Người dân trong xã có rất nhiều điều kiện để phát triển trồng trọt, chăn nuôi.Nhưng cái khó của người nông dân là kiến thức mà kiến thức nửa vời, thực hành lại ít, áp dụng vào thực tế không đúng nên có khi không áp dụng thỳ không sao, áp dụng lại cho hiệu quả ngược lại. Đây là vấn đề nan giải không chỉ là của người dân xã Đức Long mà của người dân Việt Nam nói chung.
Do đó, để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những khó khăn trên, các ban lãnh đạo đã tiến hành triển khai các lớp tập huấn, chuyển giao về khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho người dân để nâng cao kiến thức cho người dân trong trồng trọt chăn nuôi. Với nhiều hình thức tập huấn khác nhau, linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh những lớp tập huấn đã cung cấp cho người dân những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới, thông tin thị trường, các quy trình kỹ thuật thâm canh sản xuất, chăn nuôi. Qua kết quả điều tra mẫu 60 hộ tôi tổng hợp được kết quả như sau:
Bảng 4.10: Người dân tham gia tập huấn, ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất
STT Lớp tập huấn Số lƣợng( hộ ) Tỷ lệ ( % )
1 Kỹ thuật đưa giống lúa mới vào sản xuất 30 50,00 2 Kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho lợn 28 46,66 3 Kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho gà, vịt 20 33,33 4 Kỹ thuật giám sát thi công công trình xây
dựng cơ bản 15 18,33
Qua bảng 4.10 cho thấy, các lớp tập huấn được đông đảo người dân tham gia, người dân tham gia nhiều nhất vào lớp tập huấn kỹ thuật đưa giống lúa mới vào sản xuất chiếm 50,00% so với tổng số hộ điều tra, lượng hộ tham gia ít nhất là tham gia vào lớp tập huấn kỹ thuật giám sát thi công công trình cơ bản chiếm 18,33% so với tổng số hộ điều tra. Các lớp tập huấn còn lại cũng được người dân tham gia chiếm tỷ lệ khá lớn.
Các lớp tập huấn được triển khai được đông đảo người dân trong xã tham gia, thông qua đó kiến thức và kĩ năng người dân được nâng lên, giúp nâng cao tay nghề, trình độ sản xuất được nâng cao, loại bỏ thói quen lạc hậu, canh tác truyền thống,… chuyển sang theo hình thức khoa học kỹ thuật. Trước đây người dân trong xã chủ yếu trồng trọt, chăn nuôi theo hình thức truyền thống, bán công nghiệp, hiện nay người dân chủ yếu chuyển sang chăn nuôi theo hình thức công nghiệp.
Về trồng trọt, người dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa giống mới vào sản xuất. Hộ trồng trọt hiện nay được thực hiện sản xuất tập trung, nên sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hàng loạt không như trước sản xuất manh mún nhỏ lẻ.
Về chăn nuôi, kỹ thuật nuôi lợn, gà, vịt,… được cải thiện người dân bây giờ chủ yếu là áp dụng chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, các dịch bệnh được người dân phòng tránh kịp thời không gây tổn thất lớn trong chăn nuôi.