò lãnh đạo và sự đóng góp của Nhà nước.

Sự tham gia giám sát của người dân qua sự tìm hiểu, trao đổi với cán bộ xóm, xã và tổng hợp từ số liệu điều tra số người tham gia giám sát xây dựng các hoạt động được tổng hợp, thể hiện cụ thể qua bảng 4.13:

Bảng 4.13: Ngƣời dân tham gia vào quá trình giám sát xây dựng các hoạt động của xóm

Nội dung Số lƣợng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Người dân tham gia giám sát xây dựng các hoạt động, công trình

Tổng số hộ điều tra 60 100,00 Có tham gia

21 35,00 Không tham gia 39 65,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2015)

Qua bảng số liệu 4.13 ta có thể thấy được rằng số người tham gia giám sát các hoạt động của thôn xóm còn rất ít. Từ tổng hợp số liệu điều tra ta có thể thấy số người không tham gia vào hoạt động giám sát chiếm tỷ lệ lớn 65,00% tổng số hộ điều tra, trong khi đó số người tham gia hoạt động giám sát chỉ có 21 người chiếm 35,00% tổng số hộ điều tra, do người dân chưa quan tâm đến việc giám sát các công trình, các yêu cầu để giám sát được một công trình còn khó đối với người dân vì trình độ hiểu biết của người dân còn thấp, người dân bằng này lâu chỉ quan tâm đến việc đồng ruộng.

Để thực hiện được công việc giám sát, ban giám sát do người dân cử ra được đi học các lớp tập huấn để biết về các yêu cầu, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn của các công trình… biết được một số nghiệp vụ quản lý, giám sát đầu tư, xây dựng cơ bản. Để sau khi học xong khóa tập huấn về kiểm tra, thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện, chất lượng của các công trình.

Tuy nhiên, người dân cũng chưa quan tâm đến việc tham gia giám sát các công trình xây dựng nông thôn mới vì việc cử người tham gia giám sát công trình ít được đem ra bàn bạc chủ yếu là cán bộ xóm tham gia vào ban giám sát luôn. Nhiều

người dân vẫn coi công việc xây dựng nông thôn mới là của Nhà nước, chính quyền, đoàn thể chứ không phải là việc của bản thân họ.

Các công trình sau khi xây dựng xong sẽ được tiến hành nghiệm thu và bàn giao cho người dân sử dụng. Thành phần tham gia nghiệm thu các công trình gồm có: Đại diện UBND xã, đại diện thôn xóm, đại diện người dân và đại diện các bên liên quan, thành phần tham gia nghiệm thu tùy thuộc vào từng hạng mục công trình. Sau khi đã tiến hành nghiệm thu công trình xong thì tiến hành bàn giao cho người dân.

Các công trình sau khi được đưa vào sử dụng thì người dân tự quản lý và bảo dưỡng, nâng cao tuổi thọ các công trình, nếu sau thời gian sử dụng công trình bị hỏng, xuống cấp thì người dân tự duy tu, sửa chữa từ đó làm cho người dân nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của mình đối với các công trình, tài sản chung của thôn, xóm.

4.3. Những thuận lợi, khó khăn của ngƣời dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới

4.3.1. Thuận lợi

- Điều kiện khí hậu và nguồn tài nguyên đất đai của xã thuận lợi cho trồng trọt chăn nuôi phát triển kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, năng động nhiệt tình được người dân tín nhiệm và tin tưởng, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện các công trình phát triển cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện, đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp – ngư nghiệp – thương mại dịch vụ và nâng cao đời sống của người dân.

- Có nguồn lao động khá dồi dào với số lao động là 3956 người, chiếm 67% tổng số dân.

4.3.2. Khó khăn

- Công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng NTM trong xã Đức Long được triển khai mạnh mẽ. Thông qua các hội nghị, các phong trào thi đua xây dựng NTM trong toàn xã như “Chung tay xây dựng nông thôn mới”, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, thi đua làm kinh tế nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh

thần của người dân nông thôn. Đối với cán bộ trong xã thường xuyên cập nhật, đưa thông tin về chương trình xây dựng NTM về cho người dân trong xã họ thực hiện qua các hoạt động như tăng thời lượng phát thanh, viết tin bài tuyên truyền. Các thể loại tuyên truyền được thể hiện rõ ở bảng dưới đây:

