Sự hiểu biết của người dân về nông thôn mới

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã đức long huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 50)

Số liệu trong bảng 4.6 cho thấy mức độ hiểu biết của người dân về chương trình nông thôn mới và mức độ trao đổi thông tin với cán bộ xã của người dân về chương trình nông thôn mới. Đây là nội dung quan trọng để đánh giá được mức độ tham gia, sự hiểu biết của người dân, người dân có hiểu biết về chương trình thì mới phát huy được vai trò của mình trong quá trình tham gia xây dựng chương trình nông thôn mới.

Bảng 4.6: Hiểu biết của ngƣời dân về nông thôn mới và mức độ trao đổi thông tin với cán bộ cấp xã

STT Nội dung Đánh giá Số lƣợng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1

Hiểu biết về nông thôn mới

Biết 28 46,67

Mới nghe nhưng chưa

hiểu rõ 32 53,33 Chưa biết 0 0,00 2 Mức độ trao đổi thông tin Thường xuyên 13 21,67 Không thường xuyên 22 36,67

Không 25 41,66

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2015)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy mức độ hiểu biết về chương trình nông thôn mới như sau: Đa số người dân đều đã biết, được nghe về chương trình nông thôn mới, mức độ người dân biết về chương trình nông thôn mới còn thấp có 28/60 phiếu điều tra chiếm 46,67% còn lại chủ yếu là người dân đã được nghe về chương trình nông thôn mới nhưng chưa hiểu rõ về chương trình này là 32/60 phiếu điều tra chiếm 53,33%, trong 60 phiếu điều tra không có người dân nào được hỏi không biết về chương trình nông thôn mới. Người dân biết về các hạng mục công trình nông thôn mới đã và đang xây dựng thuộc chương trình nông thôn mới, số tiêu chí

chương trình nông thôn mới… Người dân đều biết về chương trình nông thôn mới do cán bộ xã đã làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình nông thôn mới đến từng cán bộ thôn, xóm, và các đơn vị cơ sở.

Về mức độ trao đổi thông tin thì người dân còn chưa chủ động trao đổi thông tin với cán bộ trong đó: Mức độ trao đổi thông tin thường xuyên chỉ có 13/60 phiếu chiếm 21,67 %, mức độ trao đổi thông tin không thường xuyên là 22/60 phiếu chiếm 36,67% và không trao đổi thông tin là 25/60 phiếu chiếm 41,66%. Mức độ không trao đổi thông tin vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số phiếu điều tra do người dân mang tâm lý lo ngại gặp cán bộ và người dân cũng chưa thực sự quan tâm đến chương trình nay, mức độ trao đổi thông tin thường xuyên với cán bộ chủ yếu là những cán bộ cấp xóm thường xuyên với lên xã họp hành, giao ban…

Bảng 4.7: Đánh giá của ngƣời dân về sự cần thiết của việc xây dựng nông thôn mới

Chỉ tiêu Số lƣợng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Rất cần thiết 27 45,00

Cần thiết 33 55,00

Không cần thiết 0 0,00

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2015)

Qua bảng số liệu 4.7 ta có thể thấy đánh giá của người dân về sự cần thiết của xây dựng nông thôn mới như sau: Trong 60 hộ được chọn để điều tra thì các hộ đều cho rằng xây dựng nông thôn mới là cần thiết và rất cần thiết, số hộ cho rằng xây dựng nông thôn mới là cần thiết có 33 hộ chiếm 55,00%, số hộ cho rằng xây dựng nông thôn mới là rất cần thiết có 27 hộ, chiếm 45,00% trong 60 hộ được hỏi không có hộ nào cho rằng xây dựng nông thôn mới là không cần thiết. Qua đó, có thể cho thấy rằng nhận thức của người dân về việc xây dựng nông thôn mới là quan trọng phù hợp với nhu cầu của người dân được người dân ủng hộ.

Bảng 4.8: Mƣ́c đô ̣ tƣ̣ nguyê ̣n của ngƣời dân khi tham gia xây dựng nông thôn mới

STT Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ

(%)

1 Tự nguyện hoàn toàn 28 46,66 2 Tham gia cũng được, không

tham gia cũng được 10 16,67 3 Bắt buộc phải tham gia 22 36,67

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2015)

Qua bảng số liệu 4.8 ta có thể thấy sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu đánh giá mức độ tự nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới của người dân không đáng kể. Người dân tham gia xây dựng nông thôn mới tham gia một cách tự nguyện chiếm tỷ lệ là 46,66% bên cạnh đó số hộ tham gia một cách bắt buộc còn khá nhiều, chiếm 36,67%, còn lại 16,67% số hộ cho rằng tham gia cũng được không tham gia cũng được. Những hộ cho rằng tham gia xây dựng nông thôn mới một cách bắt buộc chủ yếu rơi vào những hộ nghèo có điệu kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, hộ thiếu người lao động, một số hộ chưa thực sự quan tâm đến chương trình nông thôn mới nên họ cho rằng tham gia cũng được, không tham gia cũng được, những hộ tham gia chương trình nông thôn mới một cách tự nguyện là những hộ có những hiểu biết về chương trình nông thôn mới, những hộ có trình độ dân trí khá cao, họ thấy rằng xây dựng nông thôn mới là cần thiết để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.9: Lý do ngƣời dân tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới

STT Chỉ tiêu Số lƣợng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Vì sự phát triển chung của thôn xóm 26 43,33 2 Vì mục tiêu cá nhân 14 23,33

3 Được lựa chọn 20 33,34

Qua bảng 4.9 ta có thể thấy trong 60 hộ điều tra các lý do người dân tham gia xây dựng nông thôn mới có sự chênh lệch không đáng kể trong đó đa số người dân tham gia xây dựng nông thôn mới là vì sự phát triển chung của cộng đồng chiếm 43,33% vì họ nhận thấy xây dựng nông thôn mới không chỉ đem lại lợi ích cho riêng cá nhân họ mà còn mạng lại lợi ích cho mọi người trong xóm, làm thay đổi bộ mặt của thôn xóm góp phần nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó số hộ dân tham gia với lý do được lựa chọn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 33,34% cuối cùng, người dân tham gia với lý do vì mục tiêu cá nhân chiếm 23,33%.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã đức long huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 50)