Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã đức long huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 37)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Đức Long là một xã nằm ở phía Bắc của huyện Hòa An, cách trung tâm thị trấn Nước Hai khoảng 3km và cách trung tâm thành phố Cao Bằng 23km, địa giới hành chính xã được xác định như sau:

- Phía Đông giáp: Xã Nam Tuấn và xã Bế Triều. - Phía Tây giáp: Xã Trương Lương.

- Phía Nam giáp: Xã Bình Long và Thị trấn Nước Hai. - Phía Bắc giáp: Xã Nam Tuấn và xã Dân Chủ.

4.1.1.2. Địa hình

- Địa hình xã Đức Long được chia làm 2 vùng rõ rệt:

+ Phía Bắc và phía Tây Bắc là vùng đồi núi chiếm 59% diện tích đất tự nhiên của toàn xã có độ cao trung bình 300 - 350m, là vùng đồi núi xen kẽ với các thung lũng nhỏ được hình thành trên các loại đá Spin, sa thạch, và phiến thạch sét, với địa hình này vào mùa mưa đất dễ bị rửa trôi mạnh nên phải trồng rừng để hạn chế rửa trôi.

+ Phía Nam là vùng có địa hình thung lũng bằng chiếm 41% diện tích đất tự nhiên của xã, có độ cao trung bình 200m, nằm dọc theo song Bằng Giang và một phần nằm xen kẽ địa hình đồi núi được hình thành chủ yếu do sự bù đắp phù sa các sông suối của hệ thống sông Bằng Giang, dạng địa hình này thích hợp cho việc trồng các loại cây như lúa, thuốc lá, rau màu.

- Là xã miền núi có nhiều núi đá cao và các đồi cao liên tiếp, lượn sóng, ngoài ra trên địa bàn xã còn có hệ thống sông, suối, ao hồ phân bố tương đối đều và một số ao nằm xen lẫn giứa các khu vực dân cư, cần được lưu giữ như thành phần cảnh quan môi trường quan trọng. Nhưng xã có một số khu vực nằm trong vùng thiên tai gây sạt lở, lũ quét, lũ bùn, đá tại xóm Cốc Phát, Phia Tráng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Đức Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Hướng gió chính là hướng Đông Nam.

Khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khi hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.

- Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 32,1oC (Cao nhất tuyệt đối: +40,5oC thường xảy ra vào tháng 6).

- Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 10,3oC (Thấp tuyệt đối: -1,3oC). - Biên độ giao động trong ngày: 8,4oC.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 6, 7, 8; chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm. Mưa ít nhất trong các tháng 1, 2, 3.

- Lượng mưa trung bình cả năm: 1.400mm. - Độ ẩm thấp nhất: 36%.

- Gió bão: Đức Long so với các khu vực khác ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng vài năm cũng có lốc, mưa đá gây thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Số ngày mưa trung bình năm: 128,3 ngày. - Độ ẩm tương đối trung bình: 81%.

- Độ ẩm cao nhất: 85%.

- Từ yếu tố khí hậu cho thấy Đức Long có điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển mô hình kinh tế nông lâm nghiệp đa dạng, bền vững, thích hợp cho việc canh tác phát triển cây thuốc lá, lúa nước, cây màu các loại, và đẩy mạnh phát triển kinh tế theo mô hình (VAC) trồng trọt, chăn nuôi kết hợp trồng rừng đã giúp người dân xã Đức Long tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo.

4.1.1.4. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất toàn xã theo địa giới hành chính là 2975,28 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 2539,34 ha, chiếm khoảng 85,34%, đất phi nông nghiệp 362,90 ha, chiếm 12,19% bao gồm đất ở là 31,72 ha và đất chuyên dùng 152,96 ha, đất chưa sử dụng 73,04 ha chiếm 2,47%, chủ yếu là đất đồi núi tại xóm Phia Tráng. Đất đai xã Đức Long khá phong phú, đa dạng về chủng loại đặc biệt diện tích đất nông nghiệp lớn thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao, diện tích rừng khá lớn, đây là điều kiện tốt để giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên đất quý giá.

Diện tích đất đai của xã Đức Long được thể hiện ở bảng và hình dưới đây:

Bảng 4.1: Diện tích đất đai của xã Đức Long năm 2014

STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 2975,28 100,00

1 Đất nông nghiệp 2539,34 85,34

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 769,21 30,29 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 694,66 27,35 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 74,55 2,92 1.2 Đất lâm nghiệp 1755,94 69,14 1.2.1 Đất rừng sản xuất 162,79 6,41 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1593,15 62,86 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 14,19 0,56

2 Đất phi nông nghiệp 362,90 12,19

2.1 Đất ở 31,72 8,74

2.2 Đất chuyên dùng 152,96 42,15 2.3 Đất nghĩa trang nghĩa địa 10,00 2,75 2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 168,22 46,35

3 Đất chƣa sử dụng 73,04 2,47

(Nguồn: Ban địa chính xã Đức Long năm 2014)

Cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng trên địa bàn xã Đức Long được thể hiện trên biểu đồ dưới đây:

85,34% 2,47%

12,19%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã đức long huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)