Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã đức long huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 35)

3.3.1.1. Thông tin thứ cấp

- Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan.

- Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã, thu thập từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ internet…

Các tài liệu thu thập được sử dụng phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích tài liệu thực chất là cải biến những thông tin có sẵn trong tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết cho một vấn đề nhất định.

3.3.1.2. Thông tin sơ cấp

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để tiến hành điều tra chọn mẫu cụ thể như sau: trên địa bàn xã có 27 xóm tôi chọn ngẫu nhiên 3 xóm thuộc 3 khu vực địa lý khác nhau gồm các: xóm Nà Niền (thuộc khu vực phía Bắc), xóm Phia Gào (thuộc khu vực phía Nam) và xóm Phai Thin (thuộc khu vực phía Tây) để điều tra bằng phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước cho mục đích nghiên cứu. Trong 3 xóm, mỗi xóm tôi chọn ngẫu nhiên 20 hộ điều tra. Như vậy, tổng số mẫu điều tra là 60 hộ/3 xóm.

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu, đồng thời còn là cơ sở để kiểm tra chéo thông tin.

- Phỏng vấn bán cấu trúc: Là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã đức long huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 35)