Bảng 4.14: Hình thức tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới

Thể loại Số lƣợng Nội dung chính

Tin bài 15 Toàn dân tích cực tham gia xây dựng NTM giàu đẹp, văn minh

Băng zôn 21 Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới

Áp phích 13 Thi đua xây dựng NTM vì mục tiêu: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ

(Nguồn: UBND xã Đức Long, năm 2014)

Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Nội dung thông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đa số mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền về chủ trương, chính sách, các thông tin khác vẫn còn mang tính một chiều, chưa có những chương trình có giá trị lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội; hoạt động của một số đài truyền thanh xã chưa mang lại hiệu quả thiết thực; chế độ chính sách ưu đãi còn nhiều hạn chế; cán bộ làm công tác tuyên truyền còn thiếu hoặc kiêm nhiệm nhiều việc, phải thường xuyên luân chuyển và thay đổi nên chưa có nhiều kinh nghiệm nên hiệu quả mang lại chưa như mong muốn.

- Trong quá trình khảo sát cho thấy người dân rất đồng tình hưởng ứng và ý thức trong quá trình thực hiện xây dựng NTM. Người dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất tại địa phương thông qua việc đóng góp ngày công lao động, đóng góp tiền mặt,… Tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế nhiều người dân chưa thật sự tình nguyện để tham gia đóng góp. Người nghèo được miễn giảm đóng góp tiền, chỉ đóng góp công lao động, họ vẫn trông đợi vào nguồn vốn, sự hỗ trợ của Nhà nước là chính.

- Người dân chưa quan tâm đến vai trò kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các công trình.

- Người dân chưa nhận thấy được vai trò và chưa quen với việc làm chủ trong cộng đồng.

4.4. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao vai trò của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới của xã

4.4.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức của người dân

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu rộng trong nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở thống nhất về nhận thức, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các tổ chức và mỗi cá nhân trong tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch về xây dựng nông thôn mới.

Nội dung thông tin truyền thông về xây dựng nông thôn mới cần được cải thiện theo hướng đa dạng hóa, nâng dần tính hấp dẫn. Tăng cường thông tin tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới, qua đó làm cho nhân dân thấy rõ vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới đồng thời họ chính là người được thụ hưởng thành quả của quá trình xây dựng nông thôn mới.

Song song với việc đổi mới, nâng cao chất luợng nội dung, hình thức các thông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, các cơ quan báo chí, cơ quan thông tin tuyên truyền cần tăng cường thời lượng tuyên truyền về nội dung này trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4.4.2. Huy động nguồn lực từ người dân

Xây dựng nông thôn mới là biện pháp tổng hợp để phát triển nông thôn cần phải là phong trào quần chúng. Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng vai trò quan trọng để việc xây dựng nông thôn mới đi đúng trọng tâm, trọng điểm giải quyết tốt những khó khăn, bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Trên thực tế hiện nay, để thực hiện tốt các hoạt động của chương trình nông thôn mới ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ nhà nước và các tổ chức, còn có sự đóng góp nguồn lực của người dân cả về sức lẫn của. Người dân là người hưởng lợi trực tiếp từ các công trình khi họ nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động thì họ sẽ ủng hộ, đóng góp nhiệt tình hơn. Trong đó, nguồn kinh phí được huy động từ dân gồm 2 nguồn sau:

- Huy động tại chỗ huy động người dân đang sinh sống tại thôn, xóm đóng góp. - Huy động từ bà con ở xa quê đây là thành phần người dân trong thôn, xóm nhưng đi làm ăn ở nơi xa hoặc những người có trình độ thoát ly ra ngoài làm ăn gửi tiền về đóng góp.

Hiện nay, chúng ta cần giúp người dân nhận thức rõ vai trò của mình, cần có ý thức tự lập chủ động được nguồn vốn không ỷ lại, phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Nguồn lực từ dân là động lực để xây dựng thành công chương trình nông thôn mới, người dân không chỉ trực tiếp đóng góp công lao động, tiền mà người dân còn chính là người hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động đó.

Vì vậy, để xây dựng thành công chương trình nông thôn mới cần phải phát huy và huy động nguồn lực của người dân tham gia nhiệt tình, đem lại những kết quả thắng lợi.

