Vai trò của người dân trong đóng góp công lao động để xây dựng các

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã đức long huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 54)

trình nông thôn

Chương trình xây dựng nông thôn mới có đặc điểm là dựa vào nội lực của cộng đồng địa phương là chính. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần làm động lực để phát huy được sự đóng góp của người dân và cộng đồng, nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia các hoạt động phát triển thôn, xóm của họ.

Sự tham gia đóng góp công lao động của người dân vào các hoạt động chung của thôn xóm là cơ sở để đảm bảo sự hoàn thành các công việc của thôn, xóm đã lựa chọn để thực hiện, xây dựng. Đó cũng chính là nền tảng để xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

Người dân đã tích cực tham gia đóng góp công lao động vào các công trình của thôn, xóm như: Vận chuyển vật liệu xây dựng, san nền, giải phóng mặt bằng, trực tiếp xây dựng các công trình... để giảm sự đóng góp về tài chính cho chính người dân tham gia, qua sự tìm hiểu, tham khảo số liệu của xã và tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra, sự tham gia đóng góp công lao động của người dân được thể hiện cụ thể qua bảng 4.11:

Bảng 4.11: Ngƣời dân tham gia lao động xây dựng công trình nông thôn

STT Hoạt động Số ngày công lao động (ngày) Đơn giá (1000đ/ngày) Thành tiền (1000đ) 1 Xây dựng đường giao thông 362 150 54.300

2 Cải tạo, xây dựng

mới kênh mương 156 150 23.400 3 Xây dựng nhà văn

hóa 449 150 67.350

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2015)

Qua bảng số liệu 4.11 có thể thấy được sự đóng góp công lao động của người dân vào xây dựng các công trình nông thôn mới khá lớn, người dân đã tích cực tham gia vào thực hiện các công trình. Ta có thể thấy được số công đóng góp vào xây dựng nhà văn hóa là lớn nhất với 449 công lao động, tính thành tiền là 67,350 triệu đồng, tuy việc xây dựng nhà văn hóa là thuê người xây dựng nhưng số công lao động vẫn lớn vì việc xây dựng nhà văn hóa ở trung tâm xóm do điều kiện địa hình khó khăn, phức tạp cho việc đi lại nên người dân phải tham gia vào việc san nền để lấy mặt bằng thi công công trình, vận chuyển vật liệu xây dựng từ đường vào nơi xây dựng nhà văn hóa. Tiếp đến, là thi công, xây dựng đường giao thông người dân có sự đóng góp công lao động lớn với 362 công, tính thành tiền là 54,300 triệu đồng, việc xây dựng đường bê tông được người dân ủng hộ nhiệt tình vì nó tác động trực tiếp đến việc đi lại của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh hoạt, giao lưu, buôn bán, thuận tiện trong quá trình sản xuất của người dân, làm cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn đặc biệt là những ngày mưa, đường làng, ngõ

xóm không còn bị lầy lội, trơn trượt như trước nữa, một số thôn xóm người dân còn tự khai thác cát, sỏi ở sông để làm vật liệu để xây dựng, thi công đường bê tông của thôn xóm từ đó, giảm được phần nào việc đóng góp tài chính cho người dân địa phương. Cuối cùng, việc xây dựng, cải tạo kênh mương có sự đóng góp công lao động thấp nhất với 156 công, tính thành tiền 23,400 triệu đồng, việc xây dựng kênh mương người dân bị đóng góp công lao động ít nhất do người dân chỉ bị đóng góp công để làm mặt bằng để xây dựng kênh mương còn việc xây dựng thì thuê thợ xây dựng, ngoài ra người dân còn đóng góp công lao động để tu sửa, nạo vét những đoạn kênh mương đã xuống cấp, và những đoạn mương đất chưa được xây dựng.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã đức long huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)