4.4.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của người dân

Trong quá trình thực hiện các hoạt động đều có một ban giám sát theo dõi, kiểm tra. Trong đó, gồm có: Đại diện do người dân bầu ra, một số thành viên của xã và một số chuyên gia kỹ thuật thuê từ bên ngoài. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi người dân cần phải có một trình độ nhất định, mà người nông dân xưa nay chỉ quan tâm tới việc cấy cày. Đây chính là một điểm khó thành công của mô hình nông thôn mới, để thay đổi được tình hình này cần quan tâm nâng cao trình độ dân trí của người dân. Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn cho người dân nắm được những điều cơ bản trong xây dựng để người dân tiến hành giám sát đúng quy định. Đồng thời phân tổ giám sát để đảm bảo hoạt động giám sát đạt hiệu quả. Khuyến khích động viên người dân tham gia giám sát để phát huy được vai trò của người dân trong công tác này.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại địa phương tôi đã hoàn thành đề tài “Đánh giá vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã Đức Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”. Trong quá trình nghiên cứu em đã rút ra một số kết luận như sau:

- Về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội: Đức Long là một xã miền núi với diện tích đất tự nhiên lớn, thuận lợi cho việc phát triển, đa dạng hàng hóa các sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt là xã có nguồn lao động dồi dào, cần cù chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn như đất nông nghiệp phân tán, manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, giao thông chưa hoàn chỉnh. Địa bàn xã cách cách xa các khu trung tâm và thị trấn lớn nên gây cản trở cho việc phát triển kinh tế hàng hóa. Năng lực sản xuất, trình độ người dân còn hạn chế, chưa mạnh dạn áp dụng KHKT

- Người dân trong xã đều có sự hiểu biết về chương trình nông thôn mới nhưng chỉ ở mức độ chỉ nghe nhưng chưa thực sự hiểu rõ về chương trình này. Người dân tham gia chương trình nông thôn mới ở các mực độ khác nhau và với những lý do khác nhau. Người dân trong xã đều cho rằng việc xây dựng nông thôn mới là cần thiết, quan trọng phù hợp với nhu cầu của của người dân được người dân ủng hộ.

- Vai trò của người dân trong tham gia xây dựng NTM, người dân trong xã đã phát huy được khả năng để làm nổi bật vai trò của mình trong quá trình xây dựng NTM như: tham gia các lớp tập huấn ứng dụng KHKT trong sản xuất.Người dân đã tham gia đóng góp các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới cả tiền bạc, vật chất và công lao động, đây là nguồn lực để xây dựng thành công chương trình nông thôn mới. Ngoài ra, người dân cũng được tham gia vào các hoạt động giám sát, quản lý, sử dụng bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong

xây dựng nông thôn mới người dân chưa thật sự tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển, tâm lý chờ đợi sự hỗ trợ từ bên ngoài còn phổ biến…

- Xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng hợp có định hướng phát triển lâu dài vì vậy, cần nâng cao hơn vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Để làm được điều này cần có các giải pháp để nâng cao vai trò cho người dân.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với các cấp chính quyền địa phương

- Ban quản lý xã là chủ đầu tư các dự án nội dung xây dựng NTM trên địa bàn xã. UBND tỉnh và UBND huyện có trách nhiệm hướng dẫn và tăng cường cán bộ chuyên môn, giúp ban quản lý xã thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Nhanh chóng hoàn thành đề án xây dựng NTM trên địa bàn xã.

- Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các hoạt động thực thi, các dự án đầu tư trên địa bàn xã.

- Tổ chức họp dân để tuyên truyền phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế chính sách, phương pháp, các quyền lợi, các nghĩa vụ của người dân, cộng đồng thôn trong quátrình xây dựng NTM. Tổ chức các cuộc họp, tập huấn đối với người dân theo đề nghị của các cơ quan tư vấn, tổ chức hỗ trợ nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về phát triển nông thôn.

5.2.2. Đối với người dân

- Đoàn kết giúp đỡ nhau, trau đổi kinh nghiệm sản xuất để có thể hướng tới sự chuyên môn hóa trong sản xuất (đặc biệt là ngành trồng trọt), cùng nhau xây dựng địa phương theo mô hình NTM.

- Luôn học hỏi, trau dồi các kỹ năng và kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi. Học hỏi lẫn nhau từ những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi giỏi, từ các cán bộ khuyến nông, sách báo, ti vi,...

- Cần tham gia xây dựng nông thôn mới một cách nhiệt tình, tham gia đóng

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã đức long huